Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 98)

7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo

3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có diện tích nhỏ nhưng cũng có nguồn năng lượng khá đa dạng với tiềm năng cơ bản có thể đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và dân sinh. Trữ lượng các nguồn năng lượng ở Việt Nam được đánh giá là khá

132 Nguyễn Quang Thuấn, Hướng tới hợp tác toàn diện Nga - ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI,

NXB Chính trị Quốc gia, 2007, tr. 307

133 Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga - Asean trong bối cảnh Quốc tế mới, NXB Chính trị Quốc gia, 2007, tr. 134

134 Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên), Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác Châu Á-TBD trong bối cảnh Quốc tế mới, - H. Khoa học xã hội, 2004, tr. 211

97

lớn, đặc biệt là dầu khí và than đá. Trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh. Tuy nhiên, trước yêu cầu bảo đảm nhu cầu về năng lượng để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài, nghĩa là phát triển bền vững, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân,…, ngành năng lượng Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn. Việc khai thác các nguồn năng lượng ở nước ta vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Đặc biệt, trên lĩnh vực dầu khí, Việt Nam là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp khai thác dầu khí thuộc loại trung bình trên thế giới. Nguyên nhân chính là do hiệu suất của hệ thống năng lượng thấp, công nghệ lạc hậu, thiếu các cơ sở chế biến và chuyển hóa năng lượng, và Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch tổng thể năng lượng. Điều đó dẫn đến việc ngành năng lượng nước ta còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Do vậy, cần phải có một chính sách năng lượng hợp lý cho một sự phát triển kinh tế hợp lý và bền vững. Vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu chiến lược năng lượng của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối tác truyền thống Liên bang Nga là hết sức cần thiết trong quá trình xây dựng và và hoàn thiện chiến lược năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế nước ta phát triển cân bằng, nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Qua nghiên cứu chính sách năng lượng và phân tích việc cải cách ngành năng lượng của Liên bang Nga, tác giả xin mạn phép tổng hợp một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển ngành năng lượng như sau:

- Thứ nhất, Việt Nam “cần đa dạng hóa các loại năng lượng, không chỉ là dầu, than, thủy điện mà còn cần đẩy mạnh năng lượng sức gió, mặt trời, năng lượng hạt nhân...”135, đồng thời cần có chiến lược, quy hoạch tổng thể nhằm phát triển ngành năng lượng. Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo, nhưng cho đến nay việc đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh sẵn có. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn năng lượng tái tạo chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các

135Lưu Ngọc Trịnh, Quyền Viện trưởng, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Ngoại giao năng lượng: Khi năng lượng trở thành vũ khí, http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=648, 13/3/2008

98

rào cản liên quan tới cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo. Đối với Việt Nam, việc phát triển năng lượng tái tạo là rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo việc làm... “Để làm được điều đó, Việt Nam sẽ cần có các chính sách phối hợp, bền vững ở cấp quốc gia và vùng lãnh thổ để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo; thúc đẩy và triển khai công nghệ mới; cung cấp các cơ hội thích hợp khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả các lĩnh vực quan trọng trên thị trường năng lượng”136.

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa. Tuy nhiên, để phát huy được thế mạnh và biến gió thành một nguồn năng lượng tái tạo thay thế có hiệu quả, ổn định và bền vững thì “Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng gió nói riêng nhằm tháo gỡ những khó khăn giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư vào năng lượng gió. Việc quy hoạch điện gió phải được lồng ghép vào quy hoạch phát triển ngành điện ở cấp tỉnh, thành phố. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng, hạ tầng, nguồn nhân lực để đầu tư, thực hiện các dự án điện gió và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án điện gió trên địa bàn theo thẩm quyền”137.

- Thứ hai, “đẩy mạnh các hoạt động đầu tư dầu khí trong nước, đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”138

. Việc tăng cường công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí và hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài trong việc tìm kiếm, thăm dò sẽ giúp gia tăng

136

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện Năng lượng, Hiện trạng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam,http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/hien- trang-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-thuc-day-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam.html, cập nhật ngày 05/6/2013

137Thái Sơn, Khuyến khích đầu tư phát triển điện gió tại Việt Nam,

http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_moitruong/item/22877702.html, cập nhật ngày 11/4/2014

138 Nguyễn Hồng Điệp - Trường Đại học Kinh tế, Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị, tr. 7

99

trữ lượng dầu khí của nước ta. Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngành dầu khí của nước ta cần phải có những thay đổi để thực hiện mở cửa thị trường và tăng cường hội nhập. Điều này không chỉ giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn, tranh thủ được công nghệ và kinh nghiệm quản lý, vận hành của các nước, mà còn mở ra cơ hội hợp tác, bổ sung điểm yếu của thị trường dầu khí Việt Nam và giúp phát triển nhanh ngành công nghiệp dầu khí.

