Để phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển thương hiệu Điệp Dương, em đã tiến hành việc thu thập dữ liệu sơ cấp như sau:
Em lập hai phiếu điều tra và tiến hành khảo sát với số lượng mẫu lần lượt là 30 nhân viên của công ty và 50 doanh nghiệp, xưởng sản xuất nội thất và các sản phẩm liên quan tới gỗ. Hình thức điều tra là phát bảng câu hỏi rồi các chủ hộ kinh doanh trả lời ngay tại chỗ. Thêm vào đó, là việc phỏng vấn trực tiếp giám đốc công ty.
2.2.2.1. Kết quả phỏng vấn nhân viên Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Điệp Dương
Để giải quyết vấn đề về phát triển thương hiệu, trước hết phải đi từ việc nhận thức của công ty về vấn đề này. Đây là cơ sở quan trọng nói lên việc thực hiện hoạt động quản trị thương hiệu nói chung của công ty.
Nhận thức về thương hiệu của lãnh đạo công ty
Theo ông Bùi Trọng Nghĩa – giám đốc công ty chia sẻ, có thể thấy rằng ban lãnh đạo công ty đã có những nhận thức cơ bản về vấn đề thương hiệu. Ông Nghĩa cho biết, ông hiểu thương hiệu là một tài sản vô hình mang giá trị to lớn nhưng trước đây vì giới hạn về các nguồn lực nên công ty chưa có bất kì hoạt động nào liên quan đến quản trị thương hiệu. Cho đến năm 2008, công ty đã có bước đi đầu tiên trên con đường xây dựng và phát triển thương hiệu, đó là việc đặt tên cho thương hiệu và thiết kế logo.
Ông Nghĩa mong muốn thương hiệu Điệp Dương sẽ có chỗ đứng trên thị trường và được mọi người biết đến, ông sẽ cố gắng có thêm nhiều hoạt động nhằm phát triển thương hiệu công ty. Việc đầu tiên sẽ là nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân viên trong công ty. Việc đào tạo cần có kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không qua loa, hình thức.
Qua đó, có thể thấy ban lãnh đạo của công ty đã có nhận thức đúng đắn về quản trị và phát triển thương hiệu. Nhưng vẫn chưa quyết định đưa ra hành động cụ thể để phát triển thương hiệu.
Nhận thức về thương hiệu của nhân viên trong công ty
Qua phiếu điều tra đối với các nhân viên trong công ty về tầm quan trọng của phát triển thương hiệu, ta có kết quả sau:
Biểu đồ 2.1: Kết quả điều tra nhân viên trong công ty về tầm quan trọng của thương hiệu
Số nhân viên trong công ty cho rằng tầm quan trọng của thương hiệu ở mức độ bình thường chiếm nhiều nhất là 40% số phiếu điều tra; số người không quan tâm chiếm 30% số phiếu điều tra; số người nghĩ là quan trọng là 20% và rất quan trọng chỉ có 10%. Điều này chứng minh rằng nhân viên của công ty còn chưa có nhiều quan tâm tới việc phát triển thương hiệu, chỉ có số ít người nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với việc phát triển công ty ở hiện tại và trong tương lai sắp tới.
Kết quả điều tra cho thấy nhân viên của công ty còn nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu, điều này phản ảnh thực trạng công ty chưa có hoạt động nâng cao nhận thức về thương hiệu cho nhân viên. Để thương hiệu của công ty có thể phát triển, công ty cần phải khắc phục ngay vấn đề này thông qua việc tổ chức hội thảo hoặc các cuộc thảo luận về thương hiệu cho nhân viên công ty.
Yếu tố tạo nên một thương hiệu mạnh
Sau khi khảo sát nhân viên công ty về yếu tố nào tạo nên một thương hiệu mạnh, ta có kết quả như sau:
Biểu đồ 2.2: Yếu tố tạo nên một thương hiệu mạnh
Qua kết quả điều tra, thấy được rằng số lượng nhân viên cho rằng yếu tố tạo nên một thương hiệu mạnh là chất lượng sản phẩm; chính sách giá hoặc là chăm sóc khách hàng chỉ lần lượt là 15%; 12%; 12% số phiếu điều tra. Trong khi đó số người cho là phải cần tất cả các yếu tố nêu trên đạt tới 61% số phiếu điều tra. Có thể thấy rằng, số người chọn để có được một thương hiệu mạnh cần tất cả các yếu tố kể trên nhiều hơn rất nhiều so với các phương án còn lại.
Kết quả điều tra cho thấy, nhân viên của công ty đã nhận thức được rằng việc xây dựng một thương hiệu mạnh cần rất nhiều yếu tố, ngoài các yếu tố kể trên thì còn cả những yếu tố khác có thể tác động vào việc xây dựng một thương hiệu mạnh có thành công hay không. Từ nhận thức, nhân viên công ty sẽ có thể hình thành ý
thức về việc xây dựng thương hiệu công thông qua nhiều mảng hoạt động khác nhau và phát triển đồng bộ ở mọi khía cạnh như chính sách giá, chất lượng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, ...
