7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo
3.1.2. Về chính trị
Năng lượng và việc cải cách ngành năng lượng không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế, mà chúng còn là những công cụ gây áp lực chính trị và được Nga sử dụng triệt để trong chính sách đối ngoại. Nếu như năng lượng được ví như một thứ vũ khí lợi hại giúp Nga tối đa hóa ảnh hưởng của nhà nước và quyền lực, thì chính sách cải cách năng lượng giống như công cụ giúp chú gấu Nga mài giũa vũ khí của mình trở nên sắc bén hơn. Nhờ có năng lượng và những cải cách hiệu quả, Nga đã có khả năng tạo áp lực về chính trị, chi phối tình hình thế giới và thay đổi vị thế chính trị của mình trong các mối quan hệ quốc tế. Không những thế, năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và năng lượng hạt nhân, còn là công cụ giúp Nga mở rộng mối quan hệ với nhiều quốc gia và thâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng của thế giới. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ - McCain - một trong những người chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008, đã từng nhận xét: "Với người Nga, dầu mỏ và khí đốt đồng nghĩa với quyền lực và phương thức mở rộng ảnh hưởng”. Vai trò của năng lượng
94Russia to double oil, gas flows to Asia by 2035-draft document,
http://www.reuters.com/article/2014/01/24/russia-oil-asia-idUSL5N0KY0JW20140124, updated Jan 24th, 2014
95
Jussi Huotari - Faculty of Social Sciences, University of Lapland, Energy policy and (energy security) as a part of Russian foreign policy, Nordia Geographical Publications, pg. 126
72
và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, về mặt chính trị, được biểu hiện cụ thể ở một số điểm sau:
- Năng lượng và cải cách năng lượng giúp Nga có thêm sức mạnh để chi phối và uy hiếp phương Tây, đồng thời trừng phạt những kẻ gây tổn hại đến lợi ích của Nga và dằn mặt các nước thuộc Liên Xô cũ muốn trở mặt với Nga, qua đó chứng tỏ vị thế của Nga trong các vấn đề quốc tế.
Nếu như trước đây, Nga từng bị phương Tây coi là thành viên hạng hai của nhóm G7 (G7 + Nga) và có thời phải theo đuổi chính sách ngoại giao thân phương Tây, thì nhờ có nguồn năng lượng dồi dào và những chính sách cải cách linh hoạt, Nga đã nâng tầm trở thành một “cường quốc năng lượng” và từng là thành viên thực sự trong G896 (mới đây, Nga bị khai trừ khỏi G8 sau khi sát nhập bán đảo Crimea). Chính sách đối ngoại của Nga với phương Tây nhờ đó cũng hoàn toàn thay đổi về vị thế. Với vai trò “cường quốc năng lượng” và nhà cung cấp dầu khí lớn nhất cho châu Âu, Nga có vẻ như nắm được thế chủ động trong hầu hết các vấn đề quan hệ với phương Tây. Nga đã nắm được “con át chủ bài trong sân chơi chính trị để đối phó lại Mỹ và Tây Âu đang tìm mọi cách thu hẹp khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga, khi họ liên tục khuyến khích, hỗ trợ các cuộc “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “da cam” ở Ucraina và các nước trước đây thuộc Liên Xô cũ”97. Sự kiện Nga cắt nguồn cung khí đốt sang Ucraina vào thời điểm khá nhạy cảm là ngày đầu năm mới 2006 - năm rét kỷ lục của châu Âu là một hành động có chủ đích và gây sức ép rất lớn. Với lý do muốn đàm phán lại giá bán dầu khí cho Ucraina, Nga đã thắng lợi trong việc ra ngón đòn đầu tiên nhằm trừng phạt quốc gia này vì dám quay lưng lại với Nga, và hơn thế là nhằm giáng đòn vào Mỹ và EU - những kẻ vốn tìm cách để hạ thấp vị thế của Nga. Vốn phụ thuộc phần lớn vào năng lượng của Nga nên khi đường ống dẫn khí qua Ucraina bị gián đoạn vào thời điểm lạnh giá kỷ lục, nền kinh tế của EU đã gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của người dân EU bị xáo trộn lớn dẫn đến nhiều vấn đề về chính trị, xã hội. Điều đó đã chứng tỏ rằng rằng năng lượng và những thành công mà cải cách năng lượng mang lại đã
96G8 là nhóm quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới, bao gồm: Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ (G6, 1975), Canada (G7, 1976) và Nga (1998).