- Thứ ba, cần có chính sách phát triển công nghiệp lọc hóa dầu hợp lý, “chuyển từ khai thác dầu thô xuất khẩu rồi nhập sản phẩm sang xây dựng nhà máy lọc dầu và khí hóa lỏng”139. Việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu khí trong nước không những sẽ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dầu thô của Việt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm dầu khí trong nước hiện đang chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu phát triển thành công công nghiệp lọc hóa dầu, thị trường dầu khí trong nước sẽ có một nguồn cung an toàn và ổn định và sẽ không còn phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

- Thứ tư, xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng. Việc phát triển ngành năng lượng đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Tính đồng bộ trong xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp năng lượng thể hiện từ khâu khai thác đến vận chuyển và phân phối đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, đối với lĩnh vực dầu khí, việc “khai thác phát triển mỏ đưa dầu thô và khí đốt vào bờ phải được vận chuyển qua đường ống dẫn chuyên dụng dầu khí đến tận các hộ tiêu thụ”140.

- Thứ năm, tăng cường chính sách tiết kiệm năng lượng. Theo đánh giá của Bộ Công thương, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển ngành năng lượng. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao hơn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời bảo vệ được môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, tiết kiệm ngoại tệ, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Các giải pháp chính được các chuyên gia xây dựng "Chính sách năng lượng quốc gia Việt Nam" đưa ra nhằm tiết kiệm năng lượng là cần thực hiện các biện pháp công nghệ, cải tiến quản lý, sửa chữa phục hồi, cải tiến thiết bị; đổi mới nâng cấp thiết bị,

139Lưu Ngọc Trịnh, Quyền Viện trưởng, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Ngoại giao năng lượng: Khi năng lượng trở thành vũ khí, http://www.tgvn.com.vn/printContent.aspx?ID=648, cập nhật ngày 13/3/2008

140Nguyễn Hồng Điệp - Trường Đại học Kinh tế, Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam, Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị, tr. 7

100

thay thế các thiết bị có hiệu suất thấp; đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị hiện đại có hiệu suất năng lượng cao; thực hiện các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm chế tạo các trang thiết bị và phương tiện sử dụng tiết kiệm năng lượng.

- Thứ sáu, cần xây dựng một chính sách ngoại giao năng lượng linh hoạt, mềm dẻo và một chính sách phát triển cân bằng. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc thực thi chính sách “ngoại giao năng lượng”, một vấn đề hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng đối với Việt Nam đó là tăng cường hiệu quả khai thác và sử dụng năng lượng, đồng thời, cần triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó tập trung khai thác các nguồn năng lượng thay thế trên cơ sở những thế mạnh riêng của Việt Nam về thủy điện, phong điện, điện mặt trời và phát triển năng lượng hạt nhân. Ngoài ra, cần có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất, cung cấp năng lượng theo hướng xã hội hóa để tránh sự độc quyền, đồng thời tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.

Đặc biệt, trong chính sách năng lượng đối với Trung Quốc ở Biển Đông, trước những động thái ngày càng ngang ngược nhằm xâm phạm chủ quyền các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và mưu đồ độc chiếm Biển Đông, “coi Biển Đông là sở hữu của riêng họ”, chúng ta cần có chính sách thật mềm mỏng, khéo léo nhằm bảo vệ chủ quyền và nguồn tài nguyên của đất nước, đồng thời cũng phải lên tiếng nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

- Thứ bảy, Việt Nam cần tăng cường quan hệ hợp tác với các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao như Nga, Mỹ, EU để học hỏi và cùng nhau khai thác. Trong đó, Việt Nam cần thúc đẩy quá trình hợp tác với đối tác chiến lược truyền thống Liên bang Nga và các tập đoàn năng lượng Nga trong việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ vốn và đào tạo nhân lực nhằm cải thiện tình hình xuất thô nhập tinh và chảy máu nguồn tài nguyên.

