Giới thiệu chung về huyệnKrông Nô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội băt buộc tại Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 41)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu chung về huyệnKrông Nô

a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Huyện Krông Nô đƣợc thành lập ngày 09/11/1987, theo Quyết định 212/HĐBT, của Hội đồng Bộ trƣởng có tổng diện tích tự nhiên 81.365,7 ha, đƣợc chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn; có toạ độ địa lý từ 12o11’16” đến 12o33’12” độ vĩ Bắc và từ 107o41’52” đến 108o05’41” độ kinh Đông;

- Phía Nam giáp huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông;

- Phía Bắc giáp huyện Cƣ Jút và huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông; - Phía Tây giáp huyện Đăk Mil và huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông; - Phía Đông giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, tỉnh ĐắkLắk.

* Địa hình, thổ nhưỡng.

- Huyện Krông Nô nằm về phía Đông bắc cao nguyên tỉnh Đăk Nông, độ cao trung bình 650-700m, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình phong hóa kiểu Bazan trẻ, tƣơng đối bằng phẳng, bị xâm thực và mức độ chia cắt nhẹ. Toàn huyện chia thành 2 dạng địa hình chính.

+ Địa hình đồi đỉnh bằng: diện tích 25.386,1 ha, chiếm 31,2% diện tích tự nhiên, tập trung khu vực phía Nam và phía Đông huyện, độ cao trung bình 600m, mức độ chia cắt nhẹ, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đã đƣợc khai thác và trồng cà phê, cao su và cây hàng năm với mức độ khá cao.

34

+ Địa hình sƣờn dốc diện tích 55.979,6 ha chiếm 68,8% diện tích tự nhiên, tập trung khu vực phía Tây và Bắc huyện. Độ cao trung bình 700 m, mức độ chia cắt mạnh, địa hình phức tạp, nhiều khe suối hợp thủy. Độ dốc chủ yếu 80

-150, ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay phần lớn diện tích đã khai thác vào trồng cà phê và hoa màu lƣơng thực.

- Huyện Krông Nô có diện tích 81.365,70 ha: Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN năm 1980, chuyển đổi sang hệ thống Quốc tế FAO- UNESCO năm 1995 và kết quả phân loại theo phƣơng pháp phân loại World Reference Base (WRB) của Viện QH & TKNN phối hợp với trƣờng đại học Leuven Vƣơng quốc Bỉ, trên địa bàn có 4 nhóm đất đai.

+ Nhóm đất đỏ - Ferralsols: (Fđ)

Chiếm 91,98 % diện tích tự nhiên, phân bố tƣơng đối đồng đều ở các xã. Đất có phì nhiêu cao, giàu chất hữu cơ, thành phần cơ giới nặng, đất có phản ứng chua pHkcl<5,5, thuận lợi phát triển cây cà phê, cao su, tiêu, sầu riêng…., đất đỏ trên đá Bazan có tỷ trọng rất lớn, chiếm tới 96,5% diện tích tự nhiên của huyện, là điều kiện rất tốt cho phát triển ngành nông nghiệp nói chung, và nhất là các cây công nghiệp nói riêng.

+ Nhóm đất xám – Acrisols (X):

Chiếm 2,54% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và có trên 8% sét đất có độ chặt khi khô và bở rời khi ẩm, đất có phản ứng chua, pHkcl 4- 5,5, thuận lợi trồng cây lúa nƣớc nơi đất bằng, nơi đất dốc thoát nƣớc tốt, độ phì cao, ít chua có thể trồng cây lâu năm.

+ Nhóm Gley – Gleysols - Gl:

Chiếm 0,69 % diện tích tự nhiên, phân bố ở các thung lũng, hợp thuỷ, vùng ngập nƣớc theo mùa (trƣớc đây gọi là đất dốc tụ và đất phù sa Gley). Đất bị ngập úng nhiều tháng trong năm, mực nƣớc ngầm nông, đất chua (pHkcl<5,5), có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa nƣớc và các cây ngắn ngày.

