Các hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 77)

6. Kết cấu của luận văn:

3.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Những hạn chế

Một là, sự phát triển theo ngành nghề và lãnh thổ còn bộc lộ các bất cập, mặc dù đã có sự điều chỉnh. Theo đó, đã hạn chế khả năng khai thác các nguồn lực để phát triển của các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh.

Một hai, các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng chiến lược quản trị marketing: Đa số các DNCNNVV chưa có một tầm nhìn dài hạn cho chiến lược này. Mục tiêu của các DN này mang tính nhất thời, nóng vội, chủ yếu tập trung vào các điểm sau: Đánh đồng hoạt động marketing với hoạt động bán hàng. Nhấn mạnh việc thu tóm càng nhiều khách hàng càng tốt hơn là chú trọng phục vụ khách hàng. Vì lợi nhuận mà không quan tâm đến lợi ích của khách hàng một cách đầy đủ. Định giá dựa trên việc tính toán chi phí phải thu hồi hơn là định giá hướng vào khách hàng. Chỉ cần bán sản phẩm hơn là cố gắng hiểu và đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Sử dụng nhiều công cụ chiêu thị một cách riêng rẽ, cô lập hơn là kết hợp hợp lý nhiều công cụ chiêu thị. Như vậy không có gì ngạc nhiên khi các nhà điều hành DNNVV than phiền rằng hoạt động marketing của mình không có hiệu quả. Đó là chưa kể các hành động tiêu cực như lừa dối khách hàng gây mất lòng tin.

Ba là, các doanh nghiệp chưa quan tâm hoàn thiện mạng lưới phân phối của chính mình. So với nhiều công cụ cạnh tranh khác, hệ thống kênh phân phối của các DNNVV ít được quan tâm nhất. Các kênh phân phối thường được tổ chức theo kiểu

trao đổi hơn (bên mua và bên bán chỉ quan hệ với nhau một lần) hoặc tổ chức theo kiểu tự nhiên, không hề có tác động quản lý theo hướng có mục tiêu. Phần lớn các hệ thống kênh phân phối được tổ chức và thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên dựa trên các mối quan hệ có sẵn với các đối tác, không có mục tiêu phân phối rõ ràng hoặc các mục tiêu phân phối không bám sát với mục tiêu chiến lược chung và không đặt trong mối quan hệ tổng thể tác động qua lại với các công cụ sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp. Quá trình thiết kế kênh không tính đến tác động tổng hợp và toàn diện của các yếu tố môi trường, đặt biệt là yếu tố thị trường khách hàng, và yếu tố khác thuộc môi trường vĩ mô. Các kênh phân phối được lập chủ yếu dựa vào điều kiện nội tại của DNCNNVV. Việc tuyển chọn thành viên kênh không được tiến hành một cách bài bản và kỹ lưỡng. Nhiều thành viên kênh được kết nạp mà không có đủ năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực tài chính, khả năng bán hàng, khả năng bao phủ thị trường. Còn tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, lợi dụng sơ hở của nhau để chiếm đoạt tiền, hàng. Người quản lý kênh thường là nhà sản xuất không có năng lực bao quát tổng thể kênh, chỉ quản lý một cấp trực tiếp liền kề sau đó, các cấp khác bị buông trôi. Các công cụ quản lý kênh được sử dụng thiếu căn cứ, không được tính toán chặt chẽ và sử dụng rất ít công cụ như: chiết khấu, giảm giá, khuyến mãi hoặc biện pháp trừng phạt. Những công cụ và biện pháp này chỉ có tác động rất ngắn hạn, không tạo nên sự gắn kết bền vững của toàn bộ kênh và ít có tác dụng động viên, khuyến khích các thành viên. Hệ quả tất yếu là một mối quan hệ giữa các thành viên kênh rất rời rạc, mỗi thành viên chỉ lo lợi ích của bản thân mình dẫn đến tình trạng là giá hàng hóa sau mỗi lần vận động qua một cấp của kênh lại bị đẩy lên cao và khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng thì giá vượt xa dự định ban đầu của nhà sản xuất.

Bốn là, trình độ quản lý và chất lượng lao động của các DNCNNVV còn nhiều bất cập

Sự cạnh tranh khốc liệt của quá trình hội nhập đòi hỏi các chủ DN phải có kiến thức cao, năng lực quản lý giỏi mới có thể thành đạt trong kinh doanh. Mỗi một chủ DN phải biết thu thập, đánh giá các loại thông tin kinh tế, kỹ thuật, biết đề

ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, đúng đắn. Đồng thời chủ DN phải biết quản lý, giám sát, điều khiển công việc của những người lao động làm việc cho mình một cách hợp lý…Trên thực tế đội ngũ chủ DNCNNVV ở Hà Giang cho thấy họ có rất nhiều bất cập so với đòi hỏi của quá trình hội nhập. Một số các chủ doanh nghiệp chỉ có trình độ học vấn trung học cơ sở (40- 45%), một số có trình độ trung học phổ thông, cao đẳng và đại học (35- 40%), còn một bộ phận đáng kể có trình độ tiểu học (10- 15%) thậm chí cá biệt có người chưa đọc thông viết thạo. Chỉ rất ít chủ daonh nghiệp (2- 3%) của các DNCNNVV được đào tạo kiến thức quản lý chính quy, một số (20- 30%) được tập huấn ngắn hạn (dưới 6 tháng), còn đại bộ phận chỉ quản lý DN của mình bằng kinh nghiệm. Đây là một điểm yếu rất lớn và là một khó khăn giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNCNNVV [5]. Tri thức và trình độ tay nghề của người lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các DN. Những người có tri thức, tay nghề cao, kỹ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ tiên tiến, làm ra những sản phẩm đẹp, có chất lượng với năng suất và hiệu quả cao. Đội ngũ lao động hiện có trong các DNCNNVV phần đông có trình độ học vấn thấp: trung học cơ sở 40- 45%; tiểu học và chưa biết chữ 10- 25%; số có trình độ học vấn trung học phổ thông, cao đẳng và đại học 25- 35%. Tình trạng yếu kém còn cao hơn ở các vùng nông thôn, số lao động chưa qua đào tạo bình quân chiếm 60- 70%. Năm 2013, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo chỉ chiếm 22,2% tổng số lao động xã hội, có đến 74% lao động thủ công, 25% lao động cơ khí, 1% tự do. Do trình độ như vậy nên số công nhân có khả năng điều hành, đứng máy trong các dây truyền tự động là cực kỳ khan hiếm, hiệu quả sử dụng thiết bị thấp (chỉ bằng 68- 75% công suất thiết kế). Cán bộ quản lý điều hành các DNCNNVV trình độ hiểu biết về pháp luật quản lý kinh tế còn hạn chế kéo theo nhiều hệ lụy về quản lý tài chính, nhân sự...

Năm là, hầu hết DNCNNVV có quy mô nhỏ, vốn ít, số lượng lao động ít, hoạt đô ̣ng lại phân tán, không đủ năng lực để tham gia ca ̣nh tranh hiê ̣u quả các thi ̣ trường với mức tự do hóa ngày càng gia tăng. Khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, khối lươ ̣ng sản phẩm do các DN CNNVV sản xuất ra còn manh mún , chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong huyê ̣n, trong nước, chưa có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Phần

lớn các DNCNNVV thiếu thông tin về thi ̣ trường đầu tư vào như thi ̣ trường vốn , thị trường nguyên vâ ̣t liê ̣u, thị trường thiết bị công nghệ; thông tin về các chế đô ̣ chính sách và các quy định của nhà nước dẫn tới việc các doanh nghiệp chưa thực sự nắm bắt đươ ̣c những cơ hô ̣i kinh doanh tốt , trình độ hiểu biết , ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao.

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a). Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, môi trường cạnh tranh chưa thật lành mạnh, thủ tục hành chính cải cách chậm. Một số cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu đãi và khuyến khích các DNCNNVV chưa thực sự phát huy hiệu quả so với yêu cầu đề ra. Việc quy hoạch, định hướng cho sự phát triển của các DNCNNVV còn nhiều bất cập.

- Sự yếu kém, chưa đồng bộ của hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuât và xã hội, vai trò có phần mờ nhạt của hiệp hội DNCNNVV của tỉnh... cũng đang là nguyên nhân cản trở sự phát triển của các DNCNNVV ở Hà Giang

b) Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực yếu kém hiện đang là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất cập trong quản lý của các DN như: chưa có biện pháp tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng trong đó phải kể đến việc rất ít các DN tham khảo ý kiến khách hàng qua hội thảo, công bố sản phẩm mới, tổng kết kinh doanh, đây chính là những thông tin rất cần thiết và đáng tin cậy cho các DN khai thác một cách có hiệu quả. Công tác tiếp thị, quảng cáo tiêu thụ chưa được các DN quan tâm đúng mức.

- Công tác nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, mới chỉ biết đến việc thu thập các thông tin về tiêu thụ sản phẩm chưa phục vụ nhiều cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Từ đó, đề xuất ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa các chính sách tiêu thụ sảm phẩm một cách khoa học và có nề nếp.

- Chưa chú trọng đến các hoạt động liên kết kinh tế trong sản xuất, trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trong hỗ trợ nhau đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực…

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020

4.1. Định hƣớng phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Giang.

4.1.1. Định hướng phát triển Hà Giang đến năm 2020

Với mục tiêu tổng quát là “Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tập trung mọi nguồn lực, với quyết tâm chính trị cao để tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng, Nông lâm nghiệp; phấn đấu giá trị tăng thêm của các nhóm ngành, thu nhập bình quân đầu người, thu ngân sách trên địa bàn tăng gấp đôi so với năm 2010; đảm bảo cvhur quyền biên gới Quốc gia, biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Tình hình chính trị, xã hội luôn ổn định, tạo môi trường tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đời sống nhândaan không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Tạo tiền đề vững chắc, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển so với các tỉnh trong khu vực và sớm thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn, kém phát triển. Theo đó một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 cần đạt được là [20]:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm đạt 14,6%, trong đó: +Các ngành dịch vụ tăng 17,5%

+Công nghiệp - Xây dựng tăng 19,5% +Nông lâm nghiệp tăng 5,5%

- Cơ cấu kinh tế:

+Dịch vụ chiếm 39,5% (hiện nay là 38,5%)

+Công nghiệp - xây dựng chiếm 34,1% (hiện nay là 29%) +Nông lâm nghiệp còn 26,4% (hiện nay là 32%)

Bảng 4.1. Dự báo nhu cầu lao động tỉnh đến năm 2020

TT Chỉ tiêu 2010 2015 2020 1 Dân số trong tuổi lao động 347.711 394.751 424.954

2 Thất nghiệp tự nhiên 6954 6013 4275

3 Đi học 17385 20045 21373

4 Nội trợ 27816 36081 42746

5 Khác 17385 20045 21373

6 Lao động trong độ tuổi có

nhu cầu làm việc 246.875 296.063 310.217

- Tỷ trọng so với dân số trong

tuổi lao động 71 75 73

- Tỷ trọng so với tổng dân số 49,10 54,30 57,60

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang

Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng trở lên. Với khẩu hiệu hành động “Quyết tâm không cam chịu đói nghèo; biến khó khăn thành cơ hội phát triển; vì Hà Giang phát triển, hãy làm việc nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn” .

4.1.2. Định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Giang đến năm 2020

Một là, đổi mới trong nhận thức và thống nhất chỉ đạo phát triển DNCNNVV

Vấn đề trước tiên về nhận thức cần làm chính là vấn đề sở hữu gắn với thành phần kinh tế và trách nhiệm của Đảng nói chung, của đảng viên nói riêng trong phát triển DNNVV. Khi vấn đề này chưa làm rõ, “vật cản” cho phát triển DNCNNVV sẽ còn tồn tại trong cả nhận thức, trong tâm lý và trong chỉ đạo thực tiễn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức.

Cần thống nhất và kiên quyết hơn trong việc thực hiện đường lối của Đảng. Thực tiễn cho thấy, nhiều vấn đề về đường lối, chủ trương của Đảng đã nêu trong nghị quyết nhưng chưa được thực hiện một cách kiên quyết và nhất quán. Trong phát triển cũng vậy, nhiều vấn đề đã được định hướng rõ, thống nhất về quan điểm và hỗ trợ phát triển DNNVV, tạo lập môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho phát triển

DNNVV, sửa đổi, sổ sung cơ chế, chính sách, tăng cường quản lý Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng, vai trò các tổ chức quần chúng trong phát triển DNCNNVV.

Hai là, phát triển DNNVV một cách bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội

và môi trường kinh doanh

Để phát triển bền vững về kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các DNNVV phải bám sát quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là phương hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó, xác định chiến lược kinh doanh của DN, nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học - công nghệ. Để phát triển bền vững về mặt xã hội, DNCNNVV phải tuân thủ nghiêm hệ thống luật pháp, giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích với Nhà nước, với người lao động, với bạn hàng. Để phát triển bền vững trong điểu kiện hội nhập, các DNNVV phải tiếp cận ngay với công nghệ tiên tiến trong sản xuất đồng thời đổi mới nhận thức và tư duy kinh tế phù hợp với điều kiện mới.

Ba là, phát triển đội ngũ doanh nhân có kiến thức kinh doanh, năng động,

sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có ý thức tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng cao

Nhìn vào giai đoạn phát triển kinh tế xã hội sau 20 năm đổi mới, các DNCNNVV đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng kinh tế, chấn hưng đất nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang ngày càng đề cao vai trò của đội ngũ doanh nhân, coi doang nghiệp là những chiến sĩ hàng đầu trên mặt trận kinh tế, trong cuộc đấu tranh với đói nghèo và lạc hậu. Chính phủ đang tích cực tạo môi trường bình đẳng, tụ do cạnh tranh, khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có các DNCNNVV phát triển. Các DNCNNVV Việt Nam sẽ được Chính phủ tạo điều kiện tốt nhất để có thể trang bị thêm cho mình những tố chất mang tính thời đại (ngoại ngữ, hiểu biết về luật lệ, tập quán kinh doanh quốc tế, khả năng ứng dụng tin học, tăng cường tham gia các hoạt động của tổ chức hiệp hội kinh doanh…) để đáp ứng tốt hơn trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trong điều kiện mới, đội ngũ doanh nhân này được kỳ vọng trong tương lai không xa sẽ tạo ra được những thay đổi kỳ diệu cho đất nước

4.1.3. Định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Hà Giang đến năm 2020

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng, minh bạch để phát triển nhanh số lượng các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia;

- Tập trung phát triển nhanh các lĩnh vực công nghiệp - thủ công nghiệp có lợi thế của tỉnh: Xây dựng thủ điện vừa và nhỏ, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, hình thành hệ thống sản

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)