Tiểu kết chương 3

Nước Nga dưới thời Tổng thống Putin và Medvedev đã sử dụng năng lượng như một công cụ quyền lực hiệu quả và chiến lược. Lợi thế trời cho này không chỉ đơn thuần giúp Nga vực lại nền kinh tế sau những năm dài tăm tối do sự sụp đổ của Liên Xô, mà còn mang đến cho Nga những ưu thế về chính trị đối với các nước phụ

101

thuộc Nga về dầu khí, đặc biệt là khu vực luôn “khát dầu” châu Âu. Nó không chỉ là phần thưởng dành cho các nước đồng minh trung thành mà còn là cây quyền trượng để thể hiện sức mạnh nhằm răn đe những kẻ có ý đồ xâm hại đến lợi ích của Nga, là vũ khí sắc bén để trừng phạt những nước thù địch, chống đối. Với Nga, vấn đề năng lượng gần như đã được chính trị hóa một cách hoàn toàn. Nhờ vậy mà Nga đã lấy lại được tiếng nói của mình trong quan hệ quốc tế và nâng cao được sức mạnh của mình trong chính sách đối ngoại. Thông qua sự thành công của Nga trong việc xây dựng, thực thi và củng cố chính sách năng lượng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm và xây dựng cho mình một chính sách năng lượng hiệu quả nhằm góp phần đưa nền kinh tế nước nhà đi lên, đồng thời nâng cao vị thế và tiếng nói của mình trên trường quốc tế.

102

PHẦN KẾT LUẬN

Nước Nga kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền đã có những thay đổi đáng kể cả về vị thế kinh tế lẫn vị thế chính trị. Từ một quốc gia trì trệ, bao cấp thời hậu Xô Viết, giờ đây nước Nga đã lột xác trở thành một cường quốc khu vực, một đối trọng lớn trên bàn cờ quan hệ quốc tế. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga được ví như hình ảnh của một chú gấu khổng lồ thức dậy sau một giấc ngủ đông dài. Sự thay đổi đó là kết quả của một quá trình cải cách mạnh mẽ, liên tục, linh hoạt và toàn diện, trong đó, trọng tâm là cải cách năng lượng - xương sống của nền kinh tế Nga.

Qua phân tích ta thấy, với trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới, trữ lượng than đá đứng thứ hai, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, cùng với mạng lưới đường ống dẫn dầu khí rộng khắp, nước Nga quả xứng đáng với ngôi vị là nhà phân phối và đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn thế giới. Không những thế, với cả một quá trình phấn đấu, gây dựng không mệt mỏi, với một chương trình cải cách và phát triển toàn diện dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo tài ba - Putin, giờ đây Nga xứng đáng với ngôi vị “cường quốc năng lượng” hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ông Putin, với trí tuệ cao siêu, với sự nhạy bén của một nhà tình báo, với tầm nhìn mang tính chiến lược và quan trọng hơn cả là với một trái tim dành trọn cho nước Nga đã biết sử dụng lợi thế năng lượng của quốc gia giống như một loại vũ khí lợi hại giúp Nga giành chiến thắng không chỉ trên mặt trận kinh tế mà còn cả trên bàn cờ chính trị thế giới. Do vậy, Putin quả xứng đáng với biệt danh “Ông Vua năng lượng của Thế kỷ 21”.

Tuy nhiên, qua phân tích ta cũng thấy, trong nội tại ngành năng lượng Nga cũng đang tồn tại không ít những bất cập và yếu kém. Những khiếm khuyết trong vấn đề quản lý, trong cơ cấu xuất nhập khẩu, những yếu kém về công nghệ, về cơ sở hạ tầng,… là những nhân tố làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế, là những vật cản đường trong hành trình lấy lại vị thế của Nga. Hơn nữa, hiện nay nền kinh tế cũng như địa vị chính trị của Nga đang phụ thuộc rất nhiều vào dầu khí. Trong khi đó, theo dự báo, chỉ ¼ thế kỷ nữa là Nga sẽ cạn kiệt nguồn vàng đen và vàng xanh

103

này nếu như không tìm thêm được những mỏ dầu mới và không có tiến bộ trong kỹ thuật và công nghệ khai thác đá phiến sét để cạnh tranh với Mỹ và các nước khác. Vì vậy, Chính quyền Moscow đã không ngừng nghiên cứu và đánh giá tìm ra những biện pháp cải cách hợp lý, kịp thời và linh hoạt, giúp ngành năng lượng phát huy tối đa vai trò xương sống của nó trong nền kinh tế. Những biện pháp cải cách mà chính

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 98)