trong khu vực
1. Giải pháp quản lý Tai nạn lao động 1. Giải pháp thi công
phù hợp
2. Giải pháp quản lý
3 Giai đoạn vận hành
3.1 Gia tăng mật độ và lưu lượng xe trong khu vực do các tuyến đường mới mở
Ô nhiễm không khí do khí thải của các phương tiện giao thông
1. Giải pháp quản lý chung của TP
Ô nhiễm tiếng ồn 1. Giải pháp quản lý chung của TP
Gia tăng khả năng xảy ra
tai nạn giao thông 1. Giải pháp quản lý chung của TP 3.2. Tại nạn giao thông Tai nạn do chất lượng
đường, cầu 1. Giải pháp thiết kế2. Giải pháp quản lý Sự cố đối với cầu 1. Giải pháp thiết kế 2. Giải pháp quản lý
4.2. GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN THẢI THẢI
4.2.1. Giảm thiểu các tác động liên quan đến nguồn thải trong giai đoạn xây dựng dựng
4.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm do bụi và khí thải do hoạt động thi công xây dựng a) Giảm thiểu bụi và khí thải từ hoạt động thi công cầu đường
Biện pháp chung
+ Thực hiện tốt việc lập kế hoạch thi công và triển khai kế hoạch thi công.
+ Tất cả các hoạt động thi công xây dựng phải được giám sát và kịp thời có những điều chỉnh thích hợp khi cần thiết.
1. Kiểm soát khí thải đối với bụi phát sinh do quá trình đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong từ các phương tiện thi công vận chuyển:
+ Tất cả các phương tiện và thiết bị phải được kiểm tra và đăng ký tai Cục Đăng kiểm chất lượng theo đúng quy định hiện hành. Chủ thầu xây dựng được yêu cầu phải cung cấp danh sách thiết bị đã được kiểm tra và đăng ký cho Ban Quản lý.
+ Tất cả các phương tiện và thiết bị phải đạt tiêu chuẩn phát thải khí thải TCVN 6438:2001, TCVN 5939:2005, TCVN 5940:2005.
+ Cấm sử dụng phương tiện và thiết bị kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng hoặc sử dụng nhiên liệu không đạt chất lượng theo quy định.
+ Ưu tiên chọn các loại phương tiện và thiết bị thi công có mức phát thải thấp.
+ Dán logo dự án lên các phương tiện và thiết bị; vận tốc di chuyển không quá 5 km/giờ trong công trường và di chuyển ngoài khu vực công trường và trong nội thành không vượt quá 30 km/giờ.
+ Tránh các phương tiện và thiết bị tập trung quá nhiều vào một địa điểm.
+ Định kỳ bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị theo kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Kiểm soát bụi khuếch tán từ các hoạt động xây dựng:
Hoạt động thu gom, chuyên chở vật liệu san ủi: áp dụng biện pháp cản gió bằng tường rào hoặc tưới nước.
3. Các xe tải chuyên chở:
+ Có tấm bạt che phủ (hiệu quả kiểm soát 2%). + Tưới nước 2 lần/ngày (hiệu quả kiểm soát 37%).
+ Nếu có thể thì thùng xe tải không chất đầy mà để trống khoảng 0,6 m (hiệu quả kiểm soát 1%).
+ Vệ sinh sạch sẽ các phương tiện và thiết bị trước khi ra khỏi công trường xây dựng.
+ Xe tải, máy súc: Tưới nước trên đường vận chuyển của chúng.
+ Thi công cống họp: lắp đặt tường chắn di động bằng kim loại có chiều cao tối thiểu 2,5 m để tránh bụi phát sinh và làm hàng rào cho hành lang an toàn.
+ Tưới nước để duy trì độ ẩm thích hợp các khu vực tập trung vật liệu, quản lý nghiêm ngặt các khu vực này.
+ Rút ngắn thời gian thi công ở những công đoạn có thể và sớm đổ bê tông bề mặt đường.
+ Chương trình quản trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng cần chú quan trắc các điểm có nguy cơ phát sinh bụi cao như vực tập kết vật liệu, khu vực đào đắp đất cát …
b) Giảm thiểu bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng
Che bạt các khu vực chứa nguyên vật liệu và đất cát.
