Các chỉ tiêu khai thác ôtô khách

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải (Trang 26)

C. Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề cần giải quyết của đề tài

1.1.4. Các chỉ tiêu khai thác ôtô khách

1.1.4.1. Hệ số sử dụng ngày xe

Theo Đ.T.N.Điệp, N.T.T.Vi, C.K.Linh, N.V. Điệp (2003)[10]. Hệ số ngày xe tốt ( T)là tỷ lệ giữa tổng số ngày xe tốt ( ADT) với tổng số ngày xe có ( ADC); hệ số ngày xe tốt sử dụng để đánh giá tình trạng sẵn sàng hoạt động của xe. Hệ số ngày xe tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của DN, vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiện.

Hệ số ngày xe tốt ( T) là tỷ lệ giữa tổng số ngày xe tốt ( ADT) với tổng số ngày xe có ( ADC); hệ số ngày xe tốt sử dụng để đánh giá tình trạng sẵn sàng hoạt động của xe. Hệ số ngày xe tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của

DN, vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiện.

Hệ số ngày xe vận doanh là tỷ số giữa ngày xe làm việc ADVD với ngày xe có trong kỳ ADC; hệ số này dùng để đánh giá mức độ sử dụng xe của DNVT

Ở mức độ cao hơn, còn sử dụng hệ số giờ xe làm việc v bằng tỷ số giữa tổng số giờ xe làm việc thực tế trên đƣờng với tổng số giờ xe theo kế hoạch:

1.1.4.2. Hệ số sử dụng trọng tải (ghế ngồi) của ô tô

Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh t đƣợc xác định bằng tỷ số giữa số hành khách thực tế mà xe chở đƣợc với số ghế ngồi theo thiết kế của phƣơng tiện. Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh có thể tính cho một hoặc cho nhiều chuyến. Khi lập kế hoạch hoạt động của phƣơng tiện có thể xác định hệ số sử dụng trọng tải tĩnh bình quân theo cơ cấu luồng hành khách.

Hệ số sử dụng trọng tải động đ: các chuyến xe có khoảng cách vận chuyển lch khác nhau, vì vậy để đánh giá mức độ sử dụng ghế ngồi trong khai thác ô tô khách, ta sử dụng hệ số sử dụng trọng tải động, là tỷ lệ giữa sản lƣợng luân chuyển thực tế (Ptt) và sản lƣợng luân chuyển tính theo số ghế theo thiết kế.

1.1.4.3. Quãng đường và hệ số thay đổi hành khách

Chiều dài của tuyến (chiều dài hành trình) LM đƣợc tính bằng khoảng cách từ điểm đầu của hành trình đến điểm cuối của hành trình vận chuyển hành khách.

Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách LHK: với VTHK thông thƣờng các chuyến đi không thực hiện từ điểm đầu đến cuối hành trình. Đối với các tuyến VTHK cự ly đi lại của hành khách khác nhau cho nên chỉ tính đƣợc giá trị bình quân của chuyến đi của hành khách. Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách luôn nhỏ hơn chiều dài của tuyến, đặc biệt là đối với VTHK bằng xe buýt trong thành phố.

Hệ số thay đổi hành khách ( hk) : do chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách nhỏ hơn chiều dài của tuyến cho nên có sự thay đổi của hành khách trên tuyến. Để đánh giá sự thay đổi này bằng hệ số thay đổi hành khách.

Quãng đƣờng xe chạy ngày đêm (Lngđ): đối với PTVT ô tô do tính chất hoạt động liên tục, để đánh giá đƣợc khả năng vận chuyển của xe trong ngày ngƣời ta dùng chỉ tiêu quãng đƣờng xe chạy trong một ngày đêm. Chỉ tiêu này đối với các loại

hình vận tải có các giá trị khác nhau. Quãng đƣờng xe chạy ngày đêm thƣờng đƣợc tính thông qua vận tốc khai thác và thời gian hoạt động của xe trong ngày.

1.1.4.4. Chỉ tiêu tốc độ

Trong hoạt động VTHK bằng ô tô, có nhiều loại tốc độ khác nhau, gồm:

Tốc độ thiết kế: tốc độ của PTVT do nhà thiết kế chế tạo đề ra và chỉ đạt đƣợc trong những điều kiện nhất định. Thông thƣờng tốc độ kết cấu là tốc độ lớn nhất trong bảng đồng hồ đo tốc độ của PTVT.

Tốc độ giới hạn cho phép: tốc độ đƣợc sử dụng trong quá trình vận hành của PTVT. Tốc độ này phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện thực tế trong quá trình hoạt động của PTVT. Bao gồm các điều kiện: Mật độ giao thông trên đƣờng, độ bằng phẳng của đƣờng, chiều rộng mặt đƣờng, mức độ điều khiển giao thông trên đƣờng, tình hình giao thông trên đƣờng, …. Thông thƣờng tốc độ này thấp hơn rất nhiều so với tốc độ kết cấu.

Tốc độ kỹ thuật VT: tốc độ của phƣơng tiện trong quá trình hoạt động, đƣợc xác định bằng tỷ số giữa quãng đƣờng xe chạy (Lchg) và thời gian xe lăn bánh. (Tlb). Tốc độ kỹ thuật của phƣơng tiện phụ thuộc vào: chất lƣợng PTVT, chất lƣợng đƣờng sá, chiều rộng mặt đƣờng, độ bằng phẳng của đƣờng, mật độ giao thông trên đƣờng, trình độ của ngƣời lái xe... . Tốc độ này chỉ xác định trong khi PTVT lăn bánh.

Tốc độ lữ hành: tốc độ lữ hành xác định tốc độ từ khi PTVT bắt đầu đến khi kết thúc quá trình. Tốc độ lữ hành của phƣơng tiện ngoài phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tốc độ kỹ thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ sử dụng các phƣơng thức điều khiển giao thông trên đƣờng, số lƣợng điểm đỗ dọc đƣờng, thời gian đỗ tại các điểm đỗ dọc đƣờng...

Tốc độ khai thác VT: tốc độ khai thác là tốc độ cho cả quá trình hoạt động của

PTVT. Tốc độ khai thác ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố trên còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Thời gian phƣơng tiện dừng ở các điểm đầu cuối cho đón trả khách và các tác nghiệp khác.

1.1.2.5. Năng suất của phương tiện vận tải

Năng suất của phƣơng tiện vận tải là số lƣợng sản phẩm vận tải đƣợc tạo ra trong một đơn vị thời gian. Đối với một PTVT, có các loại năng suất sau: năng suất giờ, năng suất ngày, năng suất tháng, năng suất năm: theo Đ.T.N.Điệp, N.T.T.Vi, C.K.Linh, N.V. Điệp (2003)[10].

Năng suất của một đơn vị trọng tải: để so sánh hai loại xe có trọng tải khác nhau, ngƣời ta sử dụng công thức tính năng suất cho một ghế xe, năng suất tính cho một ghế đƣợc tính bằng cách lấy năng suất chia cho trọng tải thiết kế.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)