2.2.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của bán đảo Thanh Đa
Bán đảo Thanh Đa có diện tích khoảng 500 ha thuộc phường 27 và 28 Quận Bình Thạnh, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và Kinh Thanh Đa. Với lợi thế về địa lý bán đảo Thanh Đa có tiềm năng về dịch vụ du lịch. Dân số khoảng 200.000 người và mật độ dân số 489 người/ha. Về các chỉ tiêu khác hiện nay ở bán đảo Thanh Đa còn khá thấp so với nhu cầu tối thiểu. Ví dụ điện, nước chỉ đạt được 25%, công viên cây xanh được 5%. Đất cho giao thông chỉ mới đạt mức 1,59m2/người trong khi cần tới 3-4m2/người.
2.2.2.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông của khu vực bán đảo Thanh Đa
Mạng lưới đường giao thông (trừ một vài khu vực có qui hoạch trước đây) đa số phát triển tuỳ tiện về khổ đường, lộ giới, vỉa hè.... Tỷ trọng các trục chính chỉ đạt khoảng 11%. Số đường có chiều rộng 12m để thuận lợi cho xe buýt xe lớn thấp. Một số đường có nhiều chỗ thắt hẹp, một số tụ điểm dân cư, các đầu mối giao thông, chợ, trường học... là những điểm thường xuyên gây cản trở cho giao thông. Đường khu vực phần lớn chỉ là cho xe thô sơ và người đi bộ. Các nút giao hiện đều giao cắt đồng mức. Để giao lưu với Trung tâm hiện nay chỉ có cách qua Kinh Thanh Đa theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cầu Kinh Thanh Đa hiện đã cũ có tải trọng nhỏ khổ hẹp đã trở nên quá tải cho phương tiện giao thông. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp xây dựng cầu Kinh Thanh Đa là cấp bách và cần thiết.
2.2.2.3. Qui hoạch bán đảo Thanh Đa
Theo qui hoạch Quận Bình Thạnh thì bán đảo Thanh Đa sẽ được qui hoạch thành Trung tâm văn hoá du lịch và vui chơi cấp Thành phố với nhiều công viên, nhà văn hoá thể thao, nhà nghỉ khách sạn… với các khu vực chính như sau:
Khu I nằm ở Trung tâm bán đảo được xây dựng thành Trung tâm công cộng và công viên cây xanh cấp Thành phố, diện tích khoảng 50-60 ha chiếm (10-12)% diện tích bán đảo.
Khu II nằm ở phía Nam bán đảo được xây dựng thành khu du lịch văn hoá vui chơi giải trí và sân gôn thuộc Tổng công ty du lịch Sài Gòn, diện tích khoảng 180-200 ha chiếm (10-12)% diện tích bán đảo. Khu II được chia làm 3 phần như sau:
+ Khu du lịch vui chơi giải trí: có diện tích khoảng 94,4 ~114 ha. + Khu sân gôn có diện tích khoảng 80ha.
+ Dân cư và nhà vườn hiện có được giữ lại khoảng 5,6ha.
Khu III nằm ở phía Bắc bán đảo được xây dựng thành khu du lịch giải trí văn hoá-nhà vườn, diện tích khoảng 250-260 ha chiếm (50-52)% diện tích bán đảo.
Khu III. A nằm ở phía Tây bán đảo được xây dựng thành khu du lịch giải trí văn hoá, diện tích khoảng 150 ha chiếm 30% diện tích bán đảo. Tại đây hiện đã có nhiều công trình được hình thành và đang phát triển.
Khu III. B nằm ở phía Đông bán đảo được xây dựng thành khu dân cư nhà vườn tái định cư, diện tích khoảng 100-110 ha chiếm (20-22)% diện tích bán đảo. Tại đây hiện đang hình thành các dự án kêu gọi đầu tư.
Về giao thông:
+ Theo qui hoạch trục giao thông chính của bán đảo Thanh Đa là đường Bình Quới. Đường Bình Quới được nối tiếp từ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Kinh Thanh Đa chạy theo trục giữa bán đảo đến địa phận phường 28 là khu vực bán đảo phình ra rẽ trái chạy quanh bán đảo song song với bờ sông Sài Gòn tạo thành đường vành đai của bán đảo.
+ Theo qui hoạch còn một số đường giao thông nội bộ trong bán đảo. + Xây dựng hai cầu từ Thanh Đa qua sông Sài Gòn sang Thủ Đức.
+ Xây dựng mới hai cầu từ phía Trung tâm qua Kinh Thanh Đa sang bán đảo Thanh Đa là cầu Kinh Thanh Đa hiện tại và trong tương lai sẽ nghiên cứu xây dựng thêm một cầu nữa tại vị trí đường D2 nối dài.
