Vị thế quốc tế của Nga trong lĩnh vực năng lượng

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 27)

7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo

1.2.Vị thế quốc tế của Nga trong lĩnh vực năng lượng

Một học giả phương Tây đã từng nhận xét: "Nước Nga không phải là một quốc gia, mà gần như là một châu lục". Quả vậy, Nga là một quốc gia đặc biệt với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, trải dài trên hai lục địa Á - Âu và được thiên nhiên ưu đãi một cách “kỳ lạ” với nguồn tài nguyên năng lượng giàu có (chiếm 13 % trữ lượng dầu mỏ thế giới, 34 % trữ lượng khí đốt, 20 % trữ lượng than đá, 32 % than nâu, và 14 % uranium). Cùng với đó, dưới sự lãnh đạo đầy khôn khéo của Tổng thống Putin, cộng với một chính sách phát triển ngành năng lượng hợp lý, kịp thời, Nga đã lột xác từ một quốc gia suy sụp về kinh tế thành một cường quốc về năng lượng. Trong nền chính trị thế giới mà ý nghĩa của yếu tố năng lượng ngày càng gia tăng như hiện nay, vị thế của Liên bang Nga như một cường quốc năng lượng ngày càng được củng cố. Theo TS. Nguyễn Cảnh Toàn – Viện Nghiên cứu Châu Âu, Nga đã thỏa mãn được ba điều kiện không thể thiếu để đứng ở ngôi thống trị trong ngành năng lượng, đó là: “kiểm soát toàn bộ nguồn dự trữ và việc sản xuất dầu mỏ trên toàn quốc; kiểm soát tất cả hệ thống đường ống dẫn dầu trên toàn quốc và tới các nước láng giềng; thiết lập được những hợp đồng dài hạn và chắc chắn về cung cấp

30 Manel Romeu Bellés, Russia, an energy colossus with plenty of wind,

26

dầu mỏ cho các nước EU”31. Một nước Nga hùng mạnh với nguồn năng lượng dồi dào đã trở thành một nhân tố quan trọng trong quan hệ quốc tế nói riêng và trong sự chuyển biến của thế giới nói chung. Nga giờ đây đóng vai trò như một con Át chủ bài trong thị trường năng lượng thế giới. Cho đến nay, Nga tham gia vào phân công lao động thế giới như một nhà cung cấp nguồn nguyên liệu thô, mà trước hết là dầu mỏ và khí đốt. Khách hàng lớn nhất của Nga là EU (chiếm hơn 90 % kim ngạch xuất khẩu của Nga) và các quốc gia châu Á phát triển khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhờ vào trữ lượng dầu khí khổng lồ, Nga có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở cả châu Âu và châu Á. Bên cạnh đó, với hệ thống đường ống dẫn dầu khí xuyên lục địa dài nhất thế giới32

và phân bố rộng khắp, xuyên suốt lãnh thổ châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nga được coi là quốc gia duy nhất chi phối hầu như toàn bộ các hệ thống ống dẫn dầu khí của thế giới. Các nhà phân tích quốc tế cho rằng, các tuyến đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt của Nga có vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh chiến lược dầu mỏ, khí đốt và ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ địa - chính trị tại khu vực Á - Âu, quan hệ xuyên Đại Tây Dương và quan hệ Nga - EU.

Một minh chứng điển hình về sự hiện diện và tham gia vào phân công lao động quốc tế, thể hiện vị thế thống trị và vai trò quyết định trên thị trường năng lượng thế giới của Nga là tập đoàn dầu khí khổng lồ Gazprom. Cũng có những ý kiến cho rằng, dưới thời của V. Putin, Gazprom đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga. Là tập đoàn dầu khí quốc doanh có trữ lượng khí đốt chiếm 18 % thế giới, 72 % của Nga và sản lượng khí đốt chiếm 14 % sản lượng toàn cầu33, Gazprom không chỉ độc quyền về xuất khẩu khí đốt mà còn kiểm soát toàn bộ đường ống dẫn khí ra Trung Á và châu Âu. Tập đoàn này được mệnh danh là “gã khổng lồ” năng lượng trong một thế giới khát năng lượng. Gazprom hiện đang sở

31 Bài trả lời phỏng vấn ngày 28/08/2008 của TS Nguyễn Cảnh Toàn, “Dầu khí – vũ khí lợi hại của Nga”

trên đài Phát thanh Quốc tế RFI, http://www.rfi.fr/actuvi/articles/104/article_839.asp, cập nhật ngày 28/8/2008

