Phân loại tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 40)

* Căn cứ theo sự tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tài sản được chia thành TSCĐ và tài sản lưu động:

gia vào nhiều chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp. TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính.

Theo quy định của nước ta hiện nay, những tài sản thỏa mãn được đồng thời các điều kiện sau đây được coi là TSCĐ:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Tài sản lưu động là đối tượng lao động chỉ dùng được trong một chu kỳ sản xuất bao gồm: tiền, tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản trả trước, và đầu tư ngắn hạn.

1.2.3.3. Quản lý và sử dụng tài sản

Quản lý và sử dụng tài sản bao gồm các phương pháp quản lý, sử dụng tài sản, tiền vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với TSCĐ, trong quá trình hoạt động, giá trị của TSCĐ được chuyển dần vào giá thành sản phẩm thông qua hình thức khấu hao. Do đó việc quản lý và sử dụng TSCĐ cần phải bảo đảm cả 2 mặt: một là bảo đảm cho TSCĐ được toàn vẹn cả về hiện vật lẫn giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng nó; hai là phải tính toán chính xác số khấu hao, đồng thời phân phối và sử dụng quỹ khấu hao để bù đắp lại giá trị hao mòn TSCĐ từ đó thực hiện tái đầu tư TSCĐ.

Đối với tài sản lưu động: do tài sản lưu động trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và đặc điểm rất khác nhau nên cần phải tiến hành quản lý theo từng loại: quản lý hàng tồn kho, quản lý vốn bằng tiền, quản lý các khoản phải thu.

Quản lý hàng tồn kho chính là việc tính toán, theo dõi, xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho đồng thời đảm bảo mức dự trữ hợp lý nhất. Hàng tồn kho nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí dự trữ, ứ đọng vốn và ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ không đủ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, làm gián đoạn và ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

Quản lý vốn bằng tiền là việc: (1) Lập một bản kế hoạch vốn bằng tiền trong ngắn hạn bao gồm: dự toán thu, dự toán chi, xác định mức bội thu hoặc bội chi để tìm ra biện pháp nhằm hướng tới cân bằng đích thực; (2) Kiểm soát các khoản thu và chi theo kế hoạch và theo đúng quy định về hóa đơn chứng từ của nhà nước.

Quản lý các khoản phải thu chủ yếu bao gồm các công việc liên quan đến khoản phải thu khách hàng: xây dựng chính sách bán chịu hợp lý, ra quyết định bán chịu, theo dõi các khoản phải thu để đôn đốc thu hồi công nợ đầy đủ và đúng hạn.

Doanh nghiệp phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản, đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu;… Đối với tài sản thừa thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.

1.2.4. Quản lý doanh thu, chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w