Các nhân tố vĩ mô
- Về chính trị - pháp luật
Việt Nam vẫn nằm trong số những nước được đánh giá cao về mức độ ổn định của chính trị và pháp luật. Với sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất, hiến pháp
và pháp luật ngày càng chặt chẽ hơn khi được bổ sung và sửa đổi nhanh chóng đã khuyến khích đầu tư và hoạt động kinh tế phát triển. Năm 2005, luật sở hữu trí tuệ chính thức được ban hành và có hiệu lực.Đến năm 2009, bộ luật này được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện. Đây là mốc đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức và hành vi của doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của mình.
Hiện nay, Nhà nước ngày càng quan tâm tới sự phát triển thương hiệu của quốc gia, của vùng miền, của các doanh nghiệp. Có thể kể tới chương trình “Thương hiệu quốc gia” và “Ngày thương hiệu 20/5” là ví dụ tiêu biểu cho sự quan tâm đó. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm giúp đỡ và cũng là để quảng bá tương hiệu của mình.
- Về kinh tế
Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang nỗ lực hết mình trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước. Hơn hết, nhà nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thông qua các chính sách hỗ trợ, chính sách thuế quan.
Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cơ hội đến cũng kéo theo nhiều thách thức. Không ít doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu cho mình rồi lại để mất một cách đáng tiếc. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa tìm được phương án giải quyết triệt để. Các doanh nghiệp mặc dù ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp mà trước đây họ chưa biết đến hoặc không chú trọng, song kinh nghiệm về xây dựng, phát triển và khai thác thương hiệu lại không nhiều. Đây đang là khó khăn thách thức lớn đối với thực trạng phát triển thương hiệu tại Việt Nam.
- Các yếu tố văn hóa – xã hội
Các nước Châu Á hầu hết đều mang những nét văn hóa đậm chất truyền thống phương Đông, rất riêng biệt với phương Tây. Và mặc dù có những nét chung của văn hóa châu lục và khu vực, song mỗi quốc gia vẫn mang những bản sắc văn hóa đặc trưng riêng.
Việt Nam cũng nằm trong số đó khi lịch sử phát triển lâu đời của đất nước gắn với nền nông nghiệp lúa nước. Con người Việt coi trọng tình cảm gia đình, ... và coi
trọng vấn đề đạo đức, phẩm hạnh của con người. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu sao cho phù hợp với từng môi trường kinh doanh, từng tập khách hàng mục tiêu.
- Công nghệ
Sự phát triển của công nghệ giúp cho cuộc sống con người ngày một đơn giản, tiên lợi hơn. Dù ít hay nhiều, dù lớn hay nhỏ, bất cứ đâu công nghệ cũng chứng tỏ tính hữu dụng của chúng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp cân với công nghệ một cách thụ động, đặc biệt là công nghệ cao, chủ yếu là mua lại công nghệ đã qua sử dụng của nước ngoài. Nếu biết cách ứng dụng công nghệ một cách hợp lí, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng lên, từ đó mà hình ảnh thương hiệu được nâng cao.
Các nhân tố môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có ý nghĩa quan trong đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường thì sẽ phân tích đối thủ qua các nội dung sau: mục tiêu của đối thủ; nhận định của đổi thủ về doanh nghiệp của chúng ta; chiến lược đối thủ đang thực hiện; những tiềm năng của đối thủ;... Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuân của ngành là bao nhiêu?
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phó với những đối thủ này, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế canh tranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như: duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được.
- Khách hàng
Doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, vì đây là tài sản rất quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn thị hiếu và nhu cầu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh.
Muốn đạt được điều này, doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau: khách hàng mục tiêu; khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp; xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng băng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thông qua các yếu tố như: địa lý; xã hội; dân số;... hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như: yếu tố thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hóa,...); yếu tố thuộc về hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành trong tiêu thụ,...)
- Nhà cung cấp
Các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,...) của một doanh nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp. Với bất kì doanh nghiệp kinh doanh trong loại hình, lĩnh vực nào thì các nhà cung cấp cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo được mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực.
- Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thế để có các biện pháp dự phòng.