32 Đường ống dẫn khí ngưng tụ dài 122 km, dẫn khí đốt dài 163872 km; dẫn khí dầu hóa lỏng dài 1378 km; dẫn dầu 80820 km; dẫn các sản phẩm tinh chế dài 13658 km. Số liệu năm 2013, nguồn:

https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/rs.html

27

hữu hệ thống đường ống cung cấp “nhiên liệu xanh” lớn nhất thế giới với độ dài 168900 km34 (chưa kể những tuyến xuyên lục địa đang và sẽ được xây dựng) và giữ vai trò là nhà cung cấp khí đốt cho 32 quốc gia trên toàn thế giới. Cùng với đó, “Gazprom đang thực hiện các kế hoạch tăng dung lượng các kho dự trữ ngầm lên 2 lần, mục tiêu đến năm 2015, tổng khối lượng khí đốt dự trữ có thể đạt tới 4,9 tỉ m3

và trong năm 2016 có thể đạt tới 6,5 tỉ m3”35. Bên cạnh đó, Gazprom còn tìm cách tăng cổ phần của mình ở các công ty năng lượng nước ngoài, đặc biệt là ở EU bằng cách đầu tư, mua lại cổ phần từ các công ty phụ trách cơ sở hạ tầng cung cấp khí đốt. Hiện tại, Gazprom đã sở hữu 35 % cổ phần trong Công ty Phân phối khí đốt Wingas (Đức), 10 % trong đường ống xuyên quốc gia giữa Bỉ - Anh và nhiều cổ phần trong một số nhà phân phối khí đốt lớn của các nước vùng Baltic. Những động thái thâu tóm táo bạo này đã giúp Gaprom ngày càng củng cố vị thế là nhà điều phối và cung cấp trên thị trường năng lượng thế giới.

Không chỉ là “hòn đá tảng” trên thi ̣ trường dầu khí quốc tế mà theo lời ông Daniel Yergin, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu năng lượng Cambridge, Nga còn đóng vai trò quan tro ̣ng trong c ân bằng năng lượng thế giới và đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu. Trong bài diễn văn ngày 22/12/2005 trước Hội đồng an ninh Nga, Tổng thống Putin cũng đã khẳng định: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Nga hãnh diện khi trở thành đối tác có trách nhiệm, đáng tin cậy trên thị trường năng lượng và chúng ta xứng đáng với danh tiếng đó… Chúng ta đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh năng lượng khu vực và toàn cầu… Và chúng ta không chỉ khai thác lợi thế về năng lượng của mình phục vụ lợi ích cộng đồng quốc tế mà cần ghi nhớ rằng nó được dùng để thúc đẩy lợi ích quốc gia”36

. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, việc xuất hiện các cường quốc tiêu thụ năng lượng mới với nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong khi các nguồn năng lượng tái sinh, hạt nhân vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu sản xuất cũng như tiêu dùng đã tác động mạnh mẽ tới cơ cấu quyền lực của thế giới, gây nhiều bất ổn về an ninh

35Nghĩa Huỳnh – Hà Mai, Quyền lực năng lượng Nga ở châu Âu, http://vef.vn/2012-09-26-quyen-luc-nang- luong-nga-o-chau-au, cập nhật ngày 27/9/2012

36 Lê Minh Quang, Dầu mỏ - “tử huyệt” của nhiều cường quốc kinh tế trong thế giới đương đại,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2008/185/Dau-mo-tu-huyet-cua-nhieu-cuong-quoc-kinh- te-trong.aspx, cập nhật ngày 03/5/2008

28

năng lượng. Theo đánh giá của tác giả Nicole Gnesotto và Giovanni Grevi trong cuốn “Thế giới năm 2025” thì “từ nay đến năm 2025, nhu cầu năng lượng của thế giới sẽ tăng trung bình khoảng 1,6 %/năm. Vào năm 2030, nhu cầu năng lượng có thể tăng hơn 50 % nhu cầu hiện nay”37. Chính điều đó đã khiến cho các cuộc cạnh tranh giành giật các nguồn dầu mỏ, khí đốt, than và uranium ngày càng quyết liệt trên toàn cầu, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh năng lượng. Nhiều vấn đề thuần túy năng lượng đã bị chính trị hóa, hoặc ngược lại các vấn đề chính trị được dùng để áp đặt ý muốn chủ quan của quốc gia này đối với quốc gia khác về các vấn đề năng lượng. Trong khi đó, Nga lại là quốc gia có nguồn năng lượng dồi dào, có tiềm năng lớn trong việc phát triển ngành năng lượng, hệ thống đường ống cung cấp rộng khắp và được đảm bảo an ninh, việc xuất khẩu năng lượng đặc biệt là khí đốt của Nga chưa bao giờ bị gián đoạn và quan trọng hơn cả là Nga “chưa một lần sử dụng năng lượng làm vũ khí để gây áp lực đối với các nước nhập khẩu”38

