Cải cách chính sách phát triển ngành dầu khí

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 46)

7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo

2.3.2. Cải cách chính sách phát triển ngành dầu khí

Mục tiêu chiến lược hiện nay của ngành dầu khí của Nga là nhằm đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ra thị trường thế giới và đảm bảo doanh thu ổn định cho ngân sách của Liên bang Nga, góp phần phát triển ổn định nền kinh tế và đưa nước Nga lên một tầm cao mới. Do vậy, Chính phủ Nga đã thực hiện những biện pháp cải cách những bất cập trong việc phát triển ngành dầu khí bao gồm: đổi mới các quy định, đa dạng hóa khu vực khai thác và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Đổi mới các quy định cho hoạt động phát triển ngành dầu khí

Trước tiên là các biện pháp quy định chống độc quyền nhằm mục đích kiềm chế và ngăn ngừa sự lạm dụng vai trò thống trị và cấu kết với nhau của các công ty nhà nước để chống sự cạnh tranh trên thị trường trong nước.

66Nga chuyển hướng khai thác than về khu vực miền Đông, http://www.vietnamplus.vn/nga-chuyen-huong- khai-thac-than-ve-khu-vuc-mien-dong/253542.vnp, cập nhật ngày 10/4/2014

45

Thứ hai là siết quy chế thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa của Nga. Theo đó, nhằm ngăn chặn thảm họa sinh thái như từng xảy ra tại Vịnh Mexico năm 2010, Chính phủ Nga chỉ cho phép những công ty có khả năng đền bù thiệt hại tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa của mình, hay nói cách khác, đó là những công ty có công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên gia, có nguồn kinh phí dồi dào để có thể khắc phục sự cố, cũng như có khả năng đền bù thiệt hại đối với môi trường xung quanh và các nguồn sinh học.

Thứ ba, dành nhiều ưu đãi cho việc phát triển dầu khí ngoài khơi bằng cách đề ra một số quy định mới nhằm đảm bảo sự lãnh đạo trên thị trường năng lượng toàn cầu. Những đề xuất mới của Tổng thống Putin bao gồm bãi bỏ thuế xuất khẩu với những dự án dầu khí khả thi ngoài khơi, cho phép các công ty dầu khí tư nhân khai thác dầu khí ở các mỏ ngoài khơi nước Nga vốn trước đây được ưu tiên cho các công ty nhà nước như Gazprom, Rosnef và đánh thuế khai thác khoáng sản thấp hơn cho các dự án dầu khí phức tạp ở Bắc Cực. Bên cạnh đó, Chính phủ Nga còn lên kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Đó là những bể ngầm có sức chứa lên đến 15 triệu tấn dầu mỏ nhằm mục đích tác động đến thị trường trong nước và khối lượng dầu mỏ xuất khẩu của Nga.

Thứ tư, gấp rút thành lập “Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt” (GECF)68

nhằm ràng buộc các quốc gia khu vực biển Caspia và Trung Đông. Ngày 23 tháng 12 năm 2008 ở Moscow, các bộ trưởng năng lượng của các quốc gia thành viên đã thông qua Hiến chương của GECF và ký kết thỏa thuận liên chính phủ thành lập GECF với 11 thành viên (Algeria, Bolivia, Ai Cập, Iran, Qatar, Libya, Nigeria, Nga, Trinidad và Tobago và Guinea) và 3 quan sát viên (Kazakhstan, Hà Lan, Na Uy). Là một trong những thành viên sáng lập diễn đàn, Nga mong muốn thông qua diễn đàn này để cùng với các quốc gia hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu ga đối thoại, phối hợp, điều tiết sản lượng và giá cả khí ga trên thị trường thế giới.

Đa dạng hóa khu vực khai thác

Dưới thời Liên Xô, nguồn năng lượng của Nga được khai thác phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở phát triển theo chiều rộng. Phần lớn các mỏ được khai thác đều nằm ở khu vực Tây Siberia thuộc vùng lãnh

68

46

thổ châu Âu của Nga với điều kiện khai thác dễ dàng, ít tốn kém. Với tốc độ khai thác cao và tiêu dùng lãng phí, nguồn năng lượng ở các mỏ truyền thống ở vùng lãnh thổ châu Âu của Nga đang dần cạn kiệt buộc Nga phải chuyển việc thăm dò và khai thác sang những khu vực cách xa các trung tâm công nghiệp và điều kiện khai thác khó khăn hơn do khí hậu và địa hình như vùng Bắc cực và Viễn Đông của Nga. Đây là những khu vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách mở rộng khai thác năng lượng của điện Kremlin.