Kiểm soát vận tốc của các phương tiện thi công
Che bạt bất cứ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu hay đất cát từ công trường thi công. Ngăn chặn việc vận chuyển quá tải.
Quản lý chặt chẽ khu vực chứa tạm thời vật liệu thi công và phương tiện thi, tránh việc rò rỉ hay rơi vải vật liệu, xây dựng nhà kho tạm nếu cần thiết để tránh bụi phát tán. Thiết lập các hàng rào để cách ly khu vực thi công.
Cụ thể là qui định về vận tốc vận chuyển trong khu vực thi công gần nhà dân phải đảm bảo tốc độ 10km/h và khu vực trong đô thị là 30km/h.
Các phương tiện vận chuyển trước khi dời công trường đều được rửa sạch.
Cung cấp chế độ bảo trì thích hợp cho tất cả các phương tiện vận chuyển và máy móc thi công. Yêu cần mọi phương tiện và thiết bị phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn theo đúng qui định.
Hạn chế sử các phương tiện không đạt tiêu chuẩn về phát thải để giảm thiểu các tác động ô nhiễm không.
Chỉ hợp đồng thuê các phương tiện vận chuyển, thi công có nồng độ phát thải các chất ô nhiễm thấp, bố trí các thiết bị có sự phát thải cao xa khu vực nhà dân. Tất cả các phương tiện vận chuyển đều phải có nồng độ phát thải các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT
c) Giảm thiểu tác động do khí thải từ các phương tiện vận chuyển
Có qui định cụ thể về chế độ bảo trì cho mọi phương tiện và thiết bị.
Không hoạt động chế độ không tải nếu không cần thiết.
Kiểm soát tốc độ và sự tăng tốc độ.
Hạn chế tắt nghẽn giao thông qua việc thực hiện một kế hoạch tổ chức giao thông nhằm tránh việc chạy sai đường qui.
Huấn luyện các tài xế trong việc bảo vệ môi trường, chế độ bảo trì, thay đổi thói quen xấu trong điểu khiển phương tiện giao thông.
4.2.1.2. Giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ công trường thi công
Công trường phải được dọn sạch nước thải, chất thải trước khi thi công.
Công nhân xây dựng phải được sử dụng các trang bị bảo hộ lao động như bao tay, nón bảo hộ, ủng chống nước tại khu vực đang thi công.
Nước thải phải được bơm đến các hố ga hoặc kênh rạch khi cần thiết.
Dòng chảy nước thải phải được thay đổi khi cần thiết.
Khu vực nhạy cảm phải được giữ sạch sẽ trong suốt quá trình thi công (chất thải, nước thải từ dự án phải được thu dọn và xử lý đúng qui định).
4.2.1.3. Giảm thiểu tác động do ồn trong suốt quá trình thi công
Nhiều hoạt động của dự án sẽ phát sinh tiếng ồn như hoạt động của xe cộ và máy móc xây dựng (máy khoan cọc, máy đào và máy cắt, máy phát điện…) như được đánh giá trong Chương Ba. Để giảm thiểu các tác động của tiếng ồn, Chủ Đầu tư, Nhà thầu sẽ áp dụng nghiêm túc 3 nội dung kiểm soát tiếng ồn như sau:
Xem xét thiết kế và bố trí mặt bằng thi công dự án:
+ Máy móc thiết bị thi công ở công trường sẽ được đặt càng xa với các khu vực nhạy cảm với tiếng ồn càng tốt.
+ Xây dựng rào chắn quanh các hoạt động gây ồn hoặc máy móc gây ồn.
Sắp xếp thứ tự các hoạt động:
+ Kết hợp các hoạt động gây ồn diễn ra trong cùng một thời điểm. Tổng mức ồn được tạo ra sẽ không lớn hơn đáng kể so với mức ồn được tạo ra từ từng hoạt động riêng lẽ.
+ Tránh các hoạt động vào ban đêm. Các máy gây ồn nên được hoạt động vào ban ngày. Các hoạt động vào ban đêm nên được thực hiện bằng các phương tiện/thiết bị ít gây ồn.
Phương pháp xây dựng thay thế:
+ Dự án không sử dụng máy đóng cọc mà sử dụng cọc khoan nhồi nên không gây nên tiếng ồn cao như cọc đóng.
+ Sử dụng các thiết bị có độ ồn thấp đặc biệt như máy nén khí kín và đệm giảm xóc cho tất cả các máy móc.