73
giúp Nga quả quyết hơn trong các vấn đề quốc tế và thẳng thắn hơn trước quan điểm của các nhà lãnh đạo EU. Đó cũng là một phép thử để chứng tỏ vai trò và sức mạnh của Nga, là dấu hiệu cho thấy chú gấu Nga đã thức dậy sau giấc ngủ dài.
Sau đó đúng 3 năm, vào ngày 01/01/2009, tập đoàn khí đốt quốc gia của Nga Gazprom tiếp tục cắt nguồn cung cấp loại nhiên liệu này cho Ucraina với lý do Ucriana không trả hết nợ và yêu cầu tăng giá bán khí đốt cho Chính quyền Kiev. Hành động này lại dấy lên mối lo ngại của châu Âu khi mùa đông đang ngày càng khắc nghiệt trong khi 80 % lượng khí đốt mà châu Âu mua từ Nga được chuyển tải qua hệ thống ống dẫn đặt trên lãnh thổ Ucraina. Có thể nói, khủng hoảng xung quanh vấn đề Ucraina và việc chính trị hóa vấn đề năng lượng của chính quyền Moscow đã khiến châu Âu không ít lần điêu đứng và đã chứng tỏ được tiếng nói và tầm ảnh hưởng của Nga trong quan hệ quốc tế.
Nhưng dường như EU chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì một cuộc chiến mới mà lợi thế luôn nghiêng về phía Nga lại diễn ra. Sau một thời gian lặng sóng, mối quan hệ giữa Nga và phương Tây lại tiếp tục trở nên căng thẳng ở thời điểm hiện tại sau khi cuộc xung đột lật đổ chính quyền của Tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych tại Ucraina nổ ra. Sau khi phe đối lập thân phương Tây lên nắm quyền tạm thời, chính quyền Putin đã có những động thái mang tính cứng rắn và mạnh bạo hơn bao giờ hết bởi nếu Ucraina bị EU hóa thì dự án thành lập Liên minh Âu - Á của ông Putin coi như sụp đổ, mục tiêu lấy lại vị thế cường quốc số một thế giới của Nga sẽ bị cản trở và trở nên xa vời, an ninh của Nga sẽ bị đe dọa. Động thái đầu tiên của Điện Kremlin là việc Tổng thống Putin phê chuẩn hiệp ước sát nhập Crimea vào Nga vào ngày 21/3/2014. Hành động này đã gây lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phương Tây. Mặc dù lên án gay gắt hành động của Putin, nhưng những quyết sách của Tổng thống Putin cũng khiến phương Tây phải dè chừng. Có lẽ vì thế mà những “biện pháp trừng phạt” mà Mỹ và các quốc gia Liên minh châu Âu đưa ra cũng chỉ dừng lại ở việc hạn chế về kinh tế, từ chối tổ chức Hội nghị thượng đỉnh EU – Nga, cấm vận thị thực, kêu gọi loại Nga ra khỏi G8. Về phần mình, Tổng thống Nga – Putin lại bình thản cho rằng những hành động này của phương Tây chỉ gây hại lẫn nhau. Nguyên nhân là do Nga nắm một khoản tương đối lớn trên sàn
74
chứng khoán Mỹ nên việc áp dụng biện pháp cấm vận sẽ làm phát sinh không ít vấn đề khi các tập đoàn lớn của Mỹ như Boeing, General Electric, PepsiCo… đầu tư không ít vốn tại Nga. Bên cạnh đó, hàng loạt công ty phương Tây từng cắm chốt ở Nga đã lâu, trong đó có các tập đoàn liên quan đến năng lượng như Exxon (Mỹ), Total (Pháp), BP (Anh) đều tuyên bố phản đối cấm vận và cương quyết không rời đi. Hơn nữa, lợi ích kinh tế của một số nước châu Âu ở Nga lớn hơn nhiều so với Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng khí đốt, dầu mỏ, tín dụng, đầu tư... nên nếu EU quyết tâm trừng phạt Nga, họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả khá nặng nề, có thể làm tổn thương nền kinh tế chưa hoàn toàn hồi phục sau khủng hoảng của họ. Tất cả những điều đó đã chứng tỏ vai trò của năng lượng trong việc giúp chính quyền Putin đưa ra những chính sách cứng rắn như vậy và thái độ sẵn sàng đón nhận những trừng phạt từ Phương Tây. