6.1.1. Ý kiến của UBND phường 26
UBND Phường 26 có công văn phản hồi số 937/UBND ngày 15/08/2010 với nội dung chính như sau:
1. Gia tăng giao thông trong khu vực: Vấn đề nà không chỉ phát sinh trong giải đoạn hoạt dộng mà ngay trong các giai đoạn thi công, xây dựng cũng sẽ diễn ra. Đặc điểm của Cầu Kinh là chiếc cầu độc nhất nối liền bán đảo Thanh Đa với hệ thống giao thong bên ngoài (đường bộ), mặt khác, ở cư xá Thanh Đa có mật độ dân số cao với loại hình nhà chung cư, do đó việc thi công sẽ tác động rất lớn cho việc lưu thong qua lại. Cần có biện pháp giải quyết tình huống kẹt xe, ùn tắc giao thong với dự báo sẽ diễn ra hàng ngày vào giờ cao điểm, kéo theo tiếng ồn, độ rung, tai nạn giao thông….
2. Về những rủi ro sự cố môi trường: Việc tiến hành thi công cần có sự đồng bộ với dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa (đoạn 1.3) mà hiện nay tiến độ cơ bản đã giải phóng xong mặt bằng cần bàn giao cho chủ đầu tư là Khu quản lý đường sông triển khai dự án. Các biện pháp thi công cần triệt để giải quyết luôn việc chống sạt lở. Tránh trường hợp ngưng hoặc kéo dài thời gian thi công do sự sạt lở, việc chưa thống nhất giữa 02 đơn vị chủ đầu tư về ranh mốc, kỹ thuật, biện pháp chống sạt lở..., làm ảnh hưởng tiến độ và cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.
3. Về vấn đề khác: Hiện nay, ngay chân Cầu Kinh phía bên phường 26 có một van ngăn triều tự động phục vụ cho một số nhánh hẻm (khu phố 4, khu phố 5) không bị ngập nước do triều cường. Đề nghị chủ đầu tư nên lưu ý biện pháp thi công không ảnh hưởng đến vị trí đặt van, nếu có sự cố cần phải xử lý ngay, tránh phản ứng của nhân dân trong khu vực.
6.1.1. Ý kiến của UBND phường 27
UBND Phường 27 có công văn phản hồi số 730/UBND ngày 24/08/2010 với nội dung chính: Qua nghiên cứu hồ sơ, UBND phường thống nhất với các đánh giá tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường nêu trong báo cáo. Tuy nhiên, để việc thi công công trình bảo đảm chất lượng và tránh mọi hậu quả có thể xảy ra. UBND phường đề nghị chủ đầu tư và đơn vị thi công tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường đã nêu trong báo cáo tóm tắt nội dung và đánh giá tác động môi trường dự án “ Nâng cấp, mở rộng Cầu Kinh Thanh Đa”.
6.2. Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRƯỚC CÁC Ý KIẾN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Ban Quản lý Giao thông Đô thị số 1 xin ghi nhận và cảm ơn tất cả các ý kiến đóng góp của UBND của các phường 26, 27 Quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh. Đối với UBND phường 25 và UB MTTQ các phường 25, 26, 27 không có công văn phản hồi, căn cứ theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT xem như địa phương không có ý kiến đối với nghiên cứu ĐTM của Dự án.
Chủ đầu tư trả lời các ý kiến của địa phương như sau:
1. Gia tăng giao thông trong khu vực: Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp quản lý để giải quyết tình huống kẹt xe, ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, bảo đảm giao thông thông suốt trong thời gian thi công. Hơn nữa Phương án thi công 2 giai đoạn, giai đoạn 1 vẫn giữ nguyên cầu Kinh hiện hữu và xây dựng cầu mới bên cạnh, sau khi cầu mới hoàn thành cầu Kinh hiệ hữu sẽ được tháo dỡ và xây dựng mới.
2. Về những rủi ro sự cố môi trường: Chủ đầu sẽ phối hợp với các đơn vị khác có liên quan để triệt để giải quyết việc chống sạt lở tại khu vực này. 3. Về vấn đề khác: Chủ đầu tư sẽ lưu ý biện pháp thi công không ảnh hưởng
đến vị trí đặt van, nếu có sự cố sẽ xử lý ngay.
Ngoài ra, Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp cụ thể đồng thời sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã để đảm bảo trật tự, an ninh tại địa bàn trong suốt quá trình thực hiện dự án.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 1. KẾT LUẬN
Lợi ích của dự án
Phục vụ nhu cầu đi lại, góp phần thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại khu vực bán đảo Thanh Đa
Dự án là một bước quan trọng tạo tiền đề thực hiện việc xây dựng bán đảo Thanh Đa theo qui hoạch đã được phê duyệt.
