6. Kết cấu của luận văn:
3.2.1.1. Sự phát triển các DNCNNVV về số lượng và quy mô doanh nghiệp
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 567 doanh nghiệp, trong đó có 14 công ty Nhà nước và 553 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký kinh doanh và tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề như: Xây dựng cơ bản, thương mại – dịch vụ, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, bảo hiểm, ngân hàng… Trong đó 294 doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, chiếm 63,17% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; gần 60 doanh nghiệp trong giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề khai thác, chế biến và xuất, nhập khẩu khoáng sản; 101 doanh nghiệp tham gia hoạt động lĩnh vực thương mại dịch vụ và nhà hàng, chiếm 21% và có 28 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm và kinh doanh khác. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta thời gian qua, có thể khẳng định: Nhìn chung các DNNN và các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Năm 20014, tổng doanh thu các DNNN là 555.167 triệu đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều Doanh nghiệp có doanh thu cao như Công ty Sổ xố kiến thiết tăng 97%, Công ty Cổ phần Xây dựng số I tăng 50%, Ngân hàng Đầu tư tăng 356%. Số công ty kinh doanh có lãi cũng tăng so với năm 2013, tổng lợi nhuận của tất cả các công ty trên địa bàn tỉnh sản xuất, kinh doanh có lãi ròng là 20 tỷ 349,5 triệu đồng. Thông qua hoạt động của mình, trong năm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước số tiền 27 tỷ 682,52 triệu đồng tiền thuế, trong đó các công ty Trung ương nộp 17 tỷ 379,46 triệu đồng, các công ty địa phương nộp 10 tỷ 249,05 triệu đồng. Có thể nhận định với những kết quả đã đạt được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các
doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã khẳng định vai trò nòng cốt của mình trong hoạt động của hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong những năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chuyển hướng sản xuất, kinh doanh sang một số ngành nghề mới, mạnh dạn đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để đầu tư vào một số lĩnh vực như chế biến chè gồm các công ty TNHH Hùng Cường, Yên Bình và Xí nghiệp chế biến NLS Phương Nam; sản xuất giấy đế xuất khẩu, sản xuất bột giấy gồm các công ty TNHH Thủy Linh, Công ty Cổ phần Hải Hà; lĩnh vực thủy điện có các Công ty Cổ phần Nậm Mu, Công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng Sơn Vũ, Công ty Cổ phần Thủy điện Thái An; lĩnh vực khai thác khoáng sản có các Công ty Cổ phần Cơ khí & khai thác khoáng sản, Công ty Công nghệ tài nguyên và môi trường Hoàng Bách, Công ty TNHH Phả Lại, Công ty TNHH Giang Sơn; lĩnh vực đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Linh kiện, lắp ráp các sản phẩm cơ khí điện tử, điện lạnh, lắp ráp máy móc công cụ ô tô, xe máy có Công ty Cổ phần cơ điện Hà Giang, Công ty TNHH Trường Thanh; lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch, dịch vụ có các Công ty TNHH Sơn Hải, Huy Hoàn, Thùy Dung, Nhung Nga; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có các Công ty TNHH Nam Phúc, Lương Xuân An… Đặc biệt, thời gian gần đây một số doanh nghiệp đã chuyển hướng sang trồng rừng như các công ty TNHH Ba Đình, Nhất Sơn, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Nông Lâm Nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng kiện toàn lại bộ máy quản lý, đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng địa bàn tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, một số doanh nghiệp còn năng động vươn ra xuất khẩu trên địa bàn quốc tế, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh như Công ty Cổ phần cơ khí và khai thác khoáng sản, Công ty TNHH thương mại Hùng Cường, Xí nghiệp chế biến nông - lâm sản Phương Nam… vì vậy nhiều doanh nghiệp kinh doanh khá hiệu quả, tạo được nhiều việc làm ổn định cho người lao động với mức thu nhập từ 900 ngàn đến 3 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp quy mô nhỏ, năng lực tài
chính chưa đủ mạnh, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực XDCB, cơ bản các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này phải vay vốn ngân hàng để đầu tư vào các công trình được nhận thầu thi công, khi ngân sách của tỉnh chưa bố trí thanh quyết toán được thì nợ ngân hàng nói chung, nợ quá hạn nói riêng của các doanh nghiệp ngày càng phát sinh.
