Tình hình kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải (Trang 63)

C. Khoảng trống nghiên cứu và xác định vấn đề cần giải quyết của đề tài

2.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, những cải cách mạnh mẽ về thể chế và kinh tế trong gần 30 năm qua đã đem lại cho Việt Nam những thành tựu đáng trân trọng. Môi trƣờng kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam có tính cạnh tranh cao và năng động kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển, với nhiều hình thức sở hữu, trong đó kinh tế Nhà nƣớc và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam có những bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc nhƣng quy mô còn nhỏ bé so với nhiều nƣớc trong khu vực.

Sau khi gia nhập WTO (tháng 1 năm 2007) và ký kết Hiệp định thƣơng mại tự do FTA, đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, theo công bố của Tổng cục thống kê năm 2009: 5,3% năm; năm 2010: 6,5% năm; năm 2011: 5,89%; năm 2012: 5,03%; năm 2013: 5,42%. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cả nƣớc tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trƣởng nhƣ vậy là hợp lý.

Tuy nhiên việc gia nhập WTO, ASEAN, APEC... đã bộc lộ nhiều hạn chế mang tính cơ cấu hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, đó là năng lực thể chế, chất lƣợng

nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng...., chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế còn thấp, chủ yếu dựa vào đầu tƣ, đầu tƣ nƣớc ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao; kinh tế phát triển theo chiều rộng là chủ yếu; nhiều sản phẩm, nguyên vật liệu, công nghệ...còn phụ thuộc bên ngoài. Vai trò “tự chủ" trong nhiều lĩnh vực còn yếu kém. Năng lực cạnh tranh quốc gia, DN, hàng hoá còn thấp... . Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trƣờng sống và bảo đảm quốc phòng – an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Những vấn đề nêu trên đều thể hiện cấu trúc nền kinh tế của Việt Nam chƣa đạt tới độ hợp lý, hoàn thiện và tiên tiến. Vì vậy, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học để có sự đổi mới cần thiết.

Nhìn chung, cùng với việc xây dựng các luật, các thể chế thị trƣờng ở Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc hình thành, và đang trong giai đoạn cơ chế cũ tập trung bao cấp dần đƣợc xóa bỏ, tạo đƣợc môi trƣờng kinh tế thị trƣờng có tính cạnh tranh và năng động. Thế nhƣng đây mới chỉ là thời kỳ trải nghiệm những thách thức quan trọng nhất của cơ chế thị trƣờng và toàn cầu hóa vẫn ở phía trƣớc. Việt Nam tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ những biến động của kinh tế thế giới. Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc xây dựng một chiến lƣợc SXKD có ý nghĩa rất lớn đối với DN.

Một phần của tài liệu LUẬN án TIẾN sĩ chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)