6. Kết cấu của luận văn:
1.2.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động của các DNCNNVV
Có thể chia làm hai thời kỳ chính để nghiên cứu về loại hình DNCNNVV. Thời kỳ thứ nhất là những năm 1986 trở về trước và thời kỳ sau năm 1986. Ở thời kỳ thứ nhất loại hình DNCNNVV nhìn chung chưa phát triển mạnh, chủ yếu tồn tại và phát triển ở hai loại hình DN là HTX và DNNN, còn mang nặng tính chất hoạt động của thời kỳ kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp. Ở thời kỳ thứ hai, nhìn chung do chính sách cởi mở hơn về kinh tế của Đảng và Nhà nước, do sự thúc ép cấp bách về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động: Tăng trưởng lao động tự nhiên hàng năm dư thừa lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp, DNNN trải qua giai đoạn cũng cố sắp xếp lại. Do đó DNCNNVV chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng, ở các ngành, lĩnh vực kinh tế và các vùng lãnh thổ, đóng góp rất quan trọng và việc thu hút nguồn lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động và là động lực tăng trưởng nền kinh tế
Điều đó cũng xuất phát từ nguyên nhân là hệ thống luật pháp còn có nhũng hạn chế, bất cập, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với các DN. Những năm trước đây; để làm thủ tục cho ra đời một DN thì người dân và cơ quan cấp phép đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian, có khi đến hàng năm trời mới hoàn chỉnh được các thủ tục pháp lý cho DN hoạt động. Mặt khác, do sự kém hiểu biết về pháp luật của các DN; sự nhận thức chưa đầy đủ của một số bộ phận cán bộ làm công tác tham mưu về thể chế luật pháp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cơ quan an ninh kinh tế, toà án…. đã dẫn đến ở một số nơi vẫn diễn ra tình trạng “hình sự hoá kinh tế”. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho sự hoạt động của các DN. Có thể gọi là kìm hãm sự phát triển sự hoạt động của các DN. Chính vì
vậy, các chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thực sự thúc đẩy, tạo điều kiện để các DN phát huy hết sức mạnh của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, nhận thức rõ tầm quan trọng của các DN, đặc biệt là các DNCNNVV. Đảng và Nhà nước ta đã tạo nhiều điều kiện về mọi mặt để thúc đẩy sự phát triển của các DN. Đặc biệt là các chủ trương của Đảng về phát triển DN đã được Nhà nước; Quốc hội, Chính phủ cụ thể hoá bằng các luật, nghị định, thông tư. Kể từ ngày luật đầu tư, luật DN, luật thương mại, luật dân sự… ra đời đã tạo ra một bước tiến nhảy vọt về nhận thức của các chủ thể kinh tế và các nhà quản lý kinh tế không những về chất mà còn thay đổi cả về lượng trong việc đánh giá, nhìn nhận về tầm quan trọng của các DN, cũng như sự điều chỉnh về chính sách của các cơ quan quan lý nhà nước về kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, công tác cải cách các thủ tục hành chính để hành lang pháp luật thông thoáng hơn, tạo mọi điều kiện để các DN phát huy hết mọi khả năng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống một bộ phận lớn người lao động. Bởi vì, hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước tác động tới toàn bộ mọi mặt trong đời sống xã hội, trong đó có sự hình thành và phát triển của các DNCNNVV. Chúng hoặc là tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là gây khó khăn cản trở đối với sự ra đời, hoạt động và phát triển của các DNCNNVV trong những năm đổi mới, hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến khu vực ngoài quốc doanh (trong đó các DNNVV là chủ yếu) đã được hình thành và đổi mới từng bước. với những kết quả tích cực. Chúng đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành và phát triển khá mạnh mẽ đối với các DNCNNVV. Đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu đồng bộ, nhất quán và kém hoàn thiện. Chúng vẫn chưa tạo ra môi trường hoạt đông thông thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình DN, chưa khuyến khích các DN hoạt đông sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và tuân theo pháp luật, đặc biệt là các chính sách đất đai, thuế khoá, tín dụng và xuất nhập khẩu ... Điều đó đòi hỏi phải có sự đổi mới, hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của các DNCNNVV.
Chính phủ đã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng bằng các Nghị định, quyết định cụ thể như:
Nghị định của Chính phủ Số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển DNNVV .
Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Số 27/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2003 Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật DN, khuyến khích phát triển DNNVV . Nghị định của Chính phủ số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2004 Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV giai đoạn 2004 - 2008. Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV...