Nguyên nhân của những phát sinh tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội băt buộc tại Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3.Nguyên nhân của những phát sinh tồn tại

a. Từ phía Nhà nước

Luật BHXH còn nhiều điểm chƣa hợp lí, đặc biệt là chế tài xử phạt đối với các đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHXH chƣa đủ sức răn đe. Các doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ để quay vòng vốn sản xuất kinh doanh, dù biết là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ phải bị phạt nhƣng chấp nhận nộp phạt. Mức xử phạt tối đa theo quy định trong luật BHXH là còn thấp. Ngoài việc phải đóng số tiền chƣa đóng, chậm đóng thì các doanh nghiệp còn phải đóng số tiền lãi do chƣa đóng, chậm đóng. Số tiền lãi phải đóng đƣợc tính theo công thức sau: t K D L 365 Trong đó:

L: số tiền lãi phải nộp do chƣa đóng, chậm đóng. D: số tiền chƣa đóng, chậm đóng.

K: tỉ lệ lãi suất của hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH trong năm. t: số ngày chƣa đóng, chậm đóng phải tính lãi.

Dựa vào công thức trên có thể thấy số tiền lãi phải đóng phụ thuộc rất lớn vào tỉ lệ lãi suất của hoạt động đầu tƣ quỹ BHXH trong năm. Nhƣng thực tế tỉ lệ này lại thấp hơn so với lãi suất vay tại các ngân hàng.

73

- Hệ thống các văn bản quy định, hƣớng dẫn thực hiện chính sách BHXH chƣa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu tính thống nhất gây khó khăn trong tổ chức thực hiện tại BHXH huyện Krông Nô.

- Hoạt động của cơ quan quản lí Nhà nƣớc về BHXH còn yếu, hiệu quả thấp. Việc ban hành các văn bản quy định, hƣớng dẫn thực hiện chính sách BHXH còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cụ thể trong từng thời kì, chƣa phù hợp với điều kiện thực tế.

- Thanh tra Nhà Nƣớc, thanh tra Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chƣa thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, xử phạt vi phạm Luật BHXH; thiếu những đợt kiểm tra đột xuất; xử lí vi phạm chƣa kiên quyết, thời gian xử lí dài nên tính chất cƣỡng chế chƣa cao, tình trạng trốn đóng, chậm đóng vẫn còn phổ biến.

b. Từ phía cơ quan BHXH

- Quy trình thu BHXH: quy trình thu BHXH còn nhiều bất cập nên đã tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho NLĐ, ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của NLĐ. Ví dụ nhƣ đối với các đơn vị sử dụng lao động lần đầu tham gia BHXH sẽ lập bản danh sách lao động tham gia BHXH sau đó nộp cho cơ quan BHXH. Cán bộ thu sẽ căn cứ vào bản danh sách đó để xác định quỹ tiền lƣơng làm căn cứ đóng BHXH, số tiền BHXH phải đóng của đơn vị. Nhƣ vậy, cơ quan BHXH dựa hoàn toàn vào sự khai báo mà không nắm đƣợc số lƣợng lao động và quỹ lƣơng thực tế của họ. Hay nhƣ khi có sự tăng lao động trong các đơn vị sử dụng lao động thì họ cố tình không khai báo hoặc tiến hành khai báo chậm, khai báo không đủ số lao động tăng để giảm số tiền BHXH phải đóng.

- Định kì hàng tháng, quý, bộ phận thu có tổng kết tình hình thu, nộp BHXH của từng đơn vị nhƣng chƣa có biện pháp truy thu hiệu quả. Sự liên kết giữa cơ quan BHXH với các doanh nghiệp và tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ.

74

- Công tác cấp sổ BHXH cho NLĐ chậm chễ, có nhiều sai sót, gây mất niềm tin ở NLĐ và đơn vị sử dụng lao động do sự phối hợp giữa bộ phận thu và bộ phận cấp sổ BHXH chƣa tốt.

- Cán bộ thu khi thực hiện nhiệm vụ của mình đi kiểm tra việc thu nộp BHXH vẫn chƣa kiên quyết xử lí các trƣờng hợp khất nộp, chậm nộp. Một số cán bộ còn nể nang do quen biết từ trƣớc hoặc ngƣời sử dụng lao động là chỗ quen biết nên thƣờng ngại đốc thu nộp BHXH.

- Về việc thông tin tuyên truyền chính sách BHXH: cơ quan BHXH đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác tuyên truyền trong việc vận động NLĐ và các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH. Tuy nhiên công tác này vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả cao nên nhiều NLĐ chƣa có hiểu biết đầy đủ về chính sách BHXH.

- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành có liên quan chƣa chặt chẽ. Trong công tác thu chủ yếu chỉ có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và cơ quan BHXH. Sự phối hợp giữa BHXH huyện Krông Nô với các cơ quan có liên quan nhƣ: ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cơ quan thuế, ngân hàng, thanh tra lao động,... còn lỏng lẻo.

- Cơ quan BHXH chƣa dành nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và vận động các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH, chƣa chủ động gặp gỡ, trao đổi với chủ sử dụng lao động ở khu vực này mà vẫn trông chờ vào sự tự giác tham gia BHXH của họ.

- Theo quy định tại Luật BHXH thì thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc về cơ quan Thanh tra lao động và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh chứ không phải do cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện. Vì vậy, khi phát hiện ra các sai phạm của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan BHXH sẽ báo cáo lên ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan thanh tra lao động để các cơ quan này xem xét và xử lí dẫn đến công tác xử phạt chậm, không kịp thời.

75

- Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp thƣờng tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh đƣợc với các đối thủ cạnh tranh. Mà việc tham gia BHXH cho NLĐ sẽ làm cho phi phí sản xuất tăng nên các doanh nghiệp thƣờng tìm cách trốn đóng BHXH.

Bên cạnh đó hoạt động công đoàn tại các doanh nghiệp còn yếu kém, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, hoạt động của các cán bộ công đoàn vẫn phụ thuộc vào chủ sử dụng lao động do đó quyền lợi của NLĐ không đƣợc đảm bảo.

- Các hình thức trốn đóng BHXH mà các đơn vị sử dụng lao động thƣờng sử dụng nhƣ: kí hợp đồng lao động dƣới 3 tháng đối với NLĐ, sau đó lại tiếp tục gia hạn hợp đồng, kéo dài thời gian thử việc của NLĐ; không đăng kí, khai báo hoặc đăng kí, khai báo không đầy đủ về số lao động thực tế đang làm việc tại đơn vị với BHXH huyện Krông Nô.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có đóng BHXH cho NLĐ thì họ cũng chỉ tham gia với mức tiền lƣơng tối thiểu còn tiền lƣơng thực tế mà NLĐ nhận đƣợc cao hơn nhiều. Điều này sẽ dẫn đến số thu BHXH thấp và quan trọng hơn nữa là NLĐ sẽ chịu thiệt thòi vì mức đóng thấp thì mức hƣởng sau này cũng sẽ thấp, ảnh hƣởng đến cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ.

Nhƣ vậy, thái độ và ý thức chấp hành pháp luật BHXH của đơn vị sử dụng lao động ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thu BHXH.

d. Từ phía NLĐ

- Đa số NLĐ chƣa có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH nên chƣa có ý thức tham gia BHXH. Nhiều ngƣời chỉ nhận thấy lợi ích trƣớc mắt là nếu tham gia BHXH thì tiền lƣơng, tiền công hàng tháng họ nhận đƣợc sẽ ít hơn nên đã không chủ động yêu cầu đƣợc tham gia BHXH ngay sau khi kí hợp đồng lao động.

- Những NLĐ có ý thức tham gia BHXH là quyền lợi chính đáng đã đƣợc quy định rõ trong luật BHXH nhƣng ngại không dám đấu tranh vì lo sợ chủ sử dụng lao động sẽ đuổi việc khi đó họ phải tìm kiếm công việc mới, ảnh hƣởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình mình.

76

Tóm lại, việc thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc huyện Krông Nô hiện nay chƣa đạt hiệu quả cao là do: NLĐ, NSDLĐ, cơ quan BHXH và Nhà nƣớc. Trong đó, sự phối hợp hoạt động giữa cơ quan BHXH và các cơ quan quản lí Nhà nƣớc có liên quan là quan trọng nhất. Bởi vì hiệu quả của sự phối hợp hoạt động sẽ nâng cao nhận thức của NLĐ, NSDLĐ trong việc tham gia BHXH cho NLĐ, trong việc đóng BHXH đầy đủ, tạo điều kiện để mọi ngƣời dân đƣợc tham gia BHXH, góp phần ổn định an sinh xã hội.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung chƣơng 2 của luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc ở huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Tác giả đã khái quát, phân tích những đặc điểm về tự nhiên, điều kiện xã hội, lao động, điểu kiện kinh tế nhƣ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ sở hạ tầng của huyện ... ảnh hƣởng đến công tác th BHXH bắt buộc trên địa bàn trong những năm qua.

Đồng thời tác giả cũng tiếp cận thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc huyện Krông Nô thông qua việc phân tích các số liệu thu thập đƣợc. Qua phân tích, tác giả hiểu đƣợc công tác thu BHXH bắt buộc hiện nay đến đâu cũng nhƣ những mặt đạt đƣợc và hạn chế của nó. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tổng hợp, xâu chuỗi, so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm đƣa ra các quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng để đƣa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thu BHXH bắt buộc ở huyện Krông Nô trong chƣơng 3.

77

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM

XÃ HỘI HUYỆN KRÔNG NÔ TỈNH ĐĂK NÔNG

3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN KRÔNG NÔ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội băt buộc tại Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 80)