Cải cách về công nghệ

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 64)

7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo

2.3.4.Cải cách về công nghệ

Vấn đề đổi mới công nghệ cũng được coi là vấn đề sống còn trong chính sách cải cách ngành năng lượng của Nga. Khác với Liên Xô trước đây, ngày nay Nga quan niệm rằng “mặc dù là quốc gia rất giàu có tài nguyên thiên nhiên nhưng nó sẽ nhanh chóng cạn kiệt và hủy hoại môi trường sinh thái nếu không có những chính sách, biện pháp và những công cụ, công nghệ mới hữu hiệu”84. Hơn nữa, vấn đề công nghệ còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng của các công ty Nga bởi theo lời của ông Jean Pascal Tricoire, Giám đốc điều hành của Tập đoàn toàn cầu của Pháp - Schneider Electric - thì “danh tiếng của các công ty Nga và khả năng bán các sản phẩm của họ là dựa vào các công nghệ sạch, tiên tiến và hiệu quả”85. Do vậy, để nâng cao hiệu quả ngành năng lượng thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Điện Kremlin là phải “cải tiến công nghệ, giảm bớt tiêu hao trong khai thác dựa trên các tiến bộ kĩ thuật, dựa trên giá dầu trên thị trường thế giới và các thông số của chế độ thuế tài nguyên”86, khuyến khích áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến và đầu tư vào phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng. Mục tiêu chiến lược của vấn đề

82 Nguyễn Quang Thuấn, Quan hệ Nga - Asean trong bối cảnh Quốc tế mới, NXB Chính trị Quốc gia, 2007, tr. 276

83 TS. Nguyễn An Hà, Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, TCNCCA, Số 8, 2008, tr.12

84 TS. Nguyễn Cảnh Toàn, Dầu khí và chiến lược năng lượng của Nga, TCNCCA số 9, 2008, tr. 29

85

Holly Ellyatt, Why Russia Must Reform Its Energy Sector, http://www.cnbc.com/id/100834136, 21/6/2013

86Nguyễn An Hà, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Cảnh Toàn, Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, 2011, tr. 176

63

này là thiết lập một hệ thống công nghệ bền vững mang tính đổi mới trong lĩnh vực năng lượng nhằm cung cấp cho tổ hợp nhiên liệu năng lượng của Nga các trang thiết bị và công nghệ trong nước có hiệu quả cao, cũng như các giải pháp khoa học - kỹ thuật và đổi mới cần thiết để duy trì an ninh năng lượng của đất nước nói riêng và thế giới nói chung. Việc thành lập một “thung lũng Silicon” chuyên về khoa học công nghệ cao ở thành phố Skolkovo, ngoại ô Moscow là một bước tiến dài trong tiến trình đổi mới công nghệ của chính quyền Moscow. Mục tiêu chung của “thung lũng Silicon” này là hướng đến thương mại hóa các công nghệ đang được ưa chuộng trong các lĩnh vực năng lượng, y sinh, công nghệ thông tin, viễn thông và kỹ thuật hạt nhân, từ đó có thể đa dạng hóa nền kinh tế của Nga, giúp nền kinh tế này khỏi lệ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt.

Trước hết, Điện Kremlin đã thực hiện “hiện đại hóa và cải tổ hoạt động của những nhà máy lọc dầu, phát triển sản xuất khí hóa lỏng thiên nhiên và tăng cường xuất khẩu khí đốt và các sản phẩm hóa dầu”87. Điển hình cho hoạt động cải tổ này là tập đoàn dầu mỏ hàng đầu của Nga - Rosneft - đã quyết định xây dựng nhà máy lọc dầu lớn tại Nakhotca - Primonie. Nhà máy này có công suất 20 triệu tấn và hoàn thành vào năm 2013. Việc cải tổ các nhà máy lọc dầu giúp Nga thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến nhằm nâng cao hiệu suất và giá thành, tránh lãng phí cho ngành năng lượng.

Tiếp theo đó, Chính quyền Moscow cho chế tạo tàu phá băng nguyên tử thế hệ mới mang tên LK-60 nhằm tiến sâu vào biển Bắc Cực để khám phá và khai thác nguồn dầu khí dồi dào nơi đây. Con tàu được khởi công vào ngày 5/11/2013 tại nhà máy đóng tàu Baltic thuộc thành phố Saint Peterburg và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017. Với chiều dài 173 m, chiều rộng 34 m, tải trọng 23000 tấn và được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân công suất lên đến 175 MW, LK-60 sẽ là con tàu đa năng, hai mớn nước, sử dụng năng lượng nguyên tử và có công suất lớn nhất trên thế giới. Theo ông Evgheni Appolonov, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm khoa học quốc gia Krylov, giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực đóng tàu cho vùng cực thì với các

87 TS. Nguyễn An Hà, Chiến lược dầu khí của Liên bang Nga và triển vọng hợp tác Việt – Nga tới 2020, TCNCCA số 3, 2011, tr. 32

64

thông số kỹ thuật trên, LK-60 có thể vận hành trong các vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, làm việc cả ở những phần nước sâu của hành trình đường biển phía Bắc và cả vùng nước nông của thềm lục địa.