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố cho rằng những biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU sẽ “chẳng mấy tác dụng” đồng thời nhấn mạnh sẽ áp dụng các “biện pháp thích hợp” để đáp lại hành động của Phương Tây. Ngay sau những hành động trừng phạt của phương Tây, Nga đã đưa ra hành động đáp trả. Moscow đã đưa 9 quan chức của Mỹ vào danh sách trừng phạt, bao gồm Chủ tịch Hạ viện John Boehner, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Robert Menendez, các thượng nghị sĩ Harry Reid, John McCain, Mary Landrieu và Daniel Coats. Tiếp theo đó, Nga sử dụng đến con bài cũ – năng lượng, cùng với chính sách cũ - “cây gậy và củ cà rốt” và phương thức cũ – tăng giá bán khí đốt, đòi Ucraina trả hết nợ và đe dọa cắt đường ống. Sau hành động Gazprom tăng 80 % giá bán khí đốt cho Ucraina, vào ngày 10/4/2014, Tổng thống Putin đã gửi một bức thư cho các nhà lãnh đạo 18 nước châu Âu vốn là các nước mua khí đốt Nga, trong đó có 13 nước Liên minh châu Âu với nội dung: “Ukraine không trả tiền nợ khí đốt của Nga nên Nga sẽ hạn chế cung cấp; điều này có thể đe dọa đến mạng lưới cung cấp khí đốt cho châu Âu chạy ngang qua Ukraine”98. Vì lẽ đó, Tổng thống Putin đề nghị Nga và các đối tác châu Âu nên đàm phán ở cấp các bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và
98
Hoàng Duy, Nga không khóa van khí đốt, http://plo.vn/the-gioi/nga-khong-khoa-van-khi-dot-460836.html, 13/4/2014
75
Năng lượng nhằm thống nhất các biện pháp bảo đảm nguồn cung cấp khí đốt quá cảnh qua Ucraina, góp phần ổn định kinh tế Ucraina và yêu cầu các đối tác châu Âu nếu là bạn bè của Ucraina thì phải giúp đỡ Ucraina tránh mất khả năng chi trả. Trong khi đó, EU phụ thuộc vào nguồn cung nhiên liệu từ phía Nga. Và nếu Nga cắt đột ngột nguồn cung khí đốt, thì các nước EU sẽ lại bị đẩy vào cuộc khủng hoảng. Người châu Âu và Ucraina cũng hẳn chưa quên nỗi thống khổ của những lần thiếu khí đốt của Nga trong giá rét trước đó, nên chắc chắn vũ khí năng lượng này của Nga vẫn có thể khiến châu Âu "run rẩy".
Tuy nhiên, mới đây, các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu lại tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt mới lên các lĩnh vực tài chính, quốc phòng và năng lượng của Nga sau khi vụ tai nạn máy bay mang ký hiệu MH17 xảy ra ở miền Đông Ucraina. Những biện pháp trừng phạt “mạnh tay hơn” này của Phương Tây sẽ khiến các công ty năng lượng của Nga khó tiếp cận thị trường Mỹ và châu Âu hơn và có khả năng khiến nền kinh tế Nga sụt giảm mạnh trong năm 2014. Sau nhiều năm kinh tế thu về lợi nhuận nhờ xuất khẩu dầu khí, Nga đang đứng trước viễn cảnh của việc suy giảm mạnh nguồn đầu tư từ nước ngoài. Mặc dù vậy, trong một cuộc họp báo ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết: “Chúng tôi sẽ vượt qua bất cứ khó khăn nào ở một số lĩnh vực của nền kinh tế và có thể trở nên độc lập hơn, tự tin hơn vào sức mạnh của chính chúng tôi”99, và rằng những lệnh cấm vận từ Mỹ và EU sẽ không đạt được mục đích. Và để đáp trả lại Phương Tây, Chính quyền Putin đã trả đũa bằng cách bắt đầu cấm nhập khẩu một năm với một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và nguyên liệu thô từ các quốc gia đang trừng phạt Nga. Nông nghiệp được cho là lĩnh vực sẽ ít ảnh hưởng nhất đến nền kinh tế của hai bên, và sẽ là một đòn cảnh cáo rất thích hợp từ Moscow. Tiếp đến, Nga cũng gia hạn tạm trú thêm ba năm cho Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo Mỹ, người đã gây chú ý cho toàn thế giới khi tiết lộ thông tin và tài liệu mật liên quan đến chương trình do thám toàn cầu của Washington. Phải nói rằng Snowden đã làm nước Mỹ mất mặt, mất niềm tin, và nỗi đau ấy một lần nữa được Moscow nhắc lại
