Cải cách cơ sở hạ tầng ngành năng lượng

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 52)

7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo

2.3.3. Cải cách cơ sở hạ tầng ngành năng lượng

Là một cường quốc về năng lượng, Nga hiểu rõ rằng “trong thế giới mà an ninh năng lượng là sống còn, quyền lực sẽ thuộc về những người kiểm soát hệ thống phân phối toàn cầu và Nga đang cố gắng giành độc quyền về vận chuyển khí đốt từ Trung Á sang châu Âu cũng như khai thác các mỏ khí đốt khổng lồ của Iran để củng cố quyền kiểm soát buôn bán khí đốt”77. Tuy sở hữu hệ thống đường ống dẫn dầu khí xuyên lục địa dài nhất thế giới, nhưng hệ thống đường ống của Nga tương đối cũ kỹ và lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu. Do vậy, cải cách cơ sở hạ tầng năng lượng là một việc làm không thể thiếu trong quá trình cải cách ngành năng lượng của Nga. Việc cải cách cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga được thực hiện trên từng khu vực thông qua các dự án xây dựng các các tuyến đường ống dẫn dầu khí mới, các tuyến đường sắt nối liền miền Đông với miền Tây và khôi phục và phát triển các cảng biển. Các tuyến đường ống mới này không chỉ giúp Nga tránh xa các quốc gia quá cảnh phiền hà như Ucraina mà còn giúp Nga đa dạng hóa các địa điểm giao hàng xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro vận chuyển theo hướng Tây. Bên cạnh đó, việc xây dựng các kho dầu và bến cảng biển phục vụ cho xuất khẩu dầu sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng xuất khẩu toàn diện và giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác trong vấn đề này.

a) Trên lãnh thổ nước Nga

Chính phủ Nga đã và đang tiến hành một loạt các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ nước Nga, trong đó nổi bật nhất là các dự án trên bán đảo Yamal

76Về cuộc chiến khí đốt tại Địa Trung Hải, TLTKĐB - TTXVN, Số 144-TTX, Thứ bảy ngày 1/6/2013 77 TS. Nguyễn An Hà – Viện Nghiên cứu Châu Âu, Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, TCNCCA số 8, 2008, tr. 12

51

như: tuyến đường ống dẫn khí Bovanenkovo – Ukhta và Ukhta – Torzhok, tuyến đường sắt Obskaya – Bovanenkovo; các tuyến đường ống truyền tải năng lượng ở vùng Viễn Đông và Đông Siberia; và dự án phát triển các nhà máy LNG.

Các dự án trên bán đảo Yamal

- Tuyến đường ống dẫn khí Bovanenkovo – Ukhta và Ukhta – Torzhok:

Hình 2.1: Tuyến đường ống dẫn khí Bovanenkovo – Ukhta và Ukhta – Torzhok

Nguồn: http://www.gazprom.com/about/production/projects/pipelines/by-ytg/

Kể từ năm 2002, Gazprom đã xác định bán đảo Yamal là một khu vực mang nhiều lợi ích chiến lược bởi trữ lượng khí đốt khổng lồ nơi đây. Việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Yamal sẽ giúp Nga sử dụng hiệu quả lợi thế dầu khí, từ đó củng cố hơn nữa vị thế của Nga trên thị trường năng lượng thế giới. Do đó, hệ thống đường ống dẫn khí Bovanenkovo – Ukhta và Ukhta – Torzhok ra đời nhằm vận chuyển khí đốt từ Yamal đến vùng trung tâm của Nga. Tuyến đường ống này dài khoảng 2400 km, gồm hai nhánh là Bovanenkovo – Ukhta, có chiều dài 1100 km, với công suất thiết kế là 140 tỷ m3

khí và Ukhta – Torzhok, có chiều dài 1300 km, với công suất 81,5 tỷ m3 khí. Kế hoạch xây dựng tuyến đường ống được Gazprom lập ra kể từ năm 2006. Năm 2007, tuyến đường ống được khởi công xây dựng và đến tháng 5/2012, nhánh đầu tiên của tuyến đường ống nối mỏ Bovanenkovo đến Ukhta được hoàn

52

thành cùng 27 trạm nén khí hiện đại và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012. Nhánh thứ hai của tuyến đường ống nối từ Ukhta đến Torzhok cũng đang được thực hiện cùng 8 trạm nén khí và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016.