. Do đó, thay vì việc lao vào các cuộc cạnh tranh giành giật năng lượng gây nhiều tổn hại mà không chắc nắm được phần thắng và do việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga mà các nước EU đã buộc “phải cân nhắc, hạn chế sử dụng các công cụ quen thuộc như vấn đề dân chủ, nhân quyền trong quan hệ với Nga cũng như các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tại khu vực Trung Á”39. Ngoài ra, Nga đã và đang rót hàng trăm tỷ USD để đầu tư xây dựng các tuyến đường ống an toàn và hiệu quả để cung cấp trực tiếp nguồn năng lượng cho thị trường châu Âu như: dự án “Dòng chảy xanh” (Blue Stream) đi qua biển Đen sang Thổ Nhĩ Kỳ, có khả năng chuyển tải khoảng 16 tỷ m3

khí; dự án Dòng chảy phương Bắc (North Stream) và Dòng chảy phương Nam (South Stream) với công suất chuyển tải “tương đương với năng lượng của 11 NMĐHN" như lời ông Putin ví von, …. Các tuyến đường ống này “thực chất, về kinh tế, là để bảo đảm cung cấp khí đốt một cách ổn định cho thị trường châu Âu với giá cạnh tranh hơn khi không phải quá cảnh qua nước thứ ba; về chính trị, cả thị trường tiêu thụ EU cũng như Nga sẽ không bị các nước quá cảnh sử dụng vị trí trung chuyển để mặc cả trong các quan hệ song phương”40. Nhờ việc xây dựng các

37

Nicole Gnesotto & Giovanni Grevi, Thế giới năm 2025, Nguyễn Hữu Chiến dịch, NXB Tri Thức, 2008, tr. 85

38Ngô Duy Ngọ, Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan hệ Quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (TCNCCA), số 2 (89), 2008, tr. 25

39Ngô Duy Ngọ, Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan hệ Quốc tế, TCNCCA, số 2 (89), 2008, tr. 27

29

tuyến đường ống như vậy mà Nga “có thể bảo đảm an ninh năng lượng dài hạn, ngắn hạn và trung hạn cho các nhà tiêu thụ ở Nga và nước ngoài”41, đồng thời khẳng định vai trò giữ cân bằng năng lượng thế giới. Đó cũng sẽ là biểu tượng cho sự trở lại của Nga trên bàn cờ chính trị châu Âu, làm thay đổi vị thế của nước Nga trong quan hệ với châu Âu.

Hình 1.1: Mạng lưới đường ống dẫn dầu khí của Nga ở châu Âu

Nguồn: http://www.aworldincrisis.org/2013/11/14/russias-pipelines-empire/

Mới đây, với “hợp đồng thế kỷ khổng lồ” vừa mới ký với Trung Quốc vào tháng 5/2014 trị giá khoảng 400 tỷ USD, cung cấp khoảng 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho nền kinh tế Trung Quốc đang nở rộ từ năm 2018, Nga càng khẳng định hơn nữa vai trò là nhà cung cấp và đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn thế giới.

Như vậy, Nga đã “khẳng định vị thế quan trọng toàn cầu trên mặt trận năng lượng, Nga với nền chính trị và kinh tế ổn định, tin cậy, sẵn sàng và có thể trở thành

41Đỗ Trọng Quang, Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom và tầm cỡ của nó trên thị trường năng lượng thế giới, TCNCCA, số 4 (103), 2009, tr. 15

30

một đối tác năng lượng với bất cứ nước nào, miễn là quyền lợi hợp pháp và an ninh của Nga được tôn trọng và Nga sẽ không lưỡng lự sử dụng vũ khí năng lượng của mình để chống lại bất cứ nước nào đe dọa an ninh và quyền lợi của Nga”42.

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 27)