Vấn đề gặp phải trong phát triển thương hiệu
Khi thực hiện bất cứ một hoạt động nào chắc chắn sẽ phải đối mặt với một hoặc một số các vấn đề không dễ giải quyết. Trong phát triển thương hiệu cũng vậy, phát triển thương hiệu là công việc bao gồm nhiều công đoạn và là cả một quá trình lâu dài, các vấn đề mà thương hiệu gặp phải trong quá trình này, nhân viên công ty sẽ là người nắm rõ nhất. Sau khi điều tra, ta có kết quả như sau:
Biểu đồ 2.3: Vấn đề gặp phải trong phát triển thương hiệu
Kết quả điều tra nhận được, nguồn nhân lực và vốn đầu tư có số phiếu chọn cao hơn lần lượt là 34% và 37% số phiếu điều tra, nhiều hơn vấn đề về cơ sở hạ tầng và đặc thù ngành có số phiếu lần lượt là 14%; 15% số phiếu điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy trong hoạt động phát triển thương hiệu của công ty không gặp phải chỉ một vấn đề. Các vấn đề nêu trên hầu như đều có ảnh hưởng phần nào nhưng so với vấn đề cơ sở hạ tầng và đặc thù ngành không ảnh hưởng nhiều. Còn nguồn nhân lực và vốn đầu tư lại là chướng ngại lớn đối với công ty. Có thể thấy rằng công ty chưa có đội ngũ nhân sự chuyên trách có chuyên môn về thương hiệu, đây là một vấn đề rất quan trọng. Không có chuyên môn, công ty sẽ không thể quản trị thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu một cách bài bản và hiệu quả, có thể gây ra những lãng phí vô ích. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cũng là một vấn đề rất đáng lưu tâm. Phát triển thương hiệu là một quá trình dài mà cần đầu tư không ít, bởi vậy để xây dựng thương hiệu cho mình, công ty phải xác định bỏ ra một số vốn đáng kể nhưng xem ra Điệp Dương vẫn còn chưa thực sự đầu tư vào hoạt động này.
2.2.2.2. Kết quả phỏng vấn khách hàng
Để đánh giá khách quan hơn và nhận xét được những thành công thương hiệu Điệp Dương đạt được cũng như những hạn chế, thì khách hàng sẽ là người cho câu trả lời xác đáng hơn cả. Sau khi khảo sát tại thị trường các làng nghề sản xuất nội
thất và các sản phẩm liên quan tới đồ gỗ, em thu được một kết quả đáng chú ý như sau:
Mức độ nhận biết thương hiệu Điệp Dương
Sau khi khảo sát, ta thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.4: Mức độ nhận biết thương hiệu Điệp Dương
Qua biểu đồ, ta thấy số người biết đến là 25/50 số phiếu điều tra, số người từng nghe qua là 18/50 số phiếu điều tra, số người không biết chỉ chiếm 7/50 số phiếu điều tra. Có thể thấy rằng, số người biết đến thương hiệu Điệp Dương chiếm tới 86% số phiếu điều tra, đây là một tỉ lệ rất lớn.
Khu vực các làng nghề là thị trường mục tiêu mà Điệp Dương nhắm tới cho sản phẩm ván ép công nghiệp và gỗ tự nhiên, vậy nên số người biết đến thương hiệu Điệp Dương tại thị trường này lớn như vậy là một điều rất khả quan. Chứng tỏ công ty đã có những nỗ lực nhất định để đưa thương hiệu của mình tới khách hàng và đạt được hiệu quả tốt.
Kênh truyền thông khách hàng biết tới thương hiệu Điệp Dương
Như phân tích ở mục 2.2.1, Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Điệp Dương cũng đã có một số hoạt động truyền thông để phát triển thương hiệu công ty. Vậy hiệu quả của mỗi phương tiện truyền thông đó ra sao sẽ có trong kết quả điều tra sau đây:
Biểu đồ 2.5: Kênh thông tin khách hàng biết đến thương hiệu Điệp Dương
Theo biểu đồ nhận được, số người biết đến thương hiệu Điệp Dương thông qua internet chỉ đạt 13/50 số phiếu điều tra, qua tờ rơi, catalogue chỉ đạt 7/50 số phiếu điều tra. Cao nhất là thông qua truyền miệng (bạn bè, người thân, đối tác,...) đạt tới 25/50 số phiếu điều tra tức là chiếm tới 50%, số còn lại là thông qua các kênh khác.
Điều này cho thấy rằng, các hoạt động truyền thông của công ty chưa đạt được kết quả như mong đợi vì số lượng khách hàng biết đến Điệp Dương thông qua các hoạt động truyền thông của công ty là thấp. Mặt khác, việc khách hàng biết đến
công ty qua kênh truyền miệng chứng tỏ rằng công ty đã thực hiện tốt các hoạt động khác vì chỉ khi công ty gây dựng được uy tín của mình đối với khách hàng, tạo được thiện cảm để họ có thể giới thiệu tới bạn bè, người thân của mình.
Ngoài ra, khi khảo sát về cảm nhận của khách hàng về website và catalogue của công ty thu được kết quả như sau:
- Số khách hàng cho rằng website của công ty hấp dẫn và để lại được ấn tượng chỉ đạt 12/50 số phiếu điều tra tức 24%. Điều này cho thấy website của công ty cần khắc phục nhiều để có thể đạt được hiệu quả mong muốn.
- Còn về catalogue, số khách hàng nhận xét rằng catalogue của công ty có đầy đủ thông tin về sản phẩm mà họ cần tìm hiểu là 46/50 số phiếu điều tra tức 92%. Điều này cho thấy công ty đã thiết kế thành công catalogue của công ty, tạo được phản hồi tốt.
Trên đây là các kết quả chủ yếu mà em thu được trong quá trình điều tra, những kết quả này cho thấy được thực trạng phát triển thương hiệu của Công ty