Mục tiêu của chương trình là giảm thiểu tiếng ồn bằng cách sử dụng tất cả các phương tiện khả thi và hợp lý nhất có thể bao gồm một vài hoặc tất cả những giải pháp sau:
Giới hạn độ ồn trong khu công trường: đây là các tiêu chuẩn đặc trưng được áp dụng cho khu vực xây dựng đặc biệt đối với các đối tượng nhạy cảm với tiếng ồn. Các giới hạn này được áp dụng cho cả mức độ chịu đựng (sử dụng độ ồn trung bình trong khoảng 20-30 phút) và tiếng ồn cực đại. Dựa trên các giá trị qui định của địa phương, hoặc nếu có thể, thì áp dụng độ ồn nền trước khi thi công với mức giới hạn khoảng 2-3 dBA so với độ ồn nền trước khi thi công.
Hoạt động với sự hạn chế máy móc thiết bị: Vào ban đêm, sẽ hạn chế hoạt động của một vài loại máy móc thiết bị gần khu dân cư. Đặc biệt là các âm thanh gây chói và lập đi lập lại như tiếng còi, thiết bị phá dỡ công trình, tiếng của máy cắt.
Tiêu chuẩn độ ồn: tiếng ồn từ khu vực xây dựng phải phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam về an toàn lao động và môi trường, đặc biệt là TCVN 5949:1998
Yêu cầu giảm âm: trong một vài trường hợp đặc biệt khi có sử dụng thiết bị gây ồn lớn, nhà thầu sẽ sử dụng các thiết bị giảm ồn đặc biệt dựa trên kết quả của việc phân tích thiết kế.
Chương trình tuân thủ thực thi: Nếu tiếng ồn trong khi thi công là một vấn đề đáng kể trong cộng đồng, điều quan trọng là một chương trình sẽ được thực hiện để giám sát nhà thầu tuân thủ các kỹ thuật kiểm soát tiếng ồn và kế hoạch giảm thiểu. Cách tốt nhất là có chức năng này được thực hiện bằng cách xây dựng một đội ngũ quản lý thay mặt cho chính quyền địa phương.
Thông tin cộng đồng và đáp ứng các khiếu nại: Để duy trì các mối quan hệ tích cực với cộng đồng, người dân sẽ được lưu giữ thông tin về việc xây dựng kế hoạch và nỗ lực để giảm thiểu tiếng ồn, và các thủ tục cần được thành lập để đáp ứng nhanh chóng và các hành động sửa chữa liên quan đến các khiếu nại về tiếng ồn trong thời gian xây dựng.
4.2.1.4. Giảm thiểu tác động do rung trong suốt quá trình thi công
Tương tự kiểm soát tiếng ồn, việc giảm thiểu độ rung trong xây dựng yêu cầu xem xét vị trí thiết bị và quá trình như sau:
Xem xét thiết kế và bố trí mặt bằng thi công dự án
+ Đặt máy móc ở công trường càng xa với các khu vực nhạy cảm với độ rung càng tốt. Cụ thể là đối với các công trình xây dựng nhà ở dọc theo tuyến.
+ Các thiết bị gây nên độ rung lớn sẽ được đặt tại các vị trí mà tác động do rung là thấp nhất.
Thứ tự hoạt động
+ Giai đoạn phá hủy, các hoạt động tác động đến mặt đất sẽ không cùng lúc xảy ra tại một thời điểm. Không giống tiếng ồn, tổng độ rung được tạo ra cao hơn đáng kể so với từng nguồn gây rung hoạt động riêng lẽ. + Tránh các hoạt động vào ban đêm. Người dân sẽ cảm nhận độ rung vào
ban đêm tốt hơn ban ngày do giao thông giảm xuống vào ban đêm trong khu vực thi công dự án.
Phương pháp xây dựng thay thế
+ Ngăn ngừa chấn động gây ra bởi các máy đóng cọc lên các khu vực có nền địa chất yếu. Cọc khoan nhồi có chấn động thấp hơn nên đã được đề xuất sử dụng.