2.2.2.4. Các dự án liên quan
Hiện nay Tp HCM đang cho tiến hành lập và triển khai một số dự án ở khu vực có liên quan đến dự án cầu Kinh Thanh Đa là:
Dự án kè bờ Kinh Thanh Đa phía Trung tâm, theo qui hoạch có đường C2 chạy dọc Kinh từ đường D2 (dọc Kinh Thanh Đa) đến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (bờ sông Sài Gòn) có khổ đường 4+8+4=16m gồm 8m đường xe chạy; vỉa hè 2x4m.
Dự án kè bờ Kinh Thanh Đa phía Thanh Đa theo qui hoạch có đường chạy dọc kinh cắt ngang qua cầu Thanh Đa có khổ đường 4+8+4=16m gồm 8m đường xe chạy; vỉa hè 2x4m.
Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đang được triển khai thi công với tiêu chuẩn sau:
+ Điểm đầu tại nút giao thông đài liệt sĩ, điểm cuối tại cầu Kinh Thanh Đa. Tổng chiều dài tuyến 696.5m. Cao độ thiết kế khoảng >1.65m.
+ Tiêu chuẩn thiết kế đường phố chính cấp II.
+ Vị trí theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh hiện tại qua Kinh Thanh Đa tại vị trí cầu Kinh Thanh Đa hiện tại.
+ Khổ đường 4+10.5+1+10.5+4=30m. Bao gồm 2x10.5m đường xe chạy; vỉa hè 2x4m; dải phân cách giữa 1m.
+ Tiêu chuẩn 2x3=6 làn xe, bề rộng làn 3.5m. Tốc độ thiết kế V=60Km/h, mặt đường cấp cao.
Dự án cầu Kinh 2 vượt qua Kinh Thanh Đa nằm trên trục đường quy hoạch D2, cách cầu Kinh hiện tại khoảng 500m về phía hạ lưu. Quy mô mặt cắt ngang rộng 22.5m, bao gồm: 15m mặt đường xe chạy, lề bộ hành và lan can trên cầu 2*3.75m.
Hẻm 595 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh từ số nhà 663 - Xô Viết Nghệ Tĩnh đến số nhà 78 - QL13 theo qui hoạch của Quận Bình Thạnh sẽ mở rộng thành đường có B=4+8+4=16m gồm 8m đường xe chạy; vỉa hè 2x4m.
2.2.3. Hiện trạng KT-XH các phường trong khu vực Dự án
2.2.3.1. Các chi tiêu KT-XH Phường 25 trong 9 tháng đầu năm 2010
Kinh tế
+ Thu ngân sách: 2.498.552.142 đồng. + Chi ngân sách: 1.501.828.490 đồng. + Thu thuế nhà đất: 994.500.000 đạt 81.7%
+ Thuế công thương nghiệp: 9.143.300.000 đồng đạt 86.2%. + Phí, lệ phí: 190.779.000đ đạt 53.65%
Giáo dục:
+ Bổ túc toàn bộ hồ sơ xoá mù chữ phổ cập nộp Phòng Giáo dục và cập nhật số liệu học sinh sinh năm 1986.
+ Gởi thông báo luyện thi TNTHBT – PT và danh sách học sinh thu bằng tốt nghiệp trung học cho ban điều hành 118 TDP.
+ Tiếp tục thu bản sao văn bằng tốt nghiệp lớp 12.
+ Tiếp tục bổ sung danh sách trẻ sinh năm 2001 trên địa bàn phường gửi về Phòng Giáo dục và báo về trường gọi trẻ theo thời gian quy định.
+ Gửi thông báo và thu hồi danh sách trẻ nhập học đầu cấp của các tổ dân phố.
+ Lập danh sách học sinh chưa hoàn thành chương trình tiểu học dự thi lần 03.
+ Xây dựng kế koạch phổ cập gửi về Phòng Giáo dục.
+ Lập danh sách học sinh trường Hồng Đức thuộc quận Bình Thạnh gửi về Phòng Giáo dục.
+ Gửi thông báo “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.
Y tế:
+ Qua 08 tháng đầu năm trạm y tế đạt kết quả về chương trình tiêm chủng như sau: tổng số trẻ diện quản lý: 495; tổng số trẻ tiêm đủ 6 mũi tỷ lệ 72%; không có trẻ mắc 6 bệnh quản lý;
+ Khám bệnh tại TYT 3354 lượt, trong đó trẻ dưới 6 tuổi: 226; khám bệnh có BHYT 116; khám thai: 99 lượt; khám phụ khoa : 161 lượt; đặt vòng: 31 lượt; khám phát thuốc an thần: 293 lượt; quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho người tàn tật 213 lượt; tổng số trẻ suy dinh dưỡng 25; tổng số bệnh nhân lao hiện đang quản lý 63; quản lý 06 bệnh nhân AIDS. Tổ chức uống Vitamin A đạt 100%.
