Kiến nghị đối với Ngân hàngTMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương – Chi Nhánh Nguyễn Chí Thanh (Trang 45)

- Thứ sá u:

3.3.4Kiến nghị đối với Ngân hàngTMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh

Thanh

- Do chi nhánh mới đi vào hoạt động nờn cần thúc đẩy các chiến lược Maketing ngân hàng , xây dựng chiến lược tiếp thị hình ảnh ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn chi nhánh, nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa rủi ro. Việc kiểm tra kiểm soát không chỉ thực hiện trong lĩnh vực tín dụng mà trong tất cả các lĩnh vực.

- Mở rộng tín dụng đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó chú trọng những ngành nghề, lĩnh vực như sản xuất, thương nghiệp……

- Đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ cho từng loại đối tượng khách hàng. Hiện nay, hoạt động cho thuê tài chính và bảo lãnh chưa được ngân hàng triển khai, chủ yếu cấp tín dụng dưới hình thức cho vay.

KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu

Với mục tiêu giúp Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh nhận diện và hạn chế rủi ro tín dụng hiệu quả nhất khóa luận đã tìm hiểu và đưa ra các lý thuyết cơ bản phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn. Khóa luận đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chung, từ đó có thể giúp ngân hàngTMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh liên hệ trực tiếp đến thực tế tại đơn vị để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy các ảnh hưởng tích cực giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

Với những số liệu thực tế có được, khóa luận đã đi vào phân tích cụ thể tình hình cho vay trung dài hạn cũng như thực tế rủi ro tín dụng tại ngân hàngTMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh. Qua đó cho thấy được những vấn đề trong việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn cũng như những thành tựu mà ngân hàngTMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh. Phần cuối cùng, khóa luận đã đưa ra 10 hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn tại ngân hàngTMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh. Từ những hướng giải quyết mà khóa luận đã đưa ra, mong rằng ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh có thể lựa chọn cho mình những hướng giải quyết phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng trung, dài hạn cũng như góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và giảm thiểu thiệt hại mà rủi ro gây ra.

2. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã cố gắng đầu tư nhưng do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, khóa luậnkhông thể tránh khỏi những thiếu xót. Khóa luậnchưa đề cập, phân tích các tình huống thực tế xảy ra tại ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh để điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ đó có biện pháp xử lý cụ thể. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các đơn vị có liên quan đến ngân hàng (VD: các chi nhánh cùng hệ thống, phòng kiểm soát rủi ro tại hội sở chính, các cơ quan chức năng,…) trong việc hạn chế rủi ro cũng như xử lý thiệt hại cũng chưa được đề cập trong khóa luận.

Những khóa luận sau này nếu viết về đề tài tương tự ở trên thì đưa ra các tình huống cụ thể để phân tích, từ đó có thể cho thấy điểm mạnh điểm yếu của đơn vị liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương – Chi Nhánh Nguyễn Chí Thanh (Trang 45)