Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết giữa DNCNNVV với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 41)

6. Kết cấu của luận văn:

1.2.1.4. Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết giữa DNCNNVV với các doanh nghiệp

trong và ngoài nước.

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã được C.Mác và Ph.Ăngghen tiên đoán trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đối với Việt Nam, các Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: toàn cầu hóa là xu thế khách quan, vừa thúc đẩy vừa lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy, vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển như Việt Nam để bảo về lợi ích của mình. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới với sự tham gia đa dạng của mỗi quốc gia là đã chứng minh tính hiệu quả của toàn cầu hóa cả trong lý thuyết lẫm thực tế.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển như ngày nay, thị trường thế giới đã có những bước phát triển mới về quy mô, cơ cấu, phương thức và cơ chế vận hành… Nếu như trước đây, thị trường thế giới chủ yếu là lưu thông

hàng hóa giữa các quốc gia thì ngày nay bên cạnh việc trao đổi hàng hóa, trao đổi dịch vụ, chuyển giao công nghệ, lưu thông tiền tệ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trên thị trường thế giới. Phương thức thương mại quốc tế ngày càng phong phú, các quan hệ kinh tế thế giới ngày càng đa dạng diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau: toàn cầu và khu vực, đa phương và song phương…

1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Giang

1.2.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động của các DNCNNVV

Có thể chia làm hai thời kỳ chính để nghiên cứu về loại hình DNCNNVV. Thời kỳ thứ nhất là những năm 1986 trở về trước và thời kỳ sau năm 1986. Ở thời kỳ thứ nhất loại hình DNCNNVV nhìn chung chưa phát triển mạnh, chủ yếu tồn tại và phát triển ở hai loại hình DN là HTX và DNNN, còn mang nặng tính chất hoạt động của thời kỳ kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp. Ở thời kỳ thứ hai, nhìn chung do chính sách cởi mở hơn về kinh tế của Đảng và Nhà nước, do sự thúc ép cấp bách về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động: Tăng trưởng lao động tự nhiên hàng năm dư thừa lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp, DNNN trải qua giai đoạn cũng cố sắp xếp lại. Do đó DNCNNVV chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng, ở các ngành, lĩnh vực kinh tế và các vùng lãnh thổ, đóng góp rất quan trọng và việc thu hút nguồn lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động và là động lực tăng trưởng nền kinh tế

Điều đó cũng xuất phát từ nguyên nhân là hệ thống luật pháp còn có nhũng hạn chế, bất cập, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với các DN. Những năm trước đây; để làm thủ tục cho ra đời một DN thì người dân và cơ quan cấp phép đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian, có khi đến hàng năm trời mới hoàn chỉnh được các thủ tục pháp lý cho DN hoạt động. Mặt khác, do sự kém hiểu biết về pháp luật của các DN; sự nhận thức chưa đầy đủ của một số bộ phận cán bộ làm công tác tham mưu về thể chế luật pháp, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, cơ quan an ninh kinh tế, toà án…. đã dẫn đến ở một số nơi vẫn diễn ra tình trạng “hình sự hoá kinh tế”. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho sự hoạt động của các DN. Có thể gọi là kìm hãm sự phát triển sự hoạt động của các DN. Chính vì

vậy, các chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thực sự thúc đẩy, tạo điều kiện để các DN phát huy hết sức mạnh của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong những năm gần đây, nhận thức rõ tầm quan trọng của các DN, đặc biệt là các DNCNNVV. Đảng và Nhà nước ta đã tạo nhiều điều kiện về mọi mặt để thúc đẩy sự phát triển của các DN. Đặc biệt là các chủ trương của Đảng về phát triển DN đã được Nhà nước; Quốc hội, Chính phủ cụ thể hoá bằng các luật, nghị định, thông tư. Kể từ ngày luật đầu tư, luật DN, luật thương mại, luật dân sự… ra đời đã tạo ra một bước tiến nhảy vọt về nhận thức của các chủ thể kinh tế và các nhà quản lý kinh tế không những về chất mà còn thay đổi cả về lượng trong việc đánh giá, nhìn nhận về tầm quan trọng của các DN, cũng như sự điều chỉnh về chính sách của các cơ quan quan lý nhà nước về kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, công tác cải cách các thủ tục hành chính để hành lang pháp luật thông thoáng hơn, tạo mọi điều kiện để các DN phát huy hết mọi khả năng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống một bộ phận lớn người lao động. Bởi vì, hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước tác động tới toàn bộ mọi mặt trong đời sống xã hội, trong đó có sự hình thành và phát triển của các DNCNNVV. Chúng hoặc là tạo điều kiện thuận lợi, hoặc là gây khó khăn cản trở đối với sự ra đời, hoạt động và phát triển của các DNCNNVV trong những năm đổi mới, hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến khu vực ngoài quốc doanh (trong đó các DNNVV là chủ yếu) đã được hình thành và đổi mới từng bước. với những kết quả tích cực. Chúng đã tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy sự hình thành và phát triển khá mạnh mẽ đối với các DNCNNVV. Đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, hệ thống chính sách và pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu đồng bộ, nhất quán và kém hoàn thiện. Chúng vẫn chưa tạo ra môi trường hoạt đông thông thoáng và bình đẳng cho mọi loại hình DN, chưa khuyến khích các DN hoạt đông sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và tuân theo pháp luật, đặc biệt là các chính sách đất đai, thuế khoá, tín dụng và xuất nhập khẩu ... Điều đó đòi hỏi phải có sự đổi mới, hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước để tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành và phát triển của các DNCNNVV.