+ Thực hiện công tác tiêm chủng tại trạm 02 lần/tháng với 98 cháu; tiêm dịch vụ 121 cháu.
+ Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, cúm gia cầm, Rubella, an toàn vệ sinh thực phẩm.
2.2.3.2. Các chi tiêu KT-XH Phường 26 trong 9 tháng đầu năm 2010
Kinh tế
+ Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng 5% trở lên so với cùng kỳ năm 2009.
+ Doanh thu thương mại dịch vụ tăng 21 % so với cùng kỳ năm 2009. + Tổng thu ngân sách nhà nước 1.090.031.000 đồng tăng 12% so với năm
2009. Tổng chi ngân sách nhà nước 2.249.522.000 đồng. + Tổng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản: 600.000.000 đồng. + Giới thiệu và giải quyết việc làm cho 620 người.
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi 9: dưới 6.5% + Vận động quỹ xóa đói giảm nghèo : 35 triệu đồng.
+ Hội đồng giáo dục phấn đấu duy trì kết quả hoàn thành phổ cập tiểu học, THCS, bậc trung học; vận động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 các hệ và trên 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 các hệ. Tiếp tục công tác xã hội hóa giáo dục, kiến nghị Quận quan tâm đầu tư trang thiết bị cho các trường trên địa bàn phường.
+ BCH Công an phối hợp với BĐH khu phố giữ vững thực hiện môi trường văn hóa ở các trường, khắc phục tình trạng ách tắc giao thông, không để tụ tập hàng quán trước cổng trường.
Về y tế: Trạm y tế Phường 26, Ban Dân số-GĐ-TE phối hợp cùng Hội Phụ nữ, Hội CTĐ thực hiện tốt chương trình quốc gia và chương trình y tế cộng đồng, các chương trình y tế trọng điểm, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 6,5%. Thực hiện khám chữa bệnh thường xuyên 8.400 lượt người/ năm. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đủ 7 loại đạt 96%. Tỷ lệ trẻ uống Vitamin A: 100%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: dưới 07%
2.2.3.3. Các chi tiêu KT-XH Phường 27 trong 9 tháng đầu năm 2010
Kinh tế
+ Tổng thu thuế: 3.999.594.000đ. + Tổng thu ngân sách: 1.979.110.000đ. + Tổng chi ngân sách: 1.979.110.000đ. + Giới thiệu việc làm: 260 người. + Vận động quỹ XĐGN: 35.000.000đ.
Giáo dục
+ Tỷ lệ phổ cập bậc tiểu học: 100%. + Tỷ lệ phổ cập THCS: 100%. + Tỷ lệ phổ cập THPT: 100%.
+ Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp một: 100%.
Y tế: Khám chữa bệnh thường xuyên 5300 lượt người, tiêm chủng 7 loại vắc-xin cho trẻ dưới 01 tuổi 130 trẻ, phấn đấu hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng còn dưới 6,5%.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 3.1. NHẬN DIỆN CÁC NGUỒN TÁC ĐỘNG
3.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải trong suốt quá trình thực hiện dự án được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các tác động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
TT Nguồn/hoạt động gây tác động Chất thải phát sinh
1. Giai đoạn thi công, xây dựng
1.1 Phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu - Bụi, ồn - Khí thải
- Dầu mỡ thải 1.2 Phương tiện thi công xây dựng - Bụi, ồn và rung
- Khí thải - Dầu mỡ thải 1.3 Xây dựng các hạng mục công trình - Bụi, ồn và rung
- Chất thải rắn xây dựng
- Vật liệu bị nước mưa chảy tràn cuốn trôi.
- Đất đào từ móng cầu
- Hóa chất phụ gia, dung dịch bentonite phục vụ thi công móng cọc khoan nhồi 1.4 Hoạt động của công nhân tại công
trường - Nước thải sinh hoạt- Chất thải rắn sinh hoạt
2. Giai đoạn khai thác và vận hành
2.1 Hoạt động giao thông - Bụi
- Tiếng ồ - Khí thải 2.2 Nước mưa chảy tràn và rác thải trên
mặt cầu - Nước chảy tràn- Rác thải do người dân thiếu ý thức
3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải phát sinh trong các giai đoạn thực hiện dự án bao gồm:
Tác động trong giai đoạn đền bù và tái định cư:
+ Tác động do xây dựng kế hoạch đền bù và tái định cư không hợp lý; + Tác động do triển khai thực hiện đền bù và tái định cư không hợp lý.