99 Chiêu Văn, Phương tây áp các lệnh trừng phạt mới với Nga, http://tuoitre.vn/The-gioi/620424/phuong-tay- ap-cac-lenh-trung-phat-moi-voi-nga.html, cập nhật ngày 29/7/2014
76
trong bối cảnh EU đang hùa theo Mỹ để áp đặt trừng phạt với Nga. Một động thái cứng rắn nữa được gửi đi từ phía Nga, Thủ tướng Medvedev ngày 7/8 đã cảnh báo rằng Moscow có thể chặn các chuyến bay giữa châu Âu và châu Á. Nếu lời đe dọa này thành hiện thực, thiệt hại sẽ là không kể siết với các quốc gia, không riêng gì châu Âu hay Mỹ. Và cuối cùng, nếu như không có sự nhường nhịn giữa hai bên, Nga sẽ buộc phải dùng đến chiêu bài cuối cùng là cắt khí đốt bán cho EU. Dù với phương pháp này sẽ là đòn hi sinh của nền kinh tế Nga, nhưng đây cũng là đòn đánh đủ mạnh khiến của EU chao đảo, thậm chí lâm vào khủng hoảng năng lượng.
Như vậy, năng lượng và chính sách cải cách ngành năng lượng đã giúp Nga không chỉ nhanh chóng lấy lại được vị thế “một quốc gia đối trọng chủ yếu với khối NATO và EU” mà còn củng cố vững chắc vị thế đó. Nhờ đó, Nga có thể “cảnh cáo đanh thép trước những âm mưu và hành động của những thế lực bành trướng bá quyền nhằm buộc cả thế giới phải tuân theo mệnh lệnh đơn phương ích kỷ của họ, nhờ đó mà thế giới đã không bị phá vỡ thế quân bằng chiến lược toàn cầu và cũng nhờ đó mà những quốc gia nhỏ bé, yếu kém hơn như Iran, Triều Tiên, Xiri,… không bị chèn ép tước đoạt mất quyền tự quyết dân tộc với những lí do bịa đặt và vô lí của kẻ mạnh. Nước Nga đang trở lại đảm nhiệm vai trò tích cực tham gia giải quyết một cách hòa bình, công bằng, tôn trọng quyền lợi chính đáng của các dân tộc…”100.
- Thông qua việc kiểm soát các đường ống dẫn dầu khí và độc quyền nguồn cung cấp năng lượng, Nga dễ dàng nắm thế chủ động trong chính sách đối ngoại, dễ dàng tạo áp lực chính trị và củng cố quyền lực mềm của mình trong quan hệ quốc tế. Nga thường được ví như hình ảnh của một người gác cổng, ngồi trên đường ống dẫn khí qua Ucraina sang EU và sẵn sàng cắt đường ống đó bất kỳ lúc nào. Vị trí người gác cổng không chỉ giúp Nga cải thiện vai trò của mình trong chính sách đối ngoại với các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu khí ở Trung Á, mà còn tăng thêm thế mạnh cho Nga trong các cuộc đàm phán với Ucraina. Chừng nào vai trò
77
độc quyền của Nga trong việc cung cấp khí đốt cho thị trường thế giới còn tiếp tục, chừng ấy vị thế của Nga sẽ vẫn vững chắc.
- Vị thế cường quốc năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới cùng với việc nắm giữ lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới cũng giúp nâng cao vị thế và tiếng nói của Nga trong các cuộc đàm phán song phương về kế hoạch hành động với các cường quốc khác: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và hợp tác đa phương để đối phó với thách thức hạt nhân với các quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận trong Hiệp ước không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT)101. Thông qua các hoạt động xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân và xây dựng NMĐHN ở nước ngoài, Nga cũng đang dần mở rộng được phạm vi ảnh hưởng của mình. Không những thế, với số lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới đã giúp Nga củng cố thêm vị thế là người đảm bảo