Quy trình phân tắch tài chắnh doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Sơn (Trang 28)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1.Quy trình phân tắch tài chắnh doanh nghiệp

1.2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị phân tắch

Đây là một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tắch hoạt động tài chắnh. Công tác chuẩn bị bao gồm việc xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tắch và thu thập, xử lý tài liệu phân tắch.

Kế hoạch phân tắch phải xác định rõ mục tiêu phân tắch hay đối tượng sử dụng kết quản phân tắch, từ đó có thể khoanh vùng nội dung phân tắch (toàn bộ hoạt động tài chắnh hay chỉ một số vấn đề cụ thể), phạm vi phân tắch (toàn đơn vị hay một vài bộ phận), thời gian tiến hành phân tắch (kể cả thời gian chuẩn bị), phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và xác định hình thức hội nghị phân tắch (Ban giám đốc hay toàn thể người lao động). Đặc biệt, trong kế hoạch phân tắch phải xác định rõ loại hình phân tắch được lựa chọn. Tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, có thể kể ra một số loại hình phân tắch chủ yếu sau:

Dựa vào phạm vi phân tắch, phân tắch tài chắnh được chia thành phân tắch toàn bộ (phân tắch toàn diện) và phân tắch bộ phận (phân tắch chuyên đề). Phân tắch toàn bộ là việc phân tắch toàn bộ hoạt động tài chắnh trên tất

cả các khắa cạnh nhằm làm rõ các mặt của hoạt động tài chắnh trong mối quan hệ nhân quả giữa chúng cũng như dưới tác động của các nguyên nhân, nhân tố bên ngoài. Phân tắch bộ phận hay là phân tắch chuyên đề là việc tập trung vào một hay một vài khắa cạnh cụ thể, trong phạm vi nào đó trong hoạt động tài chắnh.

Dựa vào thời điểm tiến hành phân tắch hoạt động tài chắnh, phân tắch tài chắnh được chia thành phân tắch dự đoán, phân tắch thực hiện và phân tắch hiện hành. Phân tắch dự đoán (phân tắch trước, phân tắch dự báo) là việc phân tắch hướng vào dự đoán các hiện tượng có thể xảy ra, các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai. Phân tắch thực hiện (phân tắch đánh giá, phân tắch quá khứ) là việc phân tắch tình hình đã và đang diễn ra trong quá trình tiến hành các hoạt động tài chắnh nhằm đánh giá thực hiện, kiểm tra thường xuyên trên cơ sở đó điều chỉnh những sai lệch, phát hiện nguyên nhân giúp nhận thức được tình hình thực hiện làm căn cứ đưa ra các quyết định. Phân tắch hiện hành là việc phân tắch các nghiệp vụ hay kết quả thuộc hoạt động tài chắnh đang diễn ra nhằm xác minh tắnh đúng đắn của các kế hoạch hay dự toán tài chắnh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý trong các dự toán, kế hoạch tài chắnh.

Dựa vào thời điểm lập báo cáo phân tắch, phân tắch tài chắnh được chia thành phân tắch thường xuyên và phân tắch định kỳ. Phân tắch thường xuyên được đặt ngay trong qúa trình thực hiện, kết quả phân tắch là tài liệu để điều chỉnh các hoạt động một cách thường xuyên. Phân tắch định kỳ được đặt ra sau mỗi kỳ hoạt động, thường được thực hiện sau khi kết thúc hoạt động. Kết quả phân tắch của từng kỳ là cơ sở để xây dựng mục tiêu và ra quyết định cho kỳ sau.

Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tắch, cần phải tiến hành sưu tầm và kiểm tra tài liệu, bảo đảm yêu cầu đủ, không thiếu, không thừa. Nếu thiếu, kết

luận phân tắch sẽ không xác đáng, nếu thừa sẽ lãng phắ thời gian, công sức và tiền của. Tuỳ theo yêu cầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tắch cụ thể để tiến hành thu thập, lựa chọn, xử lý tài liệu. Tài liệu phục vụ cho việc phân tắch bao gồm toàn bộ hệ thống báo cáo tài chắnh liên quan, kể cả các báo cáo kế hoạch, dự toán, định mức, các biên bản kiểm tra, xử lý có liên quan... Các tài liệu trên cần được kiểm tra tắnh chắnh xác, tắnh hợp pháp, kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được rồi mới sử dụng để tiến hành phân tắch.

1.2.1.2. Giai đoạn thực hiện phân tắch

- Đánh giá chung (khái quát) tình hình:

Dựa vào chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu đã xác định theo từng nội dung phân tắch, các nhà phân tắch sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung tình hình. Có thể so sánh trên tổng thể kết hợp với việc so sánh trên từng bộ phận cấu thành của chỉ tiêu ở kỳ phân tắch với kỳ gốc. Từ đó, xác định chắnh xác kết quả, xu hướng phát triển và mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động kinh doanh với nhau.

- Xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tắch:

Hoạt động tài chắnh chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân mà nhà phân tắch có thể xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên nhân không thể xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Những nguyên nhân mà các nhà phân tắch có thể tắnh toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu gọi là nhân tố. Vì thế, sau khi đã xác định lượng nhân tố cần thiết ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tắch sẽ vận dụng phương pháp thắch hợp (loại trừ, liên hệ cân đối, so sánh, toán kinh tế...) để xác định mức độ ảnh hưởng và phân tắch thực chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổi của đối tượng nghiên cứu.

- Tổng hợp kết quả phân tắch, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt động tài chắnh của doanh nghiệp:

Trên cơ sở kết quả tắnh toán, xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tắch cần tiến hành liên hệ, tổng hợp mức độ biến động của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu nhằm khắc phục tắnh rời rạc, tản mạn.

Từ đó, đánh giá tình hình tài chắnh của doanh nghiệp, rút ra các nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm; đồng thời, vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có các quyết định phù hợp với mục tiêu đặt ra.

1.2.1.3. Giai đoạn kết thúc phân tắch

Kết thúc phân tắch là giai đoạn cuối cùng của hoạt động phân tắch. Trong giai đoạn này, các nhà phân tắch cần tiến hành viết báo cáo phân tắch, báo cáo kết quả phân tắch trước những người quan tâm (Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, cổ đông...) và hoàn chỉnh hồ sơ phân tắch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Sơn (Trang 28)