Các tác động tiêu cực của dự án
Báo cáo ĐTM đã nhận dạng và phân loại các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động xủa dự án.
Các tác động chính trong giai đoạn xây dựng dự án:
+ Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung từ các thiết bị, máy móc thi công; + Nước mưa chảy tràn;
+ Nước thải sinh hoạt; + Chất thải rắn sinh hoạt; + Chất thải xây dựng;
+ Tác động do hoạt động nạo vét;
+ Các tác động văn hoá - xã hội (cản trở giao thông và an toàn lao động).
Các tác động chính trong giai đoạn hoạt động:
+ Bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông; + Gia tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông
+ Sự cố đối với cầu
Báo cáo ĐTM đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành.
Tất cả các biện pháp giảm thiểu đều khả thi đối với dự án.
Công ty sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo ĐTM:
+ Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng:
o Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung;
o Giảm thiểu các tác động của nước thải (nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt);
o Giảm thiểu các tác động của chất thải (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, lớp phủ bề mặt và lớp bùn hữu cơ);
o Giảm thiểu tác động do hoạt động nạo vét;
o Giảm thiểu các tác động văn hoá - xã hội (cản trở giao thông và an toàn lao động).
+ Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động:
o Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông;
o Trồng cây xanh và bảo vệ cảnh quan khu vực Dự án
o Giảm thiểu tai nạn giao thông;
o Giảm thiểu sự cố đối với cầu.
2. KIẾN NGHỊ
Khu Quản lý Giao thông Đô thị 1 đã được giao nhiệm vụ thực hiện dự án này tại Quận Bình Thạnh, vì vậy chúng tôi đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt báo cáo ĐTM để Dự án sớm được triển khai.
3. CAM KẾT
Ban QLDA cam kết dự án thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường. Dự án sẽ không gây bất kỳ hoạt động nào có thể dẫn tới ô nhiễm các thành phần không khí, nước... Dự án cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong khu vực lân cận.
Ban QLDA cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu dự án có bất kỳ vi phạm nào về việc bảo vệ môi trường.
Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng: Ban QLDA cam kết sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn xây dựng như đã trình bày trong chương 4, bao gồm:
+ Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung;
+ Giảm thiểu các tác động của nước thải (nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt);
+ Giảm thiểu các tác động của chất thải (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, lớp phủ bề mặt và lớp bùn hữu cơ);
+ Giảm thiểu các tác động văn hoá - xã hội (cản trở giao thông và an toàn lao động).
Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động: Ban QLDA cam kết sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động như đã trình bày trong chương 4, bao gồm:
+ Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông;
+ Giảm thiểu tai nạn giao thông; + Giảm thiểu sự cố đối với cầu.
Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường: Ban QLDA cam kết hoạt động của dự án tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường sau:
+ Tiêu chuẩn khu vực xung quanh QCVN 05:2009 (trung bình 1 giờ) quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản (bao gồm bụi tổng, CO, NO2, SO2) để đánh giá mức chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng không khí.
+ QCVN 06:2009/BTNMT Qui chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
+ TCVN (5949-1998, từ 6h-18h) Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
+ TCVN(6962-2001)-rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp-mức tối đa cho phép đối với môi trường khu vực công cộng và khu dân cư.
+ QCVN 09:2008/BTNMT giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
+ QCVN 08:2008/BTNMT cột B, giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt và ô nhiễm vi sinh.
+ QCVN 03:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Qui chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về nước thải sinh hoạt.
+ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế tại Quyết Định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ sơ thiết kế và thuyết minh của Dự án
2. Dữ liệu về hiện trạng môi trường khu vực dự án được thực hiện
3. Environmental Technology Series. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies - Part I and II. WHO, 1993.
4. Handbook for Environmental Engineering, Shun Dar Lin, Illinois State Water Survey, Peoria, Illinois, 2005
5. Air Emissons inventory 2005, General Michell International Airport Air Reserve Station, Milwaukee, WI, February 2006].
6. USEPA. January 1992. VOC/PM Speciation Data System – Version 1.50. United States Environmental Protection Agency, Office of air Quality Planning and Standard. Research Triangle, NC, USA.
7. WHO. Environmental Technology Series. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution. A Guide to rapid source inventory techniques and their use in formulating environmental control strategies - Part I and II. 1993.