Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến 2030

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 40)

7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo

2.2.2.Chiến lược năng lượng Nga giai đoạn đến 2030

Chính phủ Nga đã thành lập 13 tiểu ban công tác liên ngành gồm 150 chuyên gia từ các Viện Hàn lâm Khoa học Nga, các viện chuyên ngành, các cơ quan trung ương và các cơ quan chính quyền các tỉnh/ thành phố, các công ty năng lượng lớn nhằm nghiên cứu cải tiến “ES-2020” và kéo dài đến năm 2030. Ngày 23/8/2009, Chính phủ Liên Bang Nga đã thông qua đề án “ES-2030” và đến ngày 13/11/2009 thì ES-2030 chính thức được phê chuẩn. Mục tiêu của “ES-2030” là nhằm tối đa hóa việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và tiềm lực năng lượng nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường vị thế của Nga trên thị trường năng lượng thế giới và tăng cường tiếng nói của Nga trong quan hệ quốc tế. Theo đó, ES-2030 sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc vượt qua khủng hoảng và hiê ̣n đa ̣i hóa tổ hợp nhiên liê ̣u năng lượng trong nước . Giai đoạn này sẽ kết thúc trong khoảng năm 2013-2015 tùy thuộc vào mức độ của cuộc khủng hoảng và tốc độ phục hồi của nền kinh tế và ngành năng lượng. Do đó, giai đoạn này cần phải tạo ra các điều kiện cần thiết và loại bỏ các rào cản cả ở trong và ngoài nước. Đồng thời, cần phải điều chỉnh và đồng bộ hóa các kế hoạch và các chương trình phát triển ngành năng lượng bằng các biện pháp đã nêu trong “Đường lối Phát triển Kinh tế - Xã hội dài hạn của Liên bang Nga tới năm 2020”.

Giai đoạn thứ hai bao gồm quá trình đổi mới và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho nền kinh tế mới . Nhiê ̣m vu ̣ của giai đoa ̣n thứ hai là đến năm 2022 phải nâng cao tính hiệu quả của ngành năng lượng nhờ phát triển ứng nghiệm . Theo đó, giai đoạn thứ hai sẽ được đánh dấu bằng việc tăng hiệu quả năng lượng trong tổ hợp nhiên liệu năng lượng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung thông

39

qua việc hiện đại hóa sản xuất, sửa đổi các quy định, thực hiện cải cách và các dự án năng lượng cần nhiều vốn đã được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên ở Đông Siberia, Viễn Đông, thềm lục địa của vùng biển Bắc Cực và bán đảo Yamal. Ở giai đoạn này, tổ hợp nhiên liệu năng lượng cần được đổi mới hoàn toàn bằng việc cải cách công nghệ trong nước, cũng như thông qua hợp tác quốc tế. Chính trong giai đoạn này, tổ hợp nhiên liệu năng lượng dự kiến sẽ không còn giữ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế và ngân sách của Nga mà thay vào đó là các nguồn năng lượng sáng tạo mới dựa trên sản xuất và các dịch vụ khoa học chuyên sâu công nghệ cao.

Giai đoạn thứ ba bao gồm việc phát triển một nền kinh tế đổi mới. Theo đó, đặc trưng của giai đoạn này là công nghệ mới và quá trình chuyển đổi ngành năng lượng. Rủi ro chính của giai đoạn thứ ba nằm trong việc đưa ra mức độ cần thiết về chất lượng và hiệu quả của việc cải cách ngành năng lượng. Giai đoạn này sẽ kết thúc vào năm 2030.

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 40)