Sochu, Hà Nội
2.2.2.1.Thực trạng định mức lao động của nhân viên bàn tại nhà hàng Sochu,Hà Nội
Phương pháp định mức lao động được nhà hàng áp dụng phổ biến nhất là phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp tương tự. Kết quả của sự kết hợp 2 phương pháp trên là bảng định mức công việc được thể hiện ở bảng sau
Bảng 2.4. Định mức lao động của bộ phận bàn tại Nhà hàng Sochu 59 Láng Hạ năm 2014
STT CHỨC DANH ĐỊNH MỨC
LAO ĐỘNG
1 Trưởng tầng 60 khách/ người/ ca 2 Tổ trưởng 40 khách/ người/ ca 3 Nhân viên bàn 20 khách/ người/ ca
Qua bảng 2.4 ta thấy định mức lao động của nhân viên bộ phận bàn tại nhà hàng được đánh giá là khá cao so với 1 số nhà hàng khác. Cơ sở đánh giá là thông tin phản hồi của nhân viên kết hợp với sự so sánh định mức ở các vị trí này của nhà hàng còn cao hơn rất nhiều so với một số nhà hàng khác cùng lĩnh vực. Theo số liệu thống kê thì nhân viên xin nghỉ việc do sức khoẻ chiếm tỷ lệ cao hơn vào chính vụ so với nhân viên xin nghỉ việc vì các lý do khác. Việc đưa ra định mức trên nhà quản lý cần căn cứ chủ yếu vào đặc điểm nghề nghiệp để đưa ra định mức công việc cụ thể cho từng đối tượng nhân viên.
Định mức này cũng cần được điều chỉnh khi nhà hàng đông khách và vắng khách. Khi nhà hàng đông khách nhân viên thường xuyên làm việc với hiệu suất tối đa khi ấy đối với 1 nhân viên bàn có thể làm việc trên mức định mức 20 khách/ người/ ca.
Ngược lại vào những thời điểm nhà hàng vắng khách 1 nhân viên bàn có thể chỉ làm việc ở mức 15 – 16 khách/ người/ ca.
2.2.2.2. Thực trạng tổ chức lao động và công việc của nhân viên bàn Nhà hàng Sochu