Bụi từ quá trình bốc đỡ vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải đất cát

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nâng cấp mở rộng Cầu Kinh, Thanh Đa (Trang 64)

Đối với các dự án xây dựng việc bốc dỡ và vận chuyển nguyên vật liệu cũng như phế thải xà bần đất cát phát sinh rất nhiều bụi. Các dự án xây dựng cầu đường

Bảng 3.2: Khối lượng vật liệu xây dựng, và chất thải rắn từ quá trình đào nền đường, móng cầu

TT. Loại vật liệu/Chất thải Khối lượng

m3 Tấn

1 Vật liệu thi công đường, đất san nền, nâng nền… 42.000 m3 65.000

2 Bê tông (thi công cầu) 11.000 m3 20.000

3 Sắt thép (thi công cầu) - 356

3 Đất cát từ quá trình đào nền đường, móng cầu - 37.000

Tổng cộng: 122.356

Sự phát thải ô nhiễm trong khi bốc dỡ nguyên vật liệu phát sinh từ xe tải có thể được tính bằng công thức của mục AP-42 (USEPA, 1998), công thức này sẽ cung cấp hệ số phát thải của các phương tiện giao thông cho hoạt động bốc dỡ vật liệu liên tục.

E=0,16× k× (U/2,2)1,3

M/2

( )1,4

 k=0,74 cho các hạt có kích thước nhỏ hơn 30 micro-mét

 U= tốc độ của hướng gió chính (m/s)

 M = độ ẩm của vật liệu chọn M=20%

Tổng khối lượng vật liệu, đất cát khoảng 122,000 tấn, quá trình xây dựng diễn ra trong khoảng 28 tháng kể cả thời gian chuẩn bị, vật liệu và chất thải được vận chuyển trong vòng 15 tháng như vậy lượng vật liệu chất thải được vận chuyển bởi xe tải là 271 tấn/ngày.

Dựa vào số liệu của Bảng 3.2 tải lượng ô nhiễm phát thải tính được như trong

Bảng 3.3. Từ kết quả này kết hợp với các hướng gió chính trong khu vực sẽ xác định được các khu vực bị ảnh hưởng bụi cao từ các địa điểm tập kết nguyên vật liệu và bốc dỡ đất đá trong khu vực thi công.

Bảng 3.3: Tải lượng bụi phát sinh từ việc bốc dỡ vật liệu/đất cát xây dựng Tháng Vận tốc gió trung bình (m/s) Hệ số phát thải(kg*10-3/tấn) Tải lượng(kg/ngày)

1 2,13 2,85 0,78 2 2,65 3,79 1,03 3 2,90 4,26 1,16 4 2,77 4,01 1,09 5 2,13 2,85 0,78 6 2,07 2,75 0,75 7 1,97 2,58 0,70 8 1,83 2,34 0,64 9 1,65 2,05 0,56 10 1,47 1,76 0,48 11 1,85 2,37 0,64 12 1,95 2,54 0,69 Nhận định:

- Sự phát tán của bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và rác xây

dựng tương đối khá cao. Bụi này có kích thước nhỏ nên dễ phát tán.

- Có thể dễ dàng nhận thấy vào mùa khô tác động do bụi từ các hoạt động

trên là mạnh nhất.

- Các khu vực dọc theo công trình thi công cần được quan tâm đến vấn đề

3.2.1.2. Bụi khói và khí thải từ các phương tiện giao thông

Các phương tiện vận chuyển được dùng trong việc vận chuyển nguyên vật liệu tới khu xây dựng, vận chuyển chất thải xây dựng, sà bần đến khu vực xử lý, tổng lượng vận chuyển sẽ khoảng 122.356 tấn (ước tính theo số liệu của Dự án xem

Bảng 3.2). Trong quá trình hoạt động các phương tiện này sẽ phát sinh các chất ô nhiễm chính như Bụi, carbon monoxide (CO), oxides of nitrogen (NOx), sulfur dioxide (SO2) và các chất hữu cơ bay hơi khác (VOCs). Ước lượng thời gian và lượt vận chuyển được biểu thị trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Tính toán lượt vận chuyển vật liệu xây dựng, chất thải rắn xây dựng đô thị và sà bần