- Ở Bắc Cực: Hiện nay, Nga đang tìm cách mở rộng khai thác ở vùng biển Bắc cực - nơi Nga coi là một phần lãnh thổ của Nga. Theo Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng, ông Sergey Pikin, thì khai thác năng lượng ở khu vực Yamal và vùng Bắc Cực nói chung có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Nga. Việc khởi động dự án khai thác khí đốt của Gazprom tại mỏ Bovanenkovo nằm trên bán đảo Yamal vào ngày 23/10/2012 thể hiện bước tiến đầu tiên của Nga ở khu vực này. Giới chuyên gia đánh giá đây không chỉ là một sự kiện lịch sử đối với Gazprom mà còn là bước tiến mới trong sự phát triển ngành công nghiệp khí đốt của Nga . Và quan trọng hơn , đề án quy mô lớn này sẽ xúc tiến quá trình khai thác các nguồn tài

nguyên phong phú của khu vực Bắc Cực. Với trữ lượng 4,9 tỷ m3 theo ước tính của Gazprom, mỏ Bovanenkovo đứng thứ hai về quy mô sau mỏ Urengoi và là một phần trong dự án ở Bắc Cực mà Gazprom đang đặt nhiều niềm tin khi mà các mỏ cũ đang dần cạn kiệt. Theo các nhà phân tích, trữ lượng này đủ để thỏa mãn nhu cầu khí đốt toàn cầu trong một năm. Theo dự báo, “mỏ Bovanenkovo dự kiến sẽ cho sản lượng 46 tỷ m3 khí đốt vào năm 2013, 115 tỷ m3 khí vào năm 2017 và sau đó dần tăng lên xấp xỉ 140 tỷ m3, xấp xỉ lượng khí đốt xuất sang châu Âu”69. Bên cạnh đó, Nga còn dự định tạo lập một tỉnh dầu mỏ và khí đốt ở Yamal. Tuy nhiên, do bán đảo này nằm cách khu khai thác dầu khí chủ chốt của Gazprom ở NadymPurTaz hàng trăm km, nên tập đoàn này cần hàng chục tỷ USD để đưa khí đốt từ các mỏ ở vùng xa này hòa vào hệ thống đường ống dẫn của mình. Gã khổng lồ nước Nga cũng đang xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 2500 m nối mỏ Bovanenkovo với hệ thống cung cấp khí đốt quốc gia và lên kế hoạch xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí LNG trên bán đảo Yamal. Trong vòng 25 năm tới, khu vực giàu tài nguyên

69 Như Mai (TTXVN), Nga hướng chính sách năng lượng sang phía Đông,

http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/nga-va-bien-dong/nga-huong-chinh-sach-nang-luong-sang-phia- dong/2471.019.html, cập nhật ngày 31/10/2012

47

này cũng sẽ được chính phủ “rót” khoảng 250 tỷ USD để đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng. Tuy nhiên, hiện nay, khu vực này vẫn được coi là không thuộc lãnh hải, lãnh thổ của quốc gia nào mà do Cơ quan Quốc tế đáy biển của Liên hợp quốc quản lý, nên để hợp thức hóa việc khai thác của mình ở vùng này, Nga đang “tích cực tiếp tục thăm dò, thu thập số liệu cần thiết, hoàn thành báo cáo về Bắc Cực nhằm khẳng định chủ quyền, sở hữu hợp pháp cơ sở tài nguyên của Nga trong thế kỷ 21”70.

Mặc dù vậy, trong khi thế giới cho rằng Nga đang bận bịu với vấn đề Ucraina thì Nga đã âm thầm thực thi kế hoạch thâu tóm một vùng lãnh thổ giàu dầu mỏ ở Bắc Cực, cách nước này 6500 km, có diện tích bằng Thụy Sĩ (41285 km²). Sau nhiều tháng trì hoãn, giàn khai thác dầu của Gazprom đã hoạt động, cung cấp 70000 tấn dầu đầu tiên từ giếng khoan Prirazlomnaia vào Tháng 4/2014. Với sự kiện này, Gazprom đã khẳng định như là thế lực đi đầu trong việc khai thác dầu tại Bắc Cực.