- Tuyến đường sắt Obskaya – Bovanenkovo

Dự án đường sắt Obskaya-Bovanenkovo là một phần của một hệ thống giao thông vận tải được lên kế hoạch xây dựng nhằm cải thiện phương tiện vận chuyển trên bán đảo Yamal. Đây là một trong những dự án cơ sở hạ tầng giao thông được thực hiện bởi Tập đoàn Gazprom. Tuyến đường sắt này sẽ giúp cung cấp vật tư và thiết bị nhằm phát triển mỏ Bovanenkovo cũng như vận chuyển các sản phẩm hydrocarbon lỏng từ các mỏ trên bán đảo Yamal. Tuyến đường sắt này có độ dài 572 km, trong đó có 472 km đã được hoàn thành gồm 5 ga tàu, 12 đường nhánh và 70 cây cầu với tổng chiều dài hơn 12 km sẽ cho phép Gazprom bắt đầu khai thác trên quy mô lớn các mỏ dầu khí trên bán đảo Yamal.

Hình 2.2: Tuyến đường sắt Obskaya – Bovanenkovo

Nguồn: http://www.gazprom.com/about/production/projects/mega- yamal/railway/

53

Các tuyến đường ống truyền tải ở vùng Viễn Đông và Đông Siberia

Trong đó, tiêu biểu nhất là Hệ thống truyền tải khí đốt Sakhalin – Khabarovsk – Vladivostok: Đây là một trong những hệ thống truyền tải được ưu tiên xây dựng và phát triển đầu tiên ở khu vực Đông Nga. Với chiều dài hơn 1800 km, công suất truyền tải khoảng 30 tỷ m3

khí mỗi năm, đường ống này được xây dựng nhằm cung cấp khí đốt cho các vùng Khabarovsk và Primorsky Krais, khu vực người Do Thái tự trị và Sakhalin Oblast. Đường ống được vận hàng kể từ năm 2011.

Hình 2.3: Tuyến đường Sakhalin – Khabarovsk – Vladivostok

Nguồn: http://www.gazprom.com/about/production/projects/pipelines/shvg/

Dự án phát triển các nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)

Trong “kỷ nguyên vàng của khí đốt” và trước xu hướng sử dụng LNG trên toàn thế giới, Điện Kremlin đang có những bước đi cạnh tranh nhằm chiếm thế thượng phong trên thị trường LNG toàn cầu trước các đối thủ khác. Do đó, Kremlin đã lên kế hoạch xây dựng các nhà máy LNG nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng của thế giới.

- Nhà máy Sakhalin II

Nhà máy Sakhalin II được khởi công xây dựng từ năm 2003 và đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2009 đã trở thành nhà máy LNG ngoài khơi đầu tiên của Nga

54

trên đảo Sakhalin và là nhà máy tích hợp lớn nhất thế giới với công suất hàng năm là 9,6 triệu tấn mỗi năm. Việc đưa nhà máy Sakhalin II đi vào hoạt động đã đưa nước Nga đã trở thành một nhân tố mới trên thị trường LNG toàn cầu. Sakhalin II có thể dự trữ khoảng hơn 600 tỷ m3

khí đốt và 170 triệu tấn dầu và khí ngưng tụ, và chiếm 4,5 % của thị trường LNG toàn cầu. Nó đáp ứng khoảng 9,5 % nhu cầu khí đốt của Nhật bản và 6 % nhu cầu khí đốt của Hàn Quốc. Nhà máy này được quản lý và điều hành bởi Công ty Sakhalin Energy Ltd. Hiện nay, Nga đang có ý tưởng mở rộng công suất của nhà máy lên gần 15 triệu tấn khí đốt mỗi năm.

- Dự án Vladivostok LNG

Đây là dự án rất quan trọng đối với việc phát triển của hệ thống cung cấp khí đốt thống nhất của Nga ở khu vực phía Đông và thúc đẩy nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Dự án này sẽ cho công suất hàng năm trên 15 triệu tấn và sẽ được xây dựng gần Vladivostok. Hiện nay, Gazprom đang tiến hành thiết kế nhà máy và bản thiết kế sẽ được hoàn thành trong quý III năm 2014. Dự kiến, nhà máy sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm vào năm 2018. Dự án này ra đời sẽ giúp Nga ngày càng tích cực hơn trong việc chinh phục thị trường châu Á và củng cố vững vàng vị thế của mình tại khu vực này.

