6. Kết cấu của luận văn:
3.2.1.4. Về trình độ công nghệ trong các DNCNNVV
Cũng giống như tình trạng của cả nước, ở Hà Giang hiện nay DNCNNVV chiếm khoảng trên 98% tổng số doanh nghiệp nhưng hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới đa số là công nghệ của những năm 80 của thập kỷ trước. Đa phần doanh nghiệp lựa chọn giải pháp mua lại thiết bị đã sử dụng khi còn khoảng 50% - 90% giá trị về mặt kỹ thuật. Cá biệt có những doanh nghiệp mua lại thiết bị và công nghệ khi giá trị kỹ thuật chỉ còn dưới 50%. Cũng chính vì thế mà nhiều dây chuyền sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tuổi đời rất cao.Năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ cũng rất hạn chế, chỉ có 0.1% doanh thu hàng năm được dành cho đổi mới công nghệ thiết bị và 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa không có chiến lược đầu tư cho khoa học công nghệ. Trong khi đó ở Châu Âu người ta thường dành 3-4% GDP để đầu tư đổi mới công nghệ còn các chuyên gia của Thái Lan và Singapore cho rằng việc đổi mới công nghệ cần phải biết đi tắt đón đầu và không nên rập khuân theo cách làm của một quốc gia khác.
Các chuyên gia cho rằng, có 2 luồng chuyển giao công nghệ chính vào nước ta hiện nay: hoặc là qua hình thức liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc mang tính thương mại thuần túy thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường. Song luồng thứ hai chiếm tỷ lệ rất ít; còn luồng thứ nhất tuy chiếm tới 90% số hợp đồng chuyển giao, nhưng trong đó cũng có không ít những hợp đồng có trình độ công nghệ không cao, mà chủ yếu là khai thác nhân công giá rẻ và trốn tránh các tiêu chuẩn về môi trường ở chính quốc.
Có thể nói sự lạc hậu về công nghệ chính là thủ phạm của tình trạng làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm thấp và mẫu mã chậm đổi mới làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà khoa học cho biết, để sản xuất 1m3 bia, các nhà máy của Việt Nam phải tốn từ 10-20m3 nước, 200-285 kWh điện, trong khi công nghệ tốt nhất được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á hiện thời là 4-6 m3 nước và 120 kwh điện. Nguyên nhân của tình trạng công nghệ lạc hậu như trên một phần là do thiếu vốn nên các doanh nghiệp không có lực để đâu tư đổi mới công nghệ hoặc nhập công nghệ mới, tuy nhiên một phần cũng còn do nhiều doanh nghiệpchưa chú ý đến việc mua sắm trang thiết bị, trang bị những dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân lực chưa tương xứng với thiết bị, việc sử dụng thông tin trong các hoạt động quản lý và sản xuất của DN còn nhiều hạn chế.
Để góp phần thúc đẩy và phát triển việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa về phương diện quản lý nhà nước: phải có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ lập một số dự án thí điểm chuyển giao công nghệ cho một số doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực ngành nghề khác nhau tạo ra hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tiên tiến là động lực cho công cuộc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp khác.