Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng đã áp dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương – Chi Nhánh Nguyễn Chí Thanh (Trang 32)

Để quản trị rủi ro tín dụng thì các Ngân hàng thương mại nói chung có nhiều biện pháp quản trị rủi ro tín dụng. Nhưng do các điều kiện thực tế, Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh đã áp dụng các biện pháp sau:

Cho vay thêm.

Trường hợp áp dụng: Phương án/dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn do thiếu vốn, ảnh hưởng đến việc thu nợ và ngân hàng xét thấy nếu dừng cho vay thì không thể thu được nợ cũ, nếu cho vay thêm thì khách hàng có thể khắc phục được khó khăn, đảm bảo không những thu hồi được nợ mới mà còn thu hồi được 1 phần hoặc toàn bộ nợ cũ. Việc cho vay thêm phải thực hiện theo đúng cơ chế tín dụng hiện

- Phải thẩm định khách hàng và phương án/dự án rất kỹ lưỡng đảm bảo các điều kiện về nguyên tắc cấp tín dụng theo quy chế hiện hành của Ngân hàngTMCP Đại Dương.

- Phương án/dự án vay vốn phải khả thi và đảm bảo thu hồi gốc và lãi cho vay. Trong tờ trình thẩm định cần nêu phương án trả nợ cụ thể, có tính khả thi đồng thời phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng lợi dụng cho vay đảo nợ để che dấu nợ xấu tiềm ẩn.

Bổ sung Tài sản bảo đảm.

- Việc bổ sung Tài sản bảo đảm phải được thực hiện khi khoản vay có biểu hiện bất ổn, nguồn thu không rõ ràng, giá trị TSBĐ có khả năng bán thấp hơn dư nợ vay. Việc thực hiện bổ sung các biện pháp bảo đảm này phải được quy định thành văn bản thoả thuận và là một phần bổ sung cho Hợp đồng tín dụng hiện hành.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Trường hợp áp dụng: khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng và các thoả thuận bổ sung do nguyên nhân khách quan, có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được ngân hàng cấp tín dụng đánh giá tài sản, công nợ đảm bảo cân đối với dư nợ và khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian đề nghị cơ cấu lại thì có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Khoanh nợ.

- Trường hợp áp dụng: đối với một số khoản nợ vay do nguyên nhân khách quan dẫn tới khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, được Ngân hàng TMCP Đại Dương có văn bản hướng dẫn thì chi nhánh rà soát, lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ theo đúng đối tượng.

- Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh chỉ được thực hiện khoanh nợ khi có thông báo khoanh nợ bằng văn bản của Ngân hàngTMCP Đại Dương.

Nếu CBTD xác minh những lý do xin gia hạn của khách hàng không hợp lý hoặc nếu gia hạn thì khách hàng vẫn không có khả năng trả được nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám sát nguồn để thu nợ.

Khi khoản nợ phải chuyển nợ quá hạn, CBTD và lãnh đạo phòng Khách hàng cần: - Phối hợp với Phòng kế toán để có biện pháp trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ khi có số dư, hoặc lập uỷ nhiệm nhờ thu qua các tổ chức tín dụng mà khách hàng mở tài khoản.

- Yêu cầu người bảo lãnh trả thay.

- Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của pháp luật để thu nợ. - Thực hiện các biện pháp khác để thu nợ.

- Việc chuyển nợ quá hạn được thực hiện như sau:

+ Đến thời điểm trả nợ gốc và/hoặc lãi đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng hoặc từng giấy nhận nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, không đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc có đề nghị nhưng không được ngân hàng cấp tín dụng chấp thuận thì Ngân hàngTMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của Hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

+ Đối với trường hợp khách hàng có khả năng chậm trả lãi vốn vay một số ngày làm việc so với kỳ hạn trả lãi đã thoả thuận, Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh cần thực hiện các biện pháp:

+ Hướng dẫn cho khách hàng vay biết và thực hiện thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng về chuyển nợ quá hạn;

+ Chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ lãi đúng hạn;

+ Có thể xem xét định kỳ thu lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh trên cơ sở khách hàng có văn bản đề nghị.

Trường hợp áp dụng:

- Khi đến hạn mà bên bảo đảm (bên cầm cố, bên thế chấp, bên bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp tín dụng trong Hợp đồng tín dụng.

- Trường hợp bên bảo đảm vi phạm cam kết trong Hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm thì các nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn.

- Các trường hợp khác do Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh và bên bảo đảm thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

Giảm miễn lãi.

Trường hợp áp dụng: Khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ lãi vay ngân hàng và đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế GML hiện hành của Hội đồng quản trị NHCTVN.

Bán nợ.

Trường hợp áp dụng: Các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng không có khả năng thu hoặc có thể thu nhưng cần thời gian dài và/hoặc giá trị thu được dự kiến thấp hơn giá bán nợ.

Khởi kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trường hợp áp dụng: Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh khởi kiện ra Toà án trong trường hợp quyền chủ nợ và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh bị xâm phạm:

+ Khách hàng có nợ xấu, nợ được xử lý hạch toán ngoại bảng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Nguyễn Chí Thanh được xác định có nguồn trả nợ (nguồn từ tài sản bảo đảm và các nguồn khác) nhưng cố tình chây ỳ, không hợp tác trả nợ ngân hàng.

+ Khách hàng không nhận nợ với ngân hàng; khách hàng có dấu hiệu lừa đảo; bỏ trốn; cá nhân bị chết hoặc mất tích còn tài sản nhưng người có nghĩa vụ liên quan không hợp tác trả nợ ngân hàng.

+ Khách hàng có nhiều chủ nợ tranh chấp tài sản, nguồn thu.

- Trong quá trình thực hiện Chi nhánh lưu ý: cần rà soát hồ sơ tín dụng, cân nhắc khả năng thu nợ từ biện pháp khởi kiện, có văn bản của Tổng Giám đốc uỷ quyền cho Người có thẩm quyền tại Chi nhánh thực hiện khởi kiện.

Đề nghị phá sản doanh nghiệp.

Trường hợp áp dụng:

- Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không còn khả năng phục hồi. - Đã áp dụng các biện pháp xử lý nhưng không thu hồi được nợ.

Đề nghị Nhà nước, Chính phủ cấp nguồn xử lý hoặc xoá nợ.

Trường hợp áp dụng: Căn cứ vào đối tượng vay vốn và chỉ đạo chấp thuận của Chính phủ và Thống đốc NHNN về hỗ trợ nguồn xử lý nợ ra ngoại bảng hoặc xoá nợ cho một hoặc một số đối tượng khách hàng có dư nợ tại ngân hàng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Dương sẽ có hướng dẫn cụ thể các chi nhánh rà soát đối tượng, lập hồ sơ nợ vay trình Ngân hàng TMCP Đại Dươngxử lý.

Xử lý rủi ro.

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc Ngân hàng hạch toán chuyển những khoản rủi ro được thông báo từ nội bảng ra ngoại bảng. Việc sử dụng dự phòng được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng TMCP Đại Dươngtừng thời kỳ.

Các biện pháp khác

Tuỳ tình hình cụ thể của khách hàng, từng khoản nợ Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp khác như nhận tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ, chỉ định đại diện Ngân hàng tham giaquản lý doanh nghiệp … theo chức năng, nhiệm vụ hoặc khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung, dài hạn của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương – Chi Nhánh Nguyễn Chí Thanh (Trang 32)