- Dự án Baltic LNG

Dự án này được vạch ra nhằm hướng tới thị trường châu Âu và Mỹ La tinh. Theo đó, một nhà máy LNG sẽ được xây dựng tại khu vực Leningrad. Sản lượng của nhà máy sẽ được cung cấp cho khu vực Kaliningrad, và cũng sẽ được dự trữ để chuyển tới vùng Baltic. Nhà máy này sẽ có công suất khoảng 10 triệu tấn một năm.

b) Khu vực EU

Nhằm phát huy tối đa vai trò của nhà cung cấp năng lượng cho toàn thế giới và nhằm tránh bị gián đoạn nguồn cung, Nga đã cùng với một số khách hàng quan trọng của mình ở châu Âu thực hiện xây dựng một loạt các đường ống dẫn dầu khí mới như Dòng chảy Xanh (Blue Stream), Dòng chảy phương Bắc (Nord/ North Stream), Dòng chảy phương Nam (South Stream), …. Trong đó, Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Nam là hai tuyến đường ống quan trọng, giúp Nga tạo thế "gọng kìm năng lượng" với Châu Âu từ hai phía.

55 - Dự án “Dòng chảy Xanh” (Blue Stream)

Vào ngày 15/12/1997, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc xây dựng đường ống dẫn dầu khí chạy dưới lòng biển mang tên Blue Stream. Đồng thời Tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga và Công ty dầu khí Botas của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký với nhau một hợp đồng mua bán khí đốt. Theo đó, 365 tỉ m3 khí sẽ được cung cấp sang Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống Blue Stream trong vòng 25 năm. Bluea Sream là một đường ống dẫn khí dài 1213 km đi qua Biển Đen sang Thổ Nhĩ Kỳ, với mức đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD, có khả năng chuyển tải khoảng 16 tỷ m3 khí mỗi năm. Đường ống dẫn này được công ty liên doanh giữa Gazprom của Nga và Công ty Eni của Ý mang tên Blue Stream Pipeline B.V xây dựng nhằm mục đích đa dạng hóa các tuyến đường vận chuyển khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ và tránh đi qua các nước thứ ba. Đường ống được hoàn thành vào năm 2002 và đến tháng 2/2003 thì dòng khí đốt đầu tiên được chuyển qua đường ống này. Và “tính đến ngày 11/3/2014 lượng khí cung cấp thông qua Blue Stream đạt 100 tỷ m3”78. Hiện Nga đang quan tâm đến việc kéo dài đường ống này tới Hungary. Nếu dự án này thành công, Nga sẽ có được một đường ống dẫn dầu từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Áo.

Hình 2.4: Dòng chảy xanh – Blue Stream

Nguồn: http://www.gazprom.com/about/production/projects/pipelines/blue- stream/

56

- Dự án “Dòng chảy phương Bắc” (Nord/North Stream)

Sau nhiều lần gặp phải phiền hà do các nước quá cảnh Ucraina và Belarus gây ra khiến cho nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang EU bị gián đoạn, gây khó khăn cho cả hai phía, các nhà lãnh đạo Nga đã cùng với các nhà lãnh đạo Đức thống nhất về việc xây dựng một tuyến đường ống dẫn dầu mới mang tên “Dòng chảy phương Bắc” nhằm mục đích đưa khí đốt Nga chạy thẳng tới Đức qua biển Baltic. Đối với Gazprom, “Dòng chảy phương Bắc” là nhân tố rất cần thiết để mở rộng ảnh hưởng của tập đoàn ở châu Âu. Tuyến đường ống được xây dựng trên Biển Baltic, đi qua các khu đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Hình 2.5: Dự án Dòng chảy phương Bắc

Nguồn: http://www.gazprom.com/f/posts/34/784591/map-nord-stream-en.jpg

Tuyến đường ống này dài hơn 1200 km với tổng giá trị đầu tư 8,8 tỉ Euro (tương đương 12,5 tỉ USD), nối từ Vyborg của Nga đến Greifswald của Đức, gồm hai đường ống chạy song song được đặt ngầm ở đáy biển Baltic và do công ty Nord Stream AG thực hiện. Đường ống đầu tiên của Dòng chảy phương Bắc đã được hoàn thành vào tháng 6 năm 2011 và bắt đầu chuyển dầu từ giữa tháng 8 năm 2011. Đường ống song song thứ hai khởi công từ tháng 5 năm 2011 và cũng đã đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2012. Sau khi hoàn thành, đường ống Dòng chảy phương Bắc mỗi năm có thể vận chuyển 55 tỷ m3

57

các nước Scandinavia và Anh đang quan tâm đến việc mở rộng hệ thống Dòng chảy phương Bắc và theo đó công ty Nord Stream AG cũng đang nghiên cứu và xem xét các khả năng nhằm xây dựng thêm một hoặc hai dây đường ống dẫn khí thuộc tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc này, trong đó sẽ có một đường ống dẫn khí trực tiếp sang Vương quốc Anh. Triển vọng này khiến Gazprom rất hài lòng, bất chấp sự khó chịu tại châu Âu về sự phụ thuộc ngày càng tăng của EU vào khí đốt tự nhiên của Nga.