T

T liệu/Chất thảiLoại vật lượng Khối (tấn)

Thời gian vận chuyển

(tháng)

Số lượt xe

(lượt/ngày) Tổng khoảng cách vận chuyển (km/ngày) Có tải Không tải

1 Vật liệu xây dựng, đất cát nâng nền đường 85,000 15 24 48 48 3 Sắt thép 356 15 1 2 2 2 Rác xây dựng, sà bần, đất cát… 37,000 15 11 22 22 Tổng cộng: 122,356 - 36 82 82 Ghi Chú:

 Khoảng cách di chuyển tính cho 2 km có tải và 2 km không tải trong khu vực thi công Dự án

 Tải trọng trung bình của xe là 8 tấn/xe.

Với các dữ liệu như trên và hệ số phát thải như trình bày trong Bảng 3.5, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do việc vận chuyển vật liệu và phế thải của Dự án có thể tính được như trong Bảng 3.6.

Bảng 3.5: Hệ số phát thải do các phương tiện vận chuyển

(g/km)

Loại Bụi SO2 NO2 CO VOC

Không tải 611*10-3 582*10-3 1.62*10-3 913*10-3 511*10-3

Có tải 1190*10-3 786*10-3 2.96*10-3 1780*10-3 1270*10-3

Bảng 3.6: Tải lượng ô nhiễm do khí thải

Loại Chất ô nhiễm (g/ngày)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

Có tải 50,10 47,72 0,13 74,86 41,90

Không tải 97,58 64,45 0,24 145,96 104,14

Tổng cộng: 147,68 112,17 0,37 220,82 146,04

3.2.1.3. Bụi phát sinh do hoạt động thi công nền đường

Quá trình làm đường dẫn 2 đầu cầu sẽ gây phát sinh bụi và các chất ô nhiễm không khí khác. Các nguồn gây ô nhiễm gồm:

 Bụi và khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu của động cơ đốt trong từ các phương tiện thi công.

 Bụi và khí thải khuếch tán từ các hoạt động xây dựng đường (san ủi, đào đất, di chuyển và vận hành của phương tiện thi công trên nền đường chưa được bê tông hóa, bốc dở các nguyên vật liệu…).

 Đối với việc thi công đường, bụi phát sinh từ các hoạt động san ủi, đào đất, di chuyển và vận hành của phương tiện thi công trên nền đường chưa được bê tông hóa, bốc dở các nguyên vật liệu là quan trọng và có thể tính toán dựa theo các hệ số phát thải và các hoạt động thi công đường của Dự án như được trình bày trong Bảng 3.73.8.

Áp dụng các hệ số phát thải trên, tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động của dự án có thể được ước tính như trong Bảng 3.8.

Bảng 3.7: Hệ số phát thải bụi từ các hoạt động xây dựng

TT Hoạt động xây dựng Hệ số phát

thải Đơn vị tính toán

1 San ủi bề mặt 9,9 kg/máy ủi được sử

dụng/giờ 2 Bụi do gió cuốn từ bề mặt đất san

ủi chưa xây dựng 0,0030 kg/m

2/ngày 3 Bụi do gió cuốn từ khu vực tập

trung vật liệu san ủi 0,0096 kg/m 2/ngày Nguồn: SCAQMD, CEQA Air Quality Handbook, April 1993.

Bảng 3.8: Tải lượng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng

TT Hoạt động xây dựng Khối lượng tính Tải lượng bụi

(kg/ngày)

1 San ủi bề mặt + Lượng máy ủi hoạt động ngày, ước tính: 2 máy

+ Thời gian họat động của một máy ủi, ước tính trong ngày: 8 tiếng

118,6 2 Bụi do gió cuốn từ bề mặt

đất san ủi chưa xây dựng + Diện tích bề mặt đất san ủi: 1.200m2/ngày 3,4

3 Bụi do gió cuốn từ khu vực tập trung vật liệu san ủi

+ Diện tích khu vực tập

trung vật liệu san ủi: 400m2 3,8 Nguồn: VIETENVICO, 2010.

Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy bụi phát tán từ các khu vực chứa nguyên vật liệu thi công đường cũng phát sinh bụi khá nhiều.

Như vậy việc ô nhiễm bụi do hoạt động thi công nền đường là khá quan trọng, Dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu để hạn chế tác động do bụi.

3.2.1.4. Ồn và rung trong suốt quá trình thi công cầu đường

Tác động do tiếng ồn khi thi công cầu đường

Trong quá trình xây dựng, tiếng ồn gây ra bởi các phương tiện thi công cơ giới như xe đào, máy xúc hoặc các phương tiện thi công dùng tay như xe lăn đường, máy cán, cắt sắt. Mức ồn cách cách phương tiện thi công cơ giới nặng ở khoảng cách 1 mét nằm trong khoảng ồn từ 72 - 97 dB. (xem Bảng 3.9)

Ngoài ra sự kết hợp giữa các phương tiện vận chuyển và các phương tiện thi công cố định như bơm, máy phát điện và máy nén khí, máy đào... cũng là nguồn gây ồn cao, ở khoảng cách 15m đối với xe tải và xe ủi mức ồn tương ứng khoảng 85-88 dB. Mức ồn đối với các phương tiện thi công cố định ở khoảng 15m là 68-88 dBA.

Bảng 3.9: Độ ồn tại khoảng cách 1 mét đối với các phương tiện thi công và vận chuyển

STT Phương tiện vận chuyển,

máy móc thiết bị thi công Dải độ ồnĐộ ồn tại 1m (dBA)Trung bình

1 Máy ủi 79 ÷ 93 86,0

2 Xe lu 72,0 ÷ 75,0 73,0

3 Máy kéo 77,0 ÷ 96,0 86,5

STT Phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công

Độ ồn tại 1m (dBA)

Dải độ ồn Trung bình

5 Xe tải 82,0 ÷ 96,0 88,0

5 Cần trục di động 76,0 ÷ 87,0 81,5

6 Máy đóng cọc 81,0 ÷ 115,0 98,0

7 Máy xúc gàu trước 72,0 ÷ 84,0 78,0

8 Máy lát đường 87,0 ÷ 88,5 87,7

9 Máy phát điện 71,0 ÷ 82,5 77,2

10 Búa khoan/máy khoan đá 75,0 ÷ 99,0 87,0

11 Máy trộn bê tông 75,0 ÷ 88,0 81,5

12 Máy nén khí 73,0 ÷ 88,0 81,0

TCVN 5949-1998 (6 ÷ 18h) 75 dBA

Tiêu chuẩn Bộ Y tế

(thời gian tiếp xúc là 8 giờ) 85 dBA

Nguồn: Bolt et al. (1971, 1987); Western Highway Institute (1971); WSDOT (1991); LSA Associates (2002).

Mức độ ồn sẽ bị suy giảm theo khoảng cách và được ước lượng dựa vào công thức:

Lp(x) = Lp(xo) + 20 log10(xo/x)

+ Lp(xo): độ ồn tại khoảng cách 1m (dBA) + x0 = 1m

+ Lp(x): Mức ồn tại khu vực tính toán (dBA) + X : Khoảng cách từ chỗ tính toán đến nguồn ồn.

Sử dụng công thức này, mức ồn từ các nguồn có thể tính toán như trong

Hình 3.1.

Nếu mức ồn chính từ các phương tiện vận tải và phương tiện thi công có giá trị như trong Bảng 3.8 thì sẽ thỏa mãn tiêu chuẩn quy định về an toàn sức khỏe lao động của Bộ y tê với khoảng cách so với nguồn lớn hơn 5m và tiêu chuẩn TCVN 5949-1998 (6h-8h) với khoảng cách so với nguồn lớn hơn 5m. Kết quả cho thấy các thiết bị thi công tiếng ồn chỉ ảnh hưởng trong mức < 5mét, riêng đối với máy đóng cọc thì mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn là <15m.