Nhìn qua bảng 3.1 chúng ta có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp của tỉnh Hà Giang phát triển khá nhanh năm 2011 số lượng doanh nghiệp thành lập là 241 đến năm 2014 là 567 doanh nghiệp được thành lập. Trong đó loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển khá nhanh từ 46 doanh nghiệp được thành lập năm 2011 lên đến 119 doanh nghiệp năm 2014. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3.1. Số lượng các DNNVV thành lập theo loại hình (2011 - 2014)
Chỉ Tiêu 2011 2012 2013 2014 Số DN thành lập 241 311 468 567 Công ty cổ phần 20 29 44 60 Công ty TNHH từ 2TV trở lên 137 190 255 307 Công ty TNHH 1 TV 38 40 50 45 DN tư nhân 46 52 119 155
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang 3.2.1.2. Sự phát triển các DNCNNVV theo ngành nghề và địa bàn hoạt động
DNNVV Hà Giang hoạt động đa dạng về ngành nghề, chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực xây dựng, bao gồm cả tư vấn (43,83%); lĩnh vực thương mại và dịch vụ (16,48%); công nghiệp khai thác, chế biến (13,74%); Các lĩnh vực khác thường chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ.
Bảng 3.2. Cơ cấu DNCNNVV phân theo lĩnh vực hoạt động (%)
STT Lĩnh vực hoạt động 2011 2012 2013 2014
1 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản 0,40 0,63 2,10 2,09
2 Công nghiệp khai thác mỏ 3,64 5,68 7,13 7,83
3 Công nghiệp chế biến 14,17 13,56 13,84 13,74
4 SX và PP điện, khí đốt, nước 0,81 0,95 1,26 1,39
5 Xây dựng 51,82 48,26 44,23 43,83
6 Thương nghiệp và SC xe có động cơ, SC đồ
dùng gia đình 14,98 15,77 16,98 15,83
7 Khách sạn và nhà hàng 1,21 0,95 1,05 1,04
8 Vận tải, kho bãi và Thông tin liên lạc 7,29 7,26 6,50 7,48
9 Tài chính, tín dụng 1,62 1,26 1,26 1,04
10 Hoạt động KH và CN 3,24 5,05 5,03 5,04
11 Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0,81 0,63 0,42 0,35
12 Lĩnh vực khác 0,00 0,00 0,21 0,35
13 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang
Trong giai đoạn 2011- 2014 thì doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vùa hoạt động trong linh vực xây dựng mặc dù tỷ trọng có xu thế giảm xuống, tu nhiên vân chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số doanh nghiệp ở Hà Giang. Trong khi đó trong linh vực nông –lâm nghiệp Hà Giang có lợi thế thì thì tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn khá khiêm tốn chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Trong khi đó công nghiệp khai thác mỏ có xu hướng tăng lên.
3.2.1.3. Thu hút lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn
Chất lượng lao động ngày càng tăng, lao động qua đào tạo năm 2014 đạt 36,3%, trong đó trình độ cao đẳng và đại học chiếm trên 14%. Năm 2011 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thu hút được 11.068 người chiếm gần 90% so với các loại hình doanh nghiệp khác, năm 2014 đã tăng lên 24.416 ngườ. Do Hà Giang là tỉnh miền núi, vùng cao nên việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều hạn chế. Nên việc thu hút lao động vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất ít, chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ.
Bảng 3.3. Lao động của các DNNVV tỉnh
TT Loại hình Năm
2011 2012 2013 2014
1 Doanh nghiệp có vốn Nhà nước 1079 1514 1656 1408
2 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 11068 13796 21673 24416
3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - - 8
Cộng 12.147 15.310 23.329 25.832
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang
Trong khi đó, số lượng lớn lao động giản đơn đặt gánh nặng giải quyết việc làm lên các cơ quan chức năng. Hơn nữa, việc cung lớn hơn cầu đối với lao động giản đơn đang đẩy tiền công có xu hướng ngày càng thấp và lợi thế luôn thuộc về chủ sử dụng lao động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao là đào tạo chưa gắn với thực tế. Nói cách khác, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự gắn kết, hầu hết lao động được đào tạo sau khi tốt nghiệp tay nghề còn non yếu, khả năng đáp ứng yêu cầu chung của đại bộ phận các DN còn rất ít.
3.2.1.4. Về trình độ công nghệ trong các DNCNNVV
Cũng giống như tình trạng của cả nước, ở Hà Giang hiện nay DNCNNVV chiếm khoảng trên 98% tổng số doanh nghiệp nhưng hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới đa số là công nghệ của những năm 80 của thập kỷ trước. Đa phần doanh nghiệp lựa chọn giải pháp mua lại thiết bị đã sử dụng khi còn khoảng 50% - 90% giá trị về mặt kỹ thuật. Cá biệt có những doanh nghiệp mua lại thiết bị và công nghệ khi giá trị kỹ thuật chỉ còn dưới 50%. Cũng chính vì thế mà nhiều dây chuyền sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tuổi đời rất cao.Năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ cũng rất hạn chế, chỉ có 0.1% doanh thu hàng năm được dành cho đổi mới công nghệ thiết bị và 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa không có chiến lược đầu tư cho khoa học công nghệ. Trong khi đó ở Châu Âu người ta thường dành 3-4% GDP để đầu tư đổi mới công nghệ còn các chuyên gia của Thái Lan và Singapore cho rằng việc đổi mới công nghệ cần phải biết đi tắt đón đầu và không nên rập khuân theo cách làm của một quốc gia khác.