Chính phủ đã cụ thể hoá các chủ trương của Đảng bằng các Nghị định, quyết định cụ thể như:

Nghị định của Chính phủ Số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển DNNVV .

Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Số 27/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2003 Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật DN, khuyến khích phát triển DNNVV . Nghị định của Chính phủ số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2004 Phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV giai đoạn 2004 - 2008. Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV...

1.2.2.2. Về các nhân tố nội bộ doanh nghiệp

* Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính của DN: So với DN lớn như DNNN,

thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại của DNNVV tư nhân là rất hạn chế. Tỷ trọng DNNVV tư nhân được các ngân hàng cho vay vốn chỉ chiếm có 62,5% tổng số DNNVV tư nhân điều tra, trong khi đó 100% các DNNN điều tra có qui mô vốn lớn đều được vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, xét về qui mô các khoản vay, mức vay bình quân cho một DNNN điều tra lớn hơn gần 10 lần mức vay bình quân của một DN tư nhân[10]. Ngoài các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, tại VN còn có các quỹ tín dụng Nhà nước

cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DN thuộc diện ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư và ngành nghề kinh doanh. Nguồn vốn vay của DN lớn nhận tín dụng ưu đãi gồm cả vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nay là Ngân hàng Phát triển VN và cả vay từ các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn vay ưu đãi và vay thương mại của các DN lớn (nhóm DN nhận tín dụng ưu đãi) cao hơn hơn các DN nhỏ (DN không được nhận tín dụng ưu đãi) cả về qui mô vay và tỷ trọng nguồn vốn vay trong tổng vốn hoạt động. Tóm lại, các DNNVV VN gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn tài chính so với các DN lớn, chủ yếu là DNNN, khó khăn không chỉ tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi cho các DN thuộc ngành nghề được nhận tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp, mà còn khó khăn trong cả tiếp cận tín dụng thương mại.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn

thị trường mục tiêu: Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các DN: Theo số liệu

của Tổng cục Thống kê, có 16% số DN tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% số DN còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ chưa đầy 10% số DN là thường xuyên thăm thị trường nước ngoài, chủ yếu là những DN lớn, DN Nhà nước, 42% số DN thỉnh thoảng mới có cuộc đì thăm thị trường nước ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước. Các DN nhỏ và các DN tư nhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài hầu như không có[29].

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều DN đã phải chịu thua lỗ lớn và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí.

Hoạt động nghiên cứu thị trường của các DN chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các DN còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Đa số các DN trên cơ sở thông tin thu thập được, họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các DN kinh doanh thụ động, không chắc chắn.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý và điều hành: Theo kết quả điều tra, có

40,6% DN đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý là 48,4%, tiết kiệm các chi phí gây lãng phí 73,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9000 sẽ giúp cho DN chủ động trong việc xây dựng qui trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia và đào tạo để ứng dụng ISO có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu tư để cải tiến quản lý. Có 32,0% DN đã quản lý DN theo tiêu chuẩn ISO[29].

Thứ tư, tăng cường chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Đối với hầu

hết các DN trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường.

Thứ năm, nâng cao trình độ công nghệ: Trong những năm qua, nhiều DN đã

có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều DN các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.

* Chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thứ nhất, Chiến lược sản phẩm của các DN. Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các DN Việt Nam đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Thứ hai, Chiến lược phân phối của các DN. Do các DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu đã làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều DN vẫn áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối dùng.

Thứ ba, Chiến lược truyền tin và xúc tiên hỗn hợp của các DN.

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của các DN còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều DN mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về DN.

* Trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực

Về trình độ quản lý trước hết phải kể đến trình độ và năng lực của chủ DN và các cán bộ quản lý. Đây thường là khâu yếu của các DNNVV so với các DN khác. Tuy vậy, yếu tố này lại có tác động lớn đến các chủ trương, định hướng phát triển; đến hiệu quả hoạt động và đến năng lực hoạt động và ứng phó của các DN này trên thị trường ; đến hoạt động liên kết kinh tế để phát huy thế mạnh và cùng phát triển của các loại hình DN trên địa bàn…

Liên kết kinh tế là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, là sự hợp tác của hai hay nhiều bên và trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, liên kết kinh tế đang ngày càng trở thành nhu cầu bức xúc, xuất hiện ở mọi mặt của đời

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)