6. Kết cấu của luận văn:
1.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ năng lực, tay nghề và phong
cách làm việc cho đội ngũ lao động trong các DNCNNVV
Để có thể tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả, các DNCNNVV phải liện tục cải tổ chính mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh. Đó là con đường tất yếu mà mỗi DN đều phải đi để có thể tồn tại và phát triển. Để làm được điều này các DNCNVVN phải dựa vào các nguồn nội lực của mình là chính trong đó có nguồn nhân lực, một trong những nguồn lực được xem là có giá trị và có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của các DNCNNVV ở nước ta hiện nay. Đội ngũ lao động chính là những người sẽ nắm bắt khoa học kỹ thuật, điều khiển máy móc thiết bị và là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm cho DN. Để tại ra một sản phẩm đẹp, có chất lượng, có tính cạnh tranh cao trên thị trường thì trình độ quản lý, kỹ năng tay nghề của người lao
động là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, quá trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là một quá trình có tính quy luật trong tiến trình phát triển kinh tế nước ta nói chung và các DNCNNVV nói riêng. Việc tạo ra một nguồn nhân lực ổn định, có trình độ, tay nghề cao phù hợp với chiến lược phát triển của DN và đáp ứng được phong cách làm việc mới thời công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công hay thất bại của DN trên thị trường.
Để có được nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nhà nước và các DNCNNVV phải coi trọng việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Nhà nước phải hướng tới việc đào tạo ra một cơ cấu nhân sự đồng bộ bao gồm các lĩnh vực khoa học kinh tế tự nhiên, khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật. Việc xây dựng nguồn nhân lực cho DNCNNVV phải tiến hành với quy mô và tốc độ thích hợp đáp ứng được yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình đào tạo cần phải gắn với điều kiện thực tiễn của đất nước, của các DN để đảm bảo cho nguồn nhân lực đã được đào tạo có đủ khả năng làm việc trong môi trường kinh tế năng động của thời kỳ hội nhập.