35

Chiếm 0,22% diện tích tự nhiên, phân bố ven các suối. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét, thƣờng có Gley yếu đến trung bình, chua vừa đến ít chua (ph H20 = 5,4-5,5). Đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng cân đối, giàu mùn, giàu đạm thích hợp trồng cây lúa, hoa màu.

* Khí hậu: Khí hậu huyện Krông Nô vừa mang tính chất khí hậu Cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô.

- Nhiệt độ trung bình năm 22,1°C, nhiệt độ cao nhất 35°C, tháng nóng nhất là tháng tƣ. Nhiệt độ thấp nhất 8,6°C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Có những năm nhiệt độ bất thƣờng nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nƣớc ảnh hƣớng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình năm là 2335 giờ.

- Lƣợng mƣa trung bình năm từ 2.200 - 2.400 mm, lƣợng mƣa cao nhất 3.000 mm. Tháng mƣa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mƣa ít nhất vào tháng 1, 2; số ngày mƣa trung bình năm là 197 ngày.

- Độ ẩm không khí trung bình 85%, độ ẩm thấp nhất năm là 14%. Độ bốc hôi mùa khô 14,6 - 15,7 mm/ngày, mùa mƣa 1,5-1,7 mm/ngày.

- Hƣớng gió thịnh hành mùa mƣa là Tây nam với tốc độ gió trung bình từ 1,1-2,8m/s; hƣớng gió thịnh hành mùa khô là Đông bắc với tốc độ gió bình quân từ 2,4 -5,4 m/s.

Khí hậu ở đây có ƣu điểm nổi bật nhất là khí hậu ôn hoà, mùa hè dịu mát, mùa đông không quá lạnh. Tuy nhiên ở đây có khó khăn cơ bản là mùa khô rất gay gắt và kéo dài, địa hình phức tạp khó giữ nƣớc nên trong mùa nóng có khả năng gặp hạn hán nghiêm trọng.

b. Đặc điểm xã hội

* Dân số: Huyện Krông Nô gồm 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn. Năm 2013 dân số trung bình 68.990 ngƣời, mật độ dân số 85 ngƣời/km2

. Các đơn vị cấp xã có mật độ dân số cao: TT Đăk Mâm có mật độ dân số 230 ngƣời/km2, xã Nam Xuân 232 ngƣời/km2, Nam Đà 220

36

ngƣời/km2; các xã có mật độ dân số thấp Đức Xuyên 34 ngƣời/km2

; Tân Thành 38 ngƣời/km2; Buôn Choah 44 ngƣời/km2. Trong đó dân tộc thiểu số 22.587 ngƣời, chiếm 32,74% tổng số dân; thành thị 6.358 ngƣời, chiếm 9,22%, nông thôn 62.632 ngƣời, chiếm 90,78%.

Bảng 2.1. Tình hình diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Krông Nô đến năm 2013

Stt Chỉ tiêu Diện tích Dân số Mật độ dân số (Ngƣời/km2 ) Số lƣợng (Km2) Kết cấu (%) Số lƣợng (Ngƣời) Kết cấu (%) 1 TT Đăk Mâm 27,67 3,40 6.358 9,22 229,78 2 Đăk Sôr 28,60 3,51 4.676 6,78 163,50 3 Nam Xuân 29,92 3,68 6.953 10,08 232,39 4 Nam Đà 53,05 6,52 11.651 16,89 219,62 5 Buôn Choah 53,06 6,52 2.325 3,37 43,82 6 Đăk Drô 51,63 6,35 7.610 11,03 147,39 7 Tân Thành 85,72 10,54 3.227 4,68 37,65 8 Nâm Ndir 115,78 14,23 7.719 11,19 66,67 9 Nâm Nung 104,92 12,89 5.674 8,22 54,08 10 Đức Xuyên 101,15 12,43 3.473 5,03 34,34 11 Đăk Nang 41,46 5,10 3.270 4,74 78,87 12 Quảng Phú 120,70 14,83 6.057 8,78 50,18 Tổng (BQ) 813,66 100,00 68.993 100,00 84,79

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Krông Nô năm 2013

Toàn huyện có 32.022 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm trên 46,42% dân số, lao động trong nông, lâm và thủy

sản là 19.476 ngƣời, 2% - -

37

kinh tế. Đặc điểm xã hội này là một yếu tố quan trọng tác động đến việc tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn.

Bảng 2.2. Tình hình lao động huyện Krông Nô giai đoạn 2009-2013

STT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2013 Tăng

giảm (+)/(-) Lao động (ngƣời) Cơ cấu (%) Lao động (ngƣời) Cơ cấu (%) I Nguồn lao động 28.210 100,00 32.022 100,00 3.812

1 Số ngƣời trong độ tuổi

lao động 26.754 94,84 30.716 95,92 3.961 - Có khả năng lao động 25.566 95,56 29.628 96,46 4.062 - Mất khả năng lao động 1.135 4,44 1.049 3,54 -86 2 Số ngƣời ngoài độ tuổi

thực tế tham gia LĐ 1.456 5,16 986 3,08 -469 - Trên độ tuổi lao động 806 55,37 325 32,99 -481 - Dƣới độ tuổi lao động 360 44,63 218 67,01 -142

II Phân theo lĩnh vực

hoạt động 28.210 100,00 32.022 100,00 3.812

1 Nông lâm thủy sản 21.753 77,11 19.796 61,82 -1.957 2 Công nghiệp - Xây dựng 2.226 7,89 4.220 13,18 1.995 3 Thƣơng mại - Dịch vụ 3.281 11,63 6.254 19,53 2.973

4 Ngành khác 951 3,37 1.752 5,47 801

TĐ: Số LĐ trong các DN 337 1.194

Nguồn: Niên giám thống kê huyệnKrôngNô năm 2013 * Dân trí: Theo số liệu thống kê huyện Krông Nô cho thấy trình độ dân trí của ngƣời dân còn thấp. Huyện mới hoàn thành việc phổ cập bậc trung học cơ sở vào năm 2012. Trên địa bàn huyện đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân cƣ (32,74%) nhƣng tập quán canh tác lạc hậu, tỉ lệ ngƣời đi học trên tổng số dân thấp, số lao động có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chƣa nhiều, trình độ dân trí còn thấp, đời sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo cao nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới

38

vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhận thức về chủ trƣơng chính sách còn nhiều hạn chế.

c. Đặc điểm kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế.

Từ năm 2009 – 2013, giá trị sản xuất (GTSX) các ngành kinh tế của huyện liên tục tăng; Giá trị sản xuất của huyện đã tăng từ 4.110.143 triệu đồng năm 2009 lên 6.727.711 triệu đồng năm 2013 (tăng gấp 1,52 lần so với năm 2009).

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy tốc độ tăng trƣởng GTSX bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt 10,95%/năm.Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 6,83%; công nghiệp xây dựng tăng 17,08%; ngành dịch vụ thƣơng mại tăng 17,31%.Công nghiệp phát triển theo 2 hƣớng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

Thƣơng mại - Dịch vụ tăng bình quân 17,31% trong đó các ngành dịch vụ quan trọng nhƣ bƣu chính - viễn thông, giao thông - vận tải, tài chính – tín dụng có tốc độ phát triển khá, đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân và doanh nghiệp.

GTSX từ nông nghiệp lớn nhất với 3.409.698 triệu đồng chiếm 50,68% GTSX của toàn huyện năm 2013. Vì vậy nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện.