Tác động trong giai đoạn xây dựng:
+ Cản trở giao thông đi lại; + Tai nạn lao động;
+ Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương.
Giai đoạn hoạt động:
+ Tiếng ồn và độ rung từ các phương tiện tham gia giao thông; + Khí thải từ phương tiện tham gia giao thông
+ Cản trở giao thông đi lại 2 bên đường. + Tai nạn giao thông.
3.2. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG3.2.1. Các tác động liên quan đến nguồn thải 3.2.1. Các tác động liên quan đến nguồn thải
3.2.1.1. Bụi từ quá trình bốc đỡ vận chuyển nguyên vật liệu và phế thải đất cát
Đối với các dự án xây dựng việc bốc dỡ và vận chuyển nguyên vật liệu cũng như phế thải xà bần đất cát phát sinh rất nhiều bụi. Các dự án xây dựng cầu đường
Bảng 3.2: Khối lượng vật liệu xây dựng, và chất thải rắn từ quá trình đào nền đường, móng cầu
TT. Loại vật liệu/Chất thải Khối lượng
m3 Tấn
1 Vật liệu thi công đường, đất san nền, nâng nền… 42.000 m3 65.000
2 Bê tông (thi công cầu) 11.000 m3 20.000
3 Sắt thép (thi công cầu) - 356
3 Đất cát từ quá trình đào nền đường, móng cầu - 37.000
Tổng cộng: 122.356
Sự phát thải ô nhiễm trong khi bốc dỡ nguyên vật liệu phát sinh từ xe tải có thể được tính bằng công thức của mục AP-42 (USEPA, 1998), công thức này sẽ cung cấp hệ số phát thải của các phương tiện giao thông cho hoạt động bốc dỡ vật liệu liên tục.
E=0,16× k× (U/2,2)1,3
M/2
( )1,4
k=0,74 cho các hạt có kích thước nhỏ hơn 30 micro-mét
U= tốc độ của hướng gió chính (m/s)
M = độ ẩm của vật liệu chọn M=20%
Tổng khối lượng vật liệu, đất cát khoảng 122,000 tấn, quá trình xây dựng diễn ra trong khoảng 28 tháng kể cả thời gian chuẩn bị, vật liệu và chất thải được vận chuyển trong vòng 15 tháng như vậy lượng vật liệu chất thải được vận chuyển bởi xe tải là 271 tấn/ngày.
Dựa vào số liệu của Bảng 3.2 tải lượng ô nhiễm phát thải tính được như trong
Bảng 3.3. Từ kết quả này kết hợp với các hướng gió chính trong khu vực sẽ xác định được các khu vực bị ảnh hưởng bụi cao từ các địa điểm tập kết nguyên vật liệu và bốc dỡ đất đá trong khu vực thi công.
Bảng 3.3: Tải lượng bụi phát sinh từ việc bốc dỡ vật liệu/đất cát xây dựng Tháng Vận tốc gió trung bình (m/s) Hệ số phát thải(kg*10-3/tấn) Tải lượng(kg/ngày)
1 2,13 2,85 0,78 2 2,65 3,79 1,03 3 2,90 4,26 1,16 4 2,77 4,01 1,09 5 2,13 2,85 0,78 6 2,07 2,75 0,75 7 1,97 2,58 0,70 8 1,83 2,34 0,64 9 1,65 2,05 0,56 10 1,47 1,76 0,48 11 1,85 2,37 0,64 12 1,95 2,54 0,69 Nhận định:
- Sự phát tán của bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và rác xây
dựng tương đối khá cao. Bụi này có kích thước nhỏ nên dễ phát tán.
- Có thể dễ dàng nhận thấy vào mùa khô tác động do bụi từ các hoạt động
trên là mạnh nhất.
- Các khu vực dọc theo công trình thi công cần được quan tâm đến vấn đề
3.2.1.2. Bụi khói và khí thải từ các phương tiện giao thông
Các phương tiện vận chuyển được dùng trong việc vận chuyển nguyên vật liệu tới khu xây dựng, vận chuyển chất thải xây dựng, sà bần đến khu vực xử lý, tổng lượng vận chuyển sẽ khoảng 122.356 tấn (ước tính theo số liệu của Dự án xem
Bảng 3.2). Trong quá trình hoạt động các phương tiện này sẽ phát sinh các chất ô nhiễm chính như Bụi, carbon monoxide (CO), oxides of nitrogen (NOx), sulfur dioxide (SO2) và các chất hữu cơ bay hơi khác (VOCs). Ước lượng thời gian và