Các chuyên gia cho rằng, có 2 luồng chuyển giao công nghệ chính vào nước ta hiện nay: hoặc là qua hình thức liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc mang tính thương mại thuần túy thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường. Song luồng thứ hai chiếm tỷ lệ rất ít; còn luồng thứ nhất tuy chiếm tới 90% số hợp đồng chuyển giao, nhưng trong đó cũng có không ít những hợp đồng có trình độ công nghệ không cao, mà chủ yếu là khai thác nhân công giá rẻ và trốn tránh các tiêu chuẩn về môi trường ở chính quốc.
Có thể nói sự lạc hậu về công nghệ chính là thủ phạm của tình trạng làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm thấp và mẫu mã chậm đổi mới làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà khoa học cho biết, để sản xuất 1m3 bia, các nhà máy của Việt Nam phải tốn từ 10-20m3 nước, 200-285 kWh điện, trong khi công nghệ tốt nhất được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á hiện thời là 4-6 m3 nước và 120 kwh điện. Nguyên nhân của tình trạng công nghệ lạc hậu như trên một phần là do thiếu vốn nên các doanh nghiệp không có lực để đâu tư đổi mới công nghệ hoặc nhập công nghệ mới, tuy nhiên một phần cũng còn do nhiều doanh nghiệpchưa chú ý đến việc mua sắm trang thiết bị, trang bị những dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân lực chưa tương xứng với thiết bị, việc sử dụng thông tin trong các hoạt động quản lý và sản xuất của DN còn nhiều hạn chế.
Để góp phần thúc đẩy và phát triển việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa về phương diện quản lý nhà nước: phải có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ lập một số dự án thí điểm chuyển giao công nghệ cho một số doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực ngành nghề khác nhau tạo ra hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tiên tiến là động lực cho công cuộc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp khác.
3.2.1.5. Đóng góp của DNCNNVV vào giá trị sản xuất, thu ngân sách trên địa bàn
Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Toàn bộ các Doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa (cả Nhà nước cũng như ngoài quốc doanh) tạo ra khoảng 60% giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng năm. Trong đó, bộ phận Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tạo ra 40% giá trị sản lượng công nghiệp.
Bảng 3.4. Đóng góp của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực Công nghiệp ở tỉnh Hà Giang
Nội dung Đvt 2010 2011 2012 2013 2014
- Số lượng cơ sở sản xuất lĩnh vực Công
nghiệp
DN 3.241 3.326 3.673 3.882 3.912
- Giá trị sản xuất lĩnh vực Công nghiệp
Triệu đồng 366.358 535.633 717.462 631.165 724.073 Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 - Tổng số trong tỉnh tỉ đồng 4.320,5 5..261,2 6.667,9 8.353,2 10.111,9 Trong đó kinh tế
ngoài nhà nước tỉ đồng 3.021,9 3.715,2 4.764,9 5.875,4 7.123,1 Tỷ lệ kinh tế ngoài
nhà nước trong tổng giá trị sản xuất
% 69,94 70,62 71,46 70,34 70,44
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang
Căn cứ những con số nêu trên cho thấy sự phát triển về quy mô và giá trị của các Doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp tăng rất nhanh về số lượng và giá trị SXCN. Việc tăng trưởng về quy mô như vậy hoàn toàn phù hợp với chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước và định hướng phát triển của tỉnh.
3.2.2. Các biện pháp đã thực hiện để phát triển các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang Hà Giang
3.2.2.1. Công tác xây dựng và thực hiên định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển DNCNNVV triển DNCNNVV
Nghị quyết: 14 NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã khẳng định kinh tế tư nhân là bộ phận kinh tế “phát triển rộng
khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước”.
Trong thời gian qua thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, DNCNNVV tỉnh Hà Giang (gồm: DNNN, Công ty cổ phần, DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn) đã có những bước phát triển vượt bậc. Đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của huyện nhà, huy động các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cùng với các thành phần kinh tế khác sự phát triển của DNCNNVV sẽ góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và DN, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển thị trường vốn, thị trường bất động sản, khoa học công nghệ… Vì vậy DNCNNVV Hà Giang đóng một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy DNCNNVV cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư