Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoạ

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 68)

7. Nguồn tài liê ̣u tham khảo

3.1. Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoạ

CHO VIỆT NAM

3.1. Vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoại của Nga ngoại của Nga

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, mục tiêu hàng đầu của Nga là hồi phục kinh tế và những giá trị nhân văn tốt đẹp thời Xô Viết, khôi phục vị thế và vai trò toàn cầu của mình. Để đạt được mục tiêu đó, Nga đã xây dựng một bộ máy chính quyền vững mạnh từ trung ương đến cơ sở, coi năng lượng là xương sống của nền kinh tế và lấy Gazprom là một trong những công cụ hữu hiệu để khai thác, chế biến, xuất khẩu dầu khí nhằm làm tăng vị thế trong chính sách đối ngoại. Người ta có thể hiểu ngoại giao năng lượng là một nhánh quan trọng của ngoại giao kinh tế, có nghĩa là thông qua các hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển năng lượng với các nước khác để làm cơ sở giúp tối đa hóa lợi ích quốc gia88. Bởi vậy, năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và năng lượng nguyên tử, về mặt kinh tế, là phương tiện nhanh chóng và hiệu quả nhất không chỉ giúp Nga phục hồi nền kinh tế yếu kém mà còn góp phần thắt chặt các mối quan hệ thương mại giữa Nga với các nước khác; về mặt chính trị, là nhân tố mang tính quyết định đến tiếng nói của Nga trên trường quốc tế, là công cụ giúp Nga xây dựng và thực hiện chính sách đối ngoại, là vũ khí mềm lợi hại giúp điện Kremlin lấy lại vị thế để trở thành một “nhân vật chủ chốt” trên bàn cờ quan hệ quốc tế và duy trì ảnh hưởng của mình trong các tổ chức quốc tế. Ở phương Tây người ta thường nói rằng: “Nếu Brejnev có tên lửa, thì Putin có khí đốt”, ngụ ý rằng khí đốt, hay nói rộng hơn là năng lượng, được coi là vũ khí chiến lược của Nga. Vũ khí năng lượng đôi khi có sức mạnh lớn hơn vũ khí quân sự bởi nó có thể được sử dụng hàng ngày mà không vi phạm bất kì điều ước hay thỏa thuận quốc tế nào.

88

Anton Khlopkov, U.S.-Russian nuclear energy cooperation: A missed opportunity,

67

Tuy nhiên, năng lượng tự thân nó không thể phát huy hết tầm ảnh hưởng và duy trì sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế Nga nếu không có những chính sách phát triển và những biện pháp cải cách linh hoạt. Sau cải cách năng lượng, thu nhập từ xuất khẩu năng lượng lại tiếp tục chảy vào kho bạc của Đế chế Nga. Doanh thu từ năng lượng đóng góp tới “non nửa” ngân sách của Chính phủ, góp phần quan trọng tạo ra sự nhảy vọt kinh tế, từ đó biến đổi Nga từ vị thế người đi xin hoãn nợ thành nhà đầu tư đáng nể trọng. “Điều này làm cho bối cảnh quốc tế không dừng lại ở thời kỳ nước Nga chấp nhận là “người bạn nhỏ” của phương Tây”89. Sức mạnh kinh tế gia tăng đã tạo ra cơ sở vật chất vững chắc giúp Nga quay lại chính trường toàn cầu trong tư cách nhà nước mạnh, hiện đại và mở cửa với thế giới. Cải cách ngành năng lượng của chính quyền Moscow đã làm nảy sinh những ảnh hưởng rất lớn đối với cục diện và an ninh năng lượng thế giới, giúp Nga bảo vệ lợi ích năng lượng bên ngoài, đồng thời nâng cao vị thế nước lớn trong quan hệ quốc tế. Cải cách năng lượng đã giúp cho chính sách đối ngoại của Nga có sự chuyển đổi bước ngoặt sang tư thế chủ động, thực dụng với nền tảng đã được nói rõ trong các Thông điệp Liên bang hàng năm của Tổng thống.

Trong khuôn khổ bài luận văn của mình, tác giả sẽ phân tích vai trò của năng lượng và cải cách năng lượng trong chính sách đối ngoại của Nga trên hai phương diện: kinh tế và chính trị. Đồng thời, để làm rõ những vai trò đó, tác giả xin phân tích chính sách ngoại giao năng lượng của Nga ở một số khu vực trọng điểm: SNG (với trường hợp của Ucraina), EU và châu Á - Thái Bình Dương (với trường hợp

của Mỹ, khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á).

Một phần của tài liệu Cải cách năng lượng Nga và vai trò của nó trong chính sách đối ngoại của liên bang Nga ( Luận văn ThS. Quan hệ Quốc tế ) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)