+ Tương tự như vậy, nhà thầu cần cam kết có một kế hoạch giảm thiểu tác động do rung mà sẽ được thực hiện trong giai đoạn xây dựng của dự án. Mục tiêu của kế hoạch này là giảm thiểu việc gây thiệt hại của rung trong xây dựng bằng cách sử dụng tất cả các giải pháp khả thi. Bản kế hoạch sẽ cung cấp một qui trình để xác lập ngưỡng rung và hạn chế khả năng bị ảnh hưởng đến các cấu trúc dựa trên đánh giá khả năng chịu sự dao động của khu vực này đối với độ trong thi công của Dự án. Bản kế hoạch cũng sẽ bao gồm kế hoạch giám sát rung trong giai đoạn tiền thi công và thi công.
Các biện pháp giảm thiểu trên sẽ được đặc biệt quan tâm và áp dụng để có thể kiểm soát vấn đề rung trong quá trình thi công của Dự án đạt tiêu chuẩn cho rung là TCVN 6962:2001.
4.2.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt trong giai đoạn thi công
a) Giảm thiểu tác động đến chất lượng nước mặt do nước thải từ công nhân xây dựng
Không thải bỏ chất thải từ công trường vào kênh
Trong suốt thời gian thi công, các nhà vệ sinh lưu động sẽ được lắp đặt tại công trường, hợp đồng với công ty cung cấp nhà vệ sinh đến thay thế định kỳ. Các giải pháp này phải được thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình thi công tại các khu đô thị.
b) Giảm thiểu ô nhiễm nước mặt do dầu nhớt từ các phương tiện vận chuyển và thi công
Phương tiện vận chuyển, máy bơm và thiết bị có hiện tượng rò rỉ dầu nhớt phải được di chuyển ra ngoài công trình và các vị trí bị đổ dầu nhớt phải được xử lý ngay. Các phương tiện hư hỏng này sẽ được đem đi sửa chữa ngay sau đó.
Phương tiện vận chuyển, máy bơm, máy thủy lục không được sửa chữa tại công trường mà phải được chuyển đến khu vực sửa chữa riêng biệt.
Một số trường hợp đặc biệt có thể sửa chữ nhẹ, bảo trì tạm thời trong khu vực thích hợp của công trường, và sẽ phải có các hệ thống thu gom dầu nhớt thải bỏ, dầu nhớt thải bỏ không được chôn, đốt hay đổ xuống nguồn nước. Các loại chất thải này phải được lưu trữ trong thùng chứa và hợp đồng với các đơn vị chức năng đến thu gom và xử lý theo đúng qui định hiện hành.
4.2.1.6. Giảm thiểu các tác động do chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng a) Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
Tất cả chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công trình đều được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy và hợp đồng với các đơn vị thu gom rác của địa phương đến thu gom hàng ngày.
Ngoài ra nhà thầu xây dựng cũng phải có trách nhiệm thu gom tất cả rác thải nằm trong phạm vi của công trường để đảm bảo không phát sinh các đống rác tự phát tại khu vực nhà thầu chịu trách nhiệm.
b) Quản lý chất thải xây dựng và sà bần
Vị trí tiếp nhận chất thải xây dựng và chất thải do phá dở các công trình để san lấp mặt bằng phải được xác định trước khi tiếp hành thi công. Các khu vực này phải thích hợp cho việc vận chuyển để tránh tình trạng làm tắc nghẽn trong khu dân cư đang sinh sống cũng như tránh tình trạng chất thải này bị vận chuyển suốt ngày.
Các chất thải của hoạt động xây dựng như sắt vụn, xi măng đóng cục, cốt pha đã qua sử dụng… đều được coi là chất thải xây dựng. Chúng sẽ được đúng thu gom, phân loại và lưu trữ tại khu vực trong công trường. Các chất thải có thể tái sử dụng được thì sẽ tách riêng và bán cho các đơn vị có nhu cầu.
Vị trí tiếp nhận rác, tuyến vận chuyển… phải được chuẩn bị rõ ràng.
c) Qui trình quản lý và xử lý chất thải đào đắp:
Tất cả các vật liệu đào sẽ được tận dụng cho các hạng mục thi công khác như: đắp nền, đắp mái taluy, đắp gia tải hoặc đắp bù… nếu được Tư vấn giám sát xác định là phù hợp. Nhà thầu phải có trách nhiệm lấy mẫu và tiến hành các thí nghiệm tương ứng để hoàn thành các thủ tục cần thiết phục vụ cho công tác thanh toán.