- Dự án “Dòng chảy phương Nam” (South Stream)

Tiếp theo sự thành công của “Dòng chảy phương Bắc”, Nga tiếp tục thực hiện dự án xây dựng “Dòng chảy phương Nam” nhằm mục đích đa dạng hóa các tuyến đường xuất khẩu khí đốt tự nhiên và loại bỏ rủi ro quá cảnh. “Dòng chảy phương Nam” là dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu của Gazprom nhằm xây dựng một đường ống dẫn khí với công suất 63 tỷ m3 (tức 15 % nhu cầu năng lượng EU) xuyên qua Biển Đen đến Nam và Trung Âu và cung cấp khí đốt cho 6 quốc gia trong giai đoạn 1 gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Áo và Italia và 4 quốc gia ở giai đoạn 2 gồm Croatia, Macedonia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống đường ống dẫn khí mới này sẽ nâng cao đáng kể an ninh năng lượng toàn lục địa châu Âu.

Hình 2.6: Đường đi của dòng chảy phương Nam

58

Phần ngoài khơi của đường ống Dòng chảy phương Nam có tổng chiều dài 930 km sẽ chạy dưới Biển Đen qua vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ và đặt ở độ sâu tối đa là hơn 2 km, với công suất thiết kế lên tới 63 tỷ m3. Phần trên đất liền sẽ đi qua lãnh thổ của các quốc gia Bulgaria, Serbia, Hungary và Slovenia. Đường ống dẫn khí này sẽ kết thúc tại trạm đo khí Tarvisio ở Italia. Hiện nay, việc xây dựng đường ống dẫn khí đang được tiến hành ở Nga, Bulgaria và Serbia. Gazprom cũng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Dòng khí đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển đến các khách hàng châu Âu vào cuối năm 2015 và sẽ đạt đủ công suất vào năm 2018. Ngoài ra, để có đủ khí đốt cho đường ống, Nga sẽ mở rộng hệ thống truyền tải khí đốt của mình bằng cách xây dựng thêm 2506,2 km đường ống dẫn và 10 trạm nén khí với tổng công suất 1516 MW. Dự án này được đặt tên là “Hành lang phía Nam” và sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn trước năm 2018.

Như vậy, việc đạt được thỏa thuận với các quốc gia ở Trung và Nam Âu trong việc xây dựng South Stream thâm nhập thẳng vào trung tâm châu Âu, nơi tập trung các nền kinh tế trọng tâm của EU, đã đánh dấu sự thắng lợi của Nga trong ván bài năng lượng với châu Âu. Đồng thời, việc South Stream đi vào hoạt động sớm sẽ giúp Nga giành được ưu thế trước dự án Nabucco - dự án nhằm dẫn khí đốt từ Trung Đông sang châu Âu - và làm tăng sức mặc cả của Nga với châu Âu trong vấn đề năng lượng. Ước mơ đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng với châu Âu vẫn còn là xa vời và trong tương lai châu Âu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào Nga về vấn đề năng lượng.

- Dự án Yamal – châu Âu 2

Ngoài các dự án đường ống lớn kể trên, một dự án khác không kém tầm quan trọng là dự án đường ống Yamal – châu Âu 2. Kể từ năm 2005, Chính phủ Nga đã có kế hoạch xây dựng nhánh thứ hai của đường ống Yamal – châu Âu. Vào tháng 4/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Gazprom nghiên cứu khả năng thực hiện dự án xây dựng đường ống Yamal - châu Âu 2 nhằm dẫn khí từ biên giới Belarus qua Ba Lan tới Slovakia, với vốn đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD và sẽ hoàn thành vào năm 2019. Đây là đường ống được đánh giá là rất quan trọng đối

59

với các nước như Ba Lan, Slovakia, Hungary, bởi vì việc thực hiện tốt các dự án này sẽ tăng tính khả thi và ổn định của nguồn cung cấp khí đốt cho các nước này.

c) Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)