39

Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế huyện Krông Nô từ 2009 đến 2013

Stt Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Thƣơng mại dịch vụ Tổng số Trong đó: Công nghiệp Tổng GTSX (tr.đ) 1 Năm 2009 4.110.143 2.617.735 572.041 379.192 920.367 2 Năm 2010 5.032.663 3.253.058 775.181 574.155 1.004.424 3 Năm 2011 5.909.724 3.503.044 940.954 790.804 1.465.726 4 Năm 2012 5.698.340 3.012.515 1.095.270 982.770 1.590.555 5 Năm 2013 6.227.711 3.409.698 1.074.813 930.813 1.743.200 Tốc độ tăng BQ (%) 10,95 6,83 17,08 18,45 17,31

Nguồn: Niên giám thống kê huyệnKrôngNô năm 2013 * Cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, từng bƣớc đƣợc chuyển dịch hợp lý, các ngành kinh tế phi nông nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tăng trƣởng kinh tế: Năm 2009 các ngành kinh tế phi nông nghiệp đóng góp 34,62%; đến năm 2013 đóng góp cao hơn giai đạt 49,32%.

Ngành nông - lâm - thuỷ sản từ 60,73% năm 2009 giảm xuống còn 50,68% năm 2013 trong cơ cấu. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng trƣởng chậm năm 2009 chiếm 13,27% trong cơ cấu, đến năm 2013 chỉ có 15,98%. Khu vực dịch vụ từ 21,35% năm 2009 tăng lên 25,91 năm 2013. Sự gia tăng tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp góp phần quan trọng trong sự chuyển dịch

40

cơ cấu kinh tế và sử dụng lao động với số lƣợng tƣơng ứng; lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân.

60,73 62,17 58,29 50,22 50,68 13,27 14,81 15,66 18,26 15,98 21,35 19,20 24,39 26,52 25,91 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nông, lâm, thủy sản CN-XD TM-DV

Hình 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Krông Nôgiai đoạn 2009-2013 2.1.2. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội huyện Krông Nô

a. Quá trình ra đời và phát triển.

BHXH huyện Krông Nô đƣợc thành lập theo quyết định số 25/BHXH- TCHC ngày 15/8/1995 của Giám đốc BHXH tỉnh Đăk Lăk. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập tỉnh Đăk Nông, từ ngày 01/01/2004 BHXH huyện Krông Nô là đơn vị trực thuộc của BHXH tỉnh Đăk Nông. Qua chặng đƣờng sau 20 năm hình thành và phát triển cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ, CNVC trong đơn vị và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành địa phƣơng BHXH huyện Krông Nô đã từng bƣớc phát triển và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho.

b. Chức năng, nhiệm vụ BHXH huyện Krông Nô

41

BHXH huyện Krông Nô là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Đăk Nông đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Đăk Nông tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT; quản lí thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Krông Nô theo phân cấp quản lí của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

BHXH huyện Krông Nô chịu sự quản lí trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Đăk Nông và chịu sự quản lí hành chính Nhà nƣớc của Uỷ ban nhân dân huyện Krông Nô.

BHXH huyện Krông Nô có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

* Nhiệm vụ

- Xây dựng, trình Giám đốc BHXH tỉnh Đăk Nông kế hoạch phát triển BHXH huyện Krông Nô trong dài hạn, ngắn hạn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác, đăng kí quản lí các đối tƣợng tham gia và hƣởng BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những ngƣời tham gia bảo hiểm.

- Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân.

- Hƣớng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT.

- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT không đúng quy định; tổ chức kí hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lí do uỷ ban nhân dân xã, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT ở xã, thị trấn theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của BHXH tỉnh Đăk Nông.

- Tổ chức kí hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kĩ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng

42

và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi ngƣời có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

- Tổ chức kí hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lí do ủy ban nhân dân xã, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã, thị trấn theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của BHXH tỉnh Đăk Nông.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức quản lí, lƣu trữ hồ sơ các đối tƣợng tham gia và hƣởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định.

- Tổ chức hƣớng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị-xã hội ở huyện, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội băt buộc tại Huyện Krông Nô, Tỉnh Đăk Lăk (full) (Trang 41)