- Ở Viễn Đông – nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ và có khả năng phát triển kinh tế với tốc độ lớn – đã được Chính phủ Nga đề ra chính sách phát triển riêng mang tên “Chiến lược phát triển Viễn Đông và Dabaical đến 2025”, trong đó coi năng lượng là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt và xác định mục tiêu chủ yếu là triển khai các dự án năng lượng có quy mô lớn và đẩy mạnh khai thác các mỏ dầu, khí phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Đây là vùng có vị trí địa lý hết sức đặc biệt và quan trọng đối với Nga, là cầu nối giữa Nga và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lại có tiềm năng năng lượng dồi dào. Do đó, Nga sẽ thúc đẩy việc khai thác các nguồn năng lượng tại đây nhằm đáp ứng thị trường châu Á – Thái Bình Dương đầy tiềm năng, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu của “công xưởng thế giới” Trung Quốc và các nước Đông Á đang có tốc độ tăng trưởng cao và nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng. Dự án Sakhalin-1 đang được tiến hành tại đây là một trong những bước đi chiến lược của nước Nga để đưa khu vực này trở thành một trung tâm năng lượng mới của thế giới.

Ngoài ra, Nga còn lấn sân chơi của Mỹ ở Trung Đông và châu Phi và vươn sang cả sân sau của Mỹ ở Caribe trong việc thúc đẩy chính sách khai thác và vận

70

48

chuyển năng lượng. Gazprom đang tìm kiếm có hội mua các giấy phép khai thác tại Nigieria, và cùng với hai công ty năng lượng hàng đầu khác của Nga là Lukoil và TNK-BP “ký kết những thỏa thuận trong việc hợp tác với Công ty Dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA trong triển vọng thăm dò khai thác vùng sống Orinoco”71. Gazprom cũng tìm cách hợp tác dầu khí với Iran - quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên năng lượng quý giá ở khu vực Trung Đông và là nước chống Mỹ kịch liệt. Chỉ tính riêng trữ lượng khí đốt, hiện trên lãnh thổ Iran có khoảng 28 nghìn tỷ m3

khí chưa được khai thác… “Tháng 4/2008, Tập đoàn dầu lửa Quốc gia của Iran (NIOC) và chính quyền Iran cùng tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga – Gazprom đã đạt được một thỏa thuận chung về hợp tác dầu khí nhằm phát triển một số khu vực tại khu mỏ khí đốt Nam Pars trong khu vực vịnh Persian và khu vực mỏ khai thác dầu Bắc Azadegan ở miền Nam Iran”72.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu dầu khí là hết sức quan trọng đối với Liên bang Nga trong giai đoạn trung hạn tới 2020. “Trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu năng lượng, một mặt Nga tiếp tục duy trì chính sách độc chiếm thị trường EU, mặt khác tăng cường đa dạng hóa thị trường xuất khẩu năng lượng của mình”73. Trước đây, Moscow chủ yếu thực hiện chính sách năng lượng của mình hướng về các nước châu Âu và đã thu được hàng chục tỷ USD nhờ xuất khẩu dầu khí. Nhưng cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và suy thoái trong khu vực đồng Euro đã khiến nhu cầu dầu mỏ ở châu Âu giảm mạnh trong những năm qua. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ucraina và đặc biệt là vụ tai nạn máy bay mang ký hiệu MH17 mới đây tại miền Đông Ucraina đang khiến Nga có nguy cơ mất đi các bạn hàng lớn ở châu Âu. Xu hướng giảm nhu cầu dầu khí từ châu Âu tiếp diễn có thể làm tê liệt nước Nga do khoảng một nửa nguồn thu của Chính phủ Nga dự vào xuất khẩu dầu khí sang thị trường châu Âu. Mặc dù vậy, Nga vẫn thực hiện chính sách duy trì khách hàng truyền thống này. Chính phủ Nga đã thực hiện điều chỉnh chiến lược năng lượng của mình với khách hàng châu Âu giữa lúc diễn ra những nỗ lực tự do hoá và đa dạng hoá. Gazprom đã bắt đầu mở rộng chính sách

