Thực trạng và kết quả phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 61)

6. Kết cấu của luận văn:

3.2. Thực trạng và kết quả phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Giang ra đời trên cơ sở thành lập mới từ khi có Luật doanh nghiệp. Ngoài những đặc điểm của các DNCNNVV nói chung, các DNCNNVV Hà Giang còn có một số đặc điểm riêng cần nhấn mạnh, nổi bật là:

Thứ nhất, Các DNCNNVV ở Hà Giang chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh tập trung vào một só ngành nghề như: công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ hải sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ, xây dựng, và dịch vụ.

Thứ hai, cùng với sự chuyển đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần thì các doanh nghiệp ở Hà Giang chủ yếu là các công ty TNHH, công ty cổ phần, DN tư nhân có số lượng lao động bình quân khoảng từ 50-120 lao động/ DN.

Thứ ba, các DNCNNVV Hà Giang hiện nay, hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu từ 30-35 năm so với mức bình quân của thế giới, công nghệ bán tự động, nhiều công đoạn sản xuất chủ yếu là thủ công. Mặt khác, trình độ tay nghề người lao động rất thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các DN trong dài hạn.

Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của các DNCNNVV và sự trợ giúp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh, DNCNNVV tỉnh Hà Giang cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong qua trình phát triển trong những năm qua đặt ra những thuận lợi, khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đặt đặt ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm tạo tiền đề vững chắc, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh trong khu vực; đổi mới về cơ chế chính sách; về môi trường đầu tư phát triển, tạo ra những đột phát về phát triển sản xuất công nghiệp có thế mạnh và hiệu quả

cao của tỉnh; đưa ra các chương trình phát triển công nghiệp thủy điện, khai khoáng và chế biến; chương trình xây dựng và phát triển cửa khẩu biên giới; kinh tế biên mậu và hội nhập kinh tế Quốc tế theo lộ trình của quốc gia.

- Ngành Công nghiệp đã làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh về lĩnh vực Ngành quản lý; chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác QLNN về Công nghiệp trên địa bàn; công tác quy hoạch, kế hoạch, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, hướng dẫn doanh nghiệp… nhiều lĩnh vực quản lý quan trọng đã dần đi vào nề nếp;

- Sự gia tăng về số lượng các DN trong những năm qua đã giải quyết được việc làm cho lao động địa phương và tạo doanh thu góp phần tăng giá trị GDP toàn tỉnh.

* Khó khăn

-Tác động lớn nhất đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại là do tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung;

- Nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại rất hạn chế, lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư xây dựng dự án thủy điện. Thời gian gần đây lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu giảm song vốn ngân hàng khó tới được với Doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân;

- Hà Giang vẫn còn là một tỉnh nghèo, miền núi, điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế chuyển dịch chậm, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư lớn song chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế; giao thông đi lại khó khăn. Do bất lợi về địa lý kinh tế nên việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn thách thức;

- Một số các doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản và xử lý ô nhiễm môi trường;

- Năng lực của các doanh nghiệp trong tỉnh còn yếu. Các doanh nghiệp hầu hết là quy mô nhỏ, chủng loại sản phẩm đơn lẻ, công nghệ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, khi có biến động về giá cả và sức mua sẽ tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tồn tại nhưng không có việc làm dẫn đến việc phải tạm ngừng hoạt động hoặc phá sản.

- Các doanh nghiệp trên địa bàn chưa năng động, sáng tạo, chưa tự tìm tòi ra các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đa số hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nên chưa tự chủ về nguồn vốn mà vẫn phải phụ thuộc vào vốn ngân sách.

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)