Hình 3.1: Mức độ giảm đi của độ ồn theo khoảng cách

Ngoài ra, tham khảo từ số liệu khảo sát từ nguồn www.aberdeencity.gov.uk/ cho việc xây dựng đường, độ ồn phát sinh từ hoạt động này được trình trong

Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Độ ồn phát sinh từ các công việc thi công đường

STT Hoạt động Độ ồn (dBA)

10 m 50 m 70 m

1 Phá bỏ đường cũ 83 69 66

2 Dọn dẹp bề mặt, đổ đá/cát 83 69 66

3 Đào, vận chuyển đất cát 80 56 50

4 Thi công lớp phủ cuối 84 70 67

Nguồn: Website www.aberdeencity.gov.uk/, 2008.

Đối với Dự án này, dọc theo tuyến dự án là khu dân cư khá đông nên tác động của tiếng ồn đối với dân cư trong khu vực là ở mức khá quan trọng.

Tác động do rung

Quá trình thi công có thể là nguyên nhân gây ra rung động nền đất do các phương tiện thi công và các thiết bị. Hoạt động đồng loạt của các thiết bị thi công có thể gây ra hiện tượng chấn động nền đất lan truyền theo môi trường đất,

tuy nhiên sẽ bị giảm mạnh theo khoảng cách. Các công trình nằm trong các khu đất trồng gần khu xây dựng có thể bị ảnh hưởng bởi các chấn động.

Chấn động trong quá trình thi công có thể được xem xét trong trường hợp nó có khả năng gây ra các tác động nguy hiểm tiềm tàng. Các hoạt động có thể được lưu ý là các hoạt động của máy đóng cọc, khoan, đào trong quá trình thi công cầu.

Để đánh giá mức độ tác động của rung động ta sử dụng phương pháp sau: + Đánh giá thiệt hại:

o Lựa chọn các thiết bị và các nguồn chấn động kết hợp tham khảo ở khoảng cách 7,62m tại Bảng 3.9.

o Tính lại sự truyền âm theo công thức bên dưới (Công thức này dựa trên những điểm nguồn trong điều kiện truyền rung động bình thường):

PPVequip = PPVref x (82,02/D)1.5 Trong đó:

− PPVequip là vận tốc truyền âm cao nhất trong 1 khoảng thời gian của thiết bị ở một khoảng cách nhất định.

− PPVref là mức độ chấn động trong 1 khoảng thời gian ở cách 7.62m tham khảo tại Bảng 3.9.

− D là khoảng cách từ thiết bị đền nơi tiếp nhận. + Đánh giá giới hạn bắt đầu ảnh hưởng:

o Nếu xét đến sự ảnh hưởng và khả năng giao thoa của chấn động thì mức độ chấn động Lv đến một khoảng cách D được tính như sau : Lv(D) = Lv(7,62 m) – 30log(D/0,012)

Trong đó:

− Lv(D): mức rung ở D m;

− Lv (7,62 m): Mức rung ở 7,62 m tham khảo tại Bảng 3.11. − D: khoảng cách từ thiết bị đền nguồn nhận.

Bảng 3.11: Mức độ gây rung động của một số thiết bị thi công

TT Máy móc/thiết bị PPV ở 7,62 m Lv tương ứng ở 7,62 m

1 Máy đóng cọc loại nén

+ Mức cao 0,463 112

+ Thông thường 0,196 104

2 Máy đóng cọc loại sonic

+ Mức cao 0,224 105 + Thông thường 0,052 93 3 Máy cuốc lớn 0,062 94 4 Máy cán thủy lực + Trong đất 0,002 66 + Trong đá 0,005 75 5 Máy đầm 0,064 94 6 Búa đóng cọc 0,027 87 7 Xe ủi lớn 0,027 87 8 Máy khoan 0,027 87 9 Xe tải nặng 0,023 86 10 Búa khoan 0,011 79 11 Xe ủi nhỏ 0,001 58

Nguồn: D.J. Martin, 1980; J.F. Wiss, 1974; David A. Towers, 1995.