Không dừng lại ở đó, các nhà khoa học Nga còn phát minh ra các công nghệ mới trong việc sản xuất các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho những nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt như chế tạo bộ thu năng lượng mặt trời mới, hay công nghệ chiết xuất năng lượng từ nước thải.

Khác với bất cứ nguồn năng lượng nào, mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, sẽ tỏa sáng 5 tỷ năm nữa và thậm chí là lâu hơn thế. Do đó, việc sáng chế ra bộ thu năng lượng mặt trời mới có bề ngoài giống các pin mặt trời, với khả năng đun nóng nhanh lượng nước đáng kể trong thời gian ngắn sẽ giúp cho Chính phủ cũng như người dân Nga tiết kiệm được rất nhiều nguồn năng lượng không tái sinh khác. Bộ thu này được đánh giá là có khả năng làm việc hiệu quả hơn nhưng lại có giá thành rẻ hơn gấp đôi so với sản phẩm tương tự được sản xuất tại Mỹ, Đức và Trung Quốc. Tương tự như thế, việc tạo ra thiết bị chiết xuất năng lượng từ nước thải tại thành phố Kazan - nơi được mệnh danh là "Thủ đô thứ ba" của nước Nga - cũng là bước tiến lớn về công nghệ giúp chính quyền thành phố cũng như Chính phủ Nga giải quyết được vấn đề bức thiết là sử dụng nhiệt thải vào ngành năng lượng và công nghiệp một cách hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường. Thiết bị với tên gọi là xi phông nhiệt lạnh xoáy này cho phép thu nhận điện năng nhờ làm lạnh kênh nước thải đô thị và các hồ chứa tự nhiên và được ứng dụng vào các khối nhà chung cư, các bộ lọc xử lý nước thải thành phố, công nghiệp năng lượng, hóa dầu, luyện kim và v.v.... Điều này có thể giúp giảm bớt chi phí tiêu thụ điện trong các doanh nghiệp đến 2-3 lần. Sáng chế Kazan là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới. Nguyên mẫu của cấu trúc tương lai đã được thiết kế và sẵn sàng cho thử nghiệm thí điểm. Hiện tại, các chuyên viên ở “thủ đô thứ ba” của Nga đang tìm ra phương án nhằm ứng dụng đại trà thiết bị này tại các xí nghiệp trong nước.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, với những bất cập và yếu kém còn tồn tại của ngành năng lượng, yêu cầu đặt ra đối với ngành năng lượng Nga nói riêng và Chính phủ Nga nói chung là

65

phải có những biện pháp cải cách. Để có thể trở thành TOP 5 của nền kinh tế thế giới, chi phối được nhiều nước, đặc biệt là để có thể sử dụng năng lượng “như một công cụ sắc bén” trong quan hệ quốc tế, Chính phủ Nga đã đưa một hệ thống các chiến lược năng lượng và các biện pháp cải cách hợp lý, linh hoạt và kịp thời. Cải cách ngành năng lượng là một quá trình tự hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu tự thân của mỗi nền kinh tế ở mỗi quốc gia, trong đó có Nga, trong một khoảng thời gian lịch sử nhất định và luôn vận động, phát triển không ngừng để phù hợp với tình hình mới. Cải cách ngành năng lượng của Nga là một tất yếu khách quan để nền kinh tế Nga tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu mới. Nó vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là nhân tố mới trong dòng chảy kinh tế quốc tế, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước đối tác, trong đó có Việt Nam. Những biện pháp cải cách toàn diện ngành năng lượng mà Chính phủ Nga đưa ra bao gồm: cải cách về cơ cấu tổ chức, cải cách chính sách phát triển ngành dầu khí, cải cách cơ sở hạ tầng ngành năng lượng, cải cách về công nghệ đã và đang mang lại những kết quả tích cực cả về mặt kinh tế lẫn chính trị, góp phần duy trì và làm tăng ảnh hưởng của Nga trong quan hệ quốc tế.

66

Chương 3. VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG VÀ CẢI CÁCH NĂNG

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 64)