Phát triển thương hiệu qua các phương tiện truyền thông

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Phát triển thương hiệu Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Điệp Dương (Trang 54)

Hiện nay, các thương hiệu có thể quảng bá bằng rất nhiều các phương tiện truyền thông. Mỗi phương tiện lại có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, thành công của thương hiệu sẽ được quyết định bởi việc lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với các nguồn lực của công ty và áp dụng phương tiện đó một cách hiệu quả. Với tiềm lực tài chính và nhân sự của mình, Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Điệp Dương nên tiếp tục phát huy, hoàn thiện các phương tiện sẵn có và thực hiện thêm một số hoạt động khác để phát triển thương hiệu Điệp Dương một cách có hiệu quả.

Quảng cáo trực tiếp

Với một doanh nghiệp như Điệp Dương, nên tận dụng tối đa phương tiện quảng cáo trực tiếp với khách hàng thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng. Đây là cách có thể cung cấp nhiều thông tin về công ty cho khách hàng nhất, và thái độ thân thiện cởi mở với khách hàng cũng sẽ để lại được ấn tượng tốt về thương hiệu đối với khách hàng. Ngoài việc tiếp đón khách hàng tại công ty, các nhân viên có thể trực tiếp tới gặp khách hàng, đặt mối quan hệ. Sau đó thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng của mình. Công ty đã và đang thực hiện phương tiện này khá tốt, cần duy trì và phát huy.

Quảng cáo qua catalogue

Các phương tiện quảng cáo qua truyền thanh, truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng sẽ không phù hợp với Điệp Dương vì sẽ rất tốn kém và không tập trung được vào thị trường mục tiêu nên catalogue là phương tiện quảng cáo vô cùng hoàn hảo. Trong những năm gần đây, công ty đều đặn phát hành catalogue mỗi năm một lần. Catalogue của Điệp Dương được thiết kế chuyên nghiệp, hợp lý, có

hiệu quả đối với nhận thức khách hàng. Nhưng vấn đề là phát hành chưa được rộng rãi, hạn chế về số lượng catalogue như vậy đồng nghĩa với việc hạn chế số lượng khách hàng tiềm năng đối với công ty. Bởi vậy, trong thời gian tới, Điệp Dương nên đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động truyền thông hiệu quả này để mở rộng thêm nhiều đối tượng khách hàng.

Quảng cáo qua internet

Website của công ty đã có từ lâu nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây là kênh thông tin chính thức nên Điệp Dương cần tận dụng triệt để quảng cáo cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Công ty cần thường xuyên cập nhật các bài viết hơn. Giảm bớt các bài sưu tầm mà thêm vào các bài viết về chính bản thân công ty để có thể tạo được ấn tượng về công ty trong long khách hàng. Điều này cũng giúp hình ảnh và nguồn gốc thương hiệu được rõ ràng, đồng thời khách hàng cũng có được nguồn thông tin đáng tin cậy và ổn định để tìm kiếm.

Bên cạnh website, công ty cũng nên tạo mối quan hệ với các báo có lượng truy cập lớn, đặc biệt là các trang báo về chuyên ngành kinh doanh của công ty để mức độ phủ sóng được rộng rãi hơn. Đây là cách mà rất nhiều doanh nghiệp và các tổ chức đang làm. Điệp Dương có thể quảng cáo trên các kênh này theo hai cách: một là đăng tải các bài viết giới thiệu về doanh nghiệp, thương hiệu, thông tin về các hoạt động của công ty; hai là quảng cáo bằng banner: đó là những hình ảnh quảng cáo trên trang báo khác không phải Điệp Dương, mà những người truy cập địa chỉ đó có khả năng cao nhìn thấy. Khi click vào banner, người dùng sẽ được dẫn thẳng tới đường link diepduong.vn.

Hội chợ, triển lãm

Phương tiện này chưa được Điệp Dương sử dụng bao giờ, nhưng với đặc điểm ngành hàng của công ty thì đây là phương tiện hiệu quả để phát triển thương hiệu. Tham gia các hội chợ, triển lãm là cơ hội tốt để doanh nghiệp giới thiệu hình ảnh hoàn hảo cho đối tác. Đây cũng là cơ hội để gặp gỡ các đối tác đến tham quan hội chợ đang có nhu cầu tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đồng thời có thể nhận biết các đối thủ cạnh tranh và học hỏi đối thủ cạnh tranh về các cách thức quảng bá mới hay cập nhật các sản phẩm mới. Nhưng các khách tham quan sẽ chỉ bị thu hút khi

gian hàng tạo dựng được sự hấp dẫn. Để có được điều này, yêu cầu công ty phải có sự đầu tư và chuẩn bị kĩ càng tất cả các yếu tố như trình bày gian hàng, đội ngũ nhân viên, … để xây dựng được một hình ảnh thương hiệu đẹp đối với khách hàng.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, rõ ràng “thương hiệu” ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình với hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Điệp Dương cũng nằm trong số đó. Song phát triển thương hiệu không phải là công việc dễ dàng với bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt với các doanh nghiệp ít có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Với sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt, Điệp Dương đã giành được sự hài lòng từ khách hàng, nhưng trong những bước đầu tiên triển khai phát thương hiệu của mình, Điệp Dương vẫn còn mắc phải nhiều hạn chế do vấn đề về nguồn lực và công tác triển khai. Qua những thành công và hạn chế đó, Điệp Dương sẽ biết được những gì cần duy trì và phát huy, cũng như những vấn đề cần phải khắc phục và sửa chữa trong giai đoạn phát triển thương hiệu sắp tới của mình.

Khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển thương hiệu Công ty TNHH Thương

mại Tổng hợp Điệp Dương” dựa trên những kiến thức học được từ chuyên ngành

Quản trị thương hiệu, khoa kinh doanh thương mại, trường Đại học Thương mại và những quan sát thực tế trong thời gian thực tập tại công ty. Hi vọng những giải pháp và kiến nghị nêu trong bài khóa luận sẽ đóng góp giúp cho thương hiệu Điệp Dương ngày càng phát triển.

Sách về thương hiệu

1. Al Ries - Laura Ries, The 22 immutable Laws of Branding, NXB Harper Business, 2002.

2. An Thị Thanh Nhàn và Lục Thị Thu Hường, Quản trị xúc tiến thương mại trong xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động – Xã hội, 2010.

3. Martin roll, Chiến lược thương hiệu Châu Á, NXB Lao động – Xã hội, 2010.

4. Nguyễn Quốc Thịnh – Nguyễn Thành Trung, Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Lao động – Xã hội, 2009.

5. Vũ Chí Lộc và Lê Thị Hà, Xây dựng và phát triển Thương hiệu, NXB Lao động – Xã hội, 2007. Các website 1. http://brandsvietnam.com/ 2. http://diepduong.vn/ 3. http://lantabrand.com/ 4. http://thuonghieuviet.com.vn/

Các luận văn tốt nghiệp, luận văn tiến sĩ, bài viết nghiên cứu khoa học

1. Đề tài “Nghiên cứu khía cạnh Văn hóa trong phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt

Nam” của ThS. Phạm Thị Thu Hương.

2. Đề tài “Phát triển thương hiệu công ty cổ phần tư vấn giáo dục Việt Nam” của sinh viên Tạ Thị Hà Giang, 2012.

3. Đề tài “Phát triển thương hiệu của chuỗi nhà hàng Sỹ Phú – Công ty TNHH Sỹ Phú” của sinh viên Phạm Hồng Nhung, 2014.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Phát triển thương hiệu Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Điệp Dương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w