Bảng 3.12: Đánh giá mức độ ảnh hưởng do rung động

TT Phân loại công trình PPV

(mm/s)

Approximate Lv (VdB)

1 Bê tông gia cố, thép, gỗ (không có plastic) 0,153 102 2 Bê tông kỹ thuật, công trình nề thông

thường (không có plastic)

0,092 94

3 Gỗ không gia công và các công trình nề lớn 0,061 98 4 Các công trình nhà rất nhạy cảm với rung 0,037 90

Nguồn: Swiss Consultants for Road Construction Association, "Effects of Vibration on Construction," VSS-SN640-312a, Zurich, Switzerland, April 1992.

Nhận xét:

1. Dựa vào các kết quả được trình bày trong Bảng 3.10 và 3.11 đối với dự án khu vực chịu tác động mạnh nhất là khu vực thi công cầu.

2. Tại khu vực này có một công trình cần lưu ý là trạm cấp nước cách vị trí xây dựng khoảng 50m. Tuy nhiên theo Bảng 3.10 thì với khoảng cách 6,72m tác động do chấn động đến các công trình cho thấy với khoảng cách khá xa đối với trạm cấp nước thì sẽ không bị ảnh hưởng do chấn động (rung) từ quá trình thi công cầu.

3.2.1.5. Nước thải từ hoạt động của công nhân xây dựng

Nước thải sinh hoạt từ hoạt động của công nhân tại các công trường thi công Dự án có thể gây tác động đến chất lượng nước mặt. Đặc tính nước thải sinh hoạt hàng ngày của các công nhân trong dự án như sau:

 Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (COD, BOD), dinh dưỡng (N, P…), vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm…).

 Thông thường, nếu công nhân được tắm tại công trường thì mức dùng nước thường là 80 lít/người/ngày,

 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải (theo WHO) là:

+ BOD: 45 - 54 g/người.ngày, lấy trung bình là 50g/người.ngày + COD: 72 - 86.4 g/người.ngày, lấy trung bình là 79g/người.ngày + SS: 70 - 145 g/người.ngày, lấy trung bình là 145g/người.ngày

 Số lượng công nhân hoạt động và lượng nước thải phát sinh tính được như sau (tính cho trường hợp 2 công nhân tương đương 1 người theo hệ số).

Bảng 3.13: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Năm Lượng công

nhân dự Nước thải (m3/ngày) Nồng độ chất thải BOD COD SS Năm thứ 1 100 8 281-338 450-540 438-906 Năm thứ 2 100 8 281-338 450-540 438-906

Như vậy Nếu nước thải sinh hoạt không được thu gom và xử lý thích hợp thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đất, nước ngầm và là nguy cơ lan truyền bệnh cho con người và gia súc. Vì vậy, tác động này sẽ được giảm thiểu nhờ áp dụng các biện pháp giảm thiểu như được trình bày trong Chương 4.

3.2.1.6. Nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng

Việc tập trung vật liệu san nền tại dự án có thể gây ô nhiễm đất và nước ngầm khu vực nếu chọn vật liệu san nền không phù hợp. Nếu trong vật liệu san nền có

kim loại nặng và/hoặc các chất ô nhiễm hữu cơ thì các chất này dưới các điều kiện thích hợp chúng có thể di chuyển vào đất và nước ngầm và theo nước mưa chảy tràn vào nguồn nước mặt. Đặc biệt, nguy cơ nước mưa chảy tràn cuốn trôi vật liệu san nền sẽ cao vào các tháng mùa mưa trong điều kiện không quản lý tốt vật liệu

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nâng cấp mở rộng Cầu Kinh, Thanh Đa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w