71

TS. Nguyễn An Hà, VNCCA, Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga,

TCNCCA số 8, 2008, tr. 12

72 Nguyễn Cảnh Toàn, Dầu khí và chiến lược năng lượng của Nga, TCNCCA số 9, 2008, tr. 37

73 Nguyễn An Hà, Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Cảnh Toàn, Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, 2011, tr. 179-180

49

giảm giá khí đốt tự nhiên trước đây chỉ dành cho các đối tác chiến lược như Đức hoặc Italia. Điện Kremlin hiểu rằng hy vọng duy nhất của họ về việc duy trì doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên giữa lúc phải đối mặt với một sự bùng nổ toàn cầu về khí đá phiến là giữ chân khách hàng bằng giá cả cạnh tranh và hợp đồng dài hạn. Moscow sẽ tiếp tục cho thấy rằng họ có thể cung cấp cho người tiêu dùng châu Âu với khối lượng lớn và chi phí giao hàng thấp.

Để bổ sung nhu cầu suy giảm ở châu Âu những năm gần đây, Điện Kremlin cũng đã nhanh chóng tăng cường hơn nữa quan hệ với khách hàng truyền thống SNG và tập trung sự chú ý đáng kể vào việc phát triển kết nối với thị trường năng lượng châu Á đang có nhu cầu ngày một gia tăng. “Việc Nga đang triển khai xây dựng hàng loạt các đường ống dẫn dầu khí theo các hướng và tăng cường độc quyền thống nhất thị trường năng lượng trong khối SNG nhằm thực thi chiến lược này”74. Trong tương lai, thị trường lớn nhất và quan trọng mà Nga tính tới là khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nam Á. Những đối tác lớn nhất sẽ là các nền kinh tế năng động, tăng trưởng ổn định như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, hay đất nước hiếm tài nguyên Nhật Bản. Đây là những thị trường tiềm năng lớn tiêu thụ nhiều khí thiên nhiên, dầu mỏ, điện, công nghệ và nhiên liệu hạt nhân của Nga. Ông Yuri Stankevich thuộc “Hiệp hội các nhà Công nghiệp và Doanh nghiệp Nga” đã phát biểu: “Dù người ta nói nhiều đến năng lượng tái tạo, công nghệ mới hay nhiên liệu sinh học, nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới sẽ không giảm, thậm chí dự kiến mức tăng hàng năm là 1,2 %. Từ tốc độ tăng trưởng dân số, chất lượng cuộc sống và sự phát triển giao thông ở các nước châu Á có thể thấy nhu cầu này là rất lớn, vì chỉ riêng ở Trung Quốc dự kiến đến năm 2025 sẽ xuất ra thị trường khoảng 200 triệu xe hơi mới”75.

Bên cạnh đó, Gazprom cũng thiết lập quan hệ với Tập đoàn nghiên cứu thị trường LNG Levant của Israel. Ngày 26/2/2013, Gazprom đã ký kết một thỏa thuận hợp tác 20 năm với LNG Levant để độc quyền mua khí tự nhiên hóa lỏng từ mỏ dầu Tamar của Israel ngoài khơi Địa Trung Hải. “Dự án LNG khởi động tại Tamar sẽ

74 TS. Nguyễn An Hà – Viện NCCA, Chiến lược dầu khí của Liên bang Nga và triển vọng hợp tác Việt – Nga tới 2020, TCNCCA số 3, 2011, tr. 34

75 Nhật Ninh, Triển vọng lớn cho nền công nghiệp dầu mỏ Nga, http://vtv.vn/Kinh-te/Trien-vong-lon-cho- nen-cong-nghiep-dau-mo-Nga/76233.vtv#sthash.qQXAhuL2.dpuf, 23/7/2013

50

sản xuất khí đốt ngay từ mỏ Tamar, Dalit ngoài khơi bờ biển phía Đông Địa Trung Hải của Israel”76

Như vậy, Nga sẽ không chỉ giữ được vai trò là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất thế giới, mà còn thay đổi được bộ mặt của Nga trên thị trường năng lượng thế giới bằng cách mở rộng khai thác và phát triển ở những mỏ mới, đa dạng hóa cơ cấu các mặt hàng và các thị trường xuất khẩu năng lượng, tích cực phát triển việc trao đổi buôn bán các ngành năng lượng quốc tế mới và tăng cường sự hiện diện của các công ty Nga trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)