8. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền và các tổ chức
trong hệ thống chính trị cấp xã để xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay thì việc xác định chức năng nhiệm vụ của chính quyền cũng như các tổ chức khác
85
trong hệ thống chính trị là hết sức quan trọng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [5; tr.239].
Thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX đã chỉ ra chức năng nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cấp cơ sở và một số tổ chức khác trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX đã đề cập không chỉ vai trò của hệ thống chính quyền cấp cơ sở mà còn là đề cập tới sự phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Do vậy việc tuyên truyền và phổ biến Nghị quyết của Đảng vào trong xã hội cần làm cho đông đảo cán bộ đảng viên nhất là các tổ chức cở sở Đảng ở nông thôn thấy được chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của việc xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Trên cở sở nhận thức rõ chức năng quản lý nhà nước của chính quyền trong điều kiện mới, tiến hành rà soát đánh giá lại toàn bộ những quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền cấp xã. Tỉnh đồng thời cũng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền địa phương, xác định cụ thể những loại việc mà chính quyền cấp xã cần làm với những thẩm quyền của mình để mỗi cấp chính quyền có thể phát huy hết vai trò và chức năng của mình một cách hiệu quả nhất. Tỉnh Hà Nam đã có những chính sách để tăng quyền hạn và trách nhiệm cho chính quyền cấp xã ở từng địa phương để chính quyền phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong việc đưa ra được những giải pháp xây dựng và phát triển điều kiện kinh tế xã hội ở từng địa phương. Chính quyền cấp xã có nhiệm vụ là phân công công việc, việc nào cấp nào làm có hiệu quả hơn thì giao cho cấp đó. Việc phân công công việc phải rõ thẩm quyền, trách nhiệm và mỗi việc chỉ do một cấp thực hiện gắn với chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp ở địa phương. Từ đó mà chính quyền cấp cơ sở trong tỉnh đã thực hiện tốt các công
86
việc đó. Chính quyền cũng phải phân rõ được chức năng của từng bộ phận để phân công công việc cho rõ ràng đểphù hợp với nhiệm vụ cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương cụ thể. Chính quyền cấp xã là nơi được trao quyền tự chủ, tự quản nhất định trong việc triển khai tổ chức và các hoạt động sống trong cộng đồng dân cư ở địa phương. Trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam chính quyền đã đề ra những sự triển khai các kế hoạch phát triển và xây dựng nông thôn mới ở trên địa bàn từng địa phương. Ngoài ra tổ chức chính quyền ở địa phương còn có chức năng giám sát, đôn đốc từng địa phương nâng cao tính chủ động trong xây dựng nông thôn mới. Để từng địa phương chủ động trong kế hoạch xây dựng những đề án nhằm cố gắng hoàn thành những tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở tỉnh. Chính quyền còn có trách nhiệm căn cứ về sự phân cấp ngân sách, tài chính của từng địa phương mà đưa ra những quyền tự quyết để thực thi một số công việc vì lợi ích của từng địa phương.
Để phát huy vai trò chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã đối với xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam thì cần phải xác định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ máy chính quyền xã trong điều kiện mới hiện nay của tỉnh. Chính quyền phải xác định được khối lượng công việc trong triển khai xây dựng nông thôn mới để xác định cơ cấu số lượng cán bộ cần phải làm những gì sao cho đảm bảo được những công việc được giao trên nhiều lĩnh vực. Vừa làm tốt công việc được giao vừa không làm phình to bộ máy chính quyền cấp xã gây ảnh hường xấu tới quần chúng nhân dân. Việc quy định rõ chức danh nhưng đồng thời cũng xác định rõ chức năng nhiệm vụ mà chức danh đó phải đảm bảo làm sao cho phù hợp với những yêu cầu hoạt động của từng xã. Chính quyền cấp xã còn xác định lại cơ cấu và bố trí lại cán bộ của từng địa phương phải phù hợp với quy mô đặc điểm của từng vùng, trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, tránh tình trạng rập khuôn máy móc giống nhau giữa các vùng. Hà Nam là tỉnh nhỏ thuần nông với điều kiện kinh
87
tế xã hội khác nhau giữa những xã gần trung tâm và xa trung tâm có sự phát triển không đồng đều. Cho nên việc triển khai hoạch định chính sách của chính quyền cấp xa phải tránh tình trạng rập khuôn máy móc, áp dụng vùng này cho vùng khác.
Trên đây là chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở trong việc triển khai và thực hiện những vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn hiện nay. Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến chức năng , nhiệm vụ của một số tổ chức chính trị xã hội khác như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ… Những tổ chức này có vai trò trực tiếp đối với quá trình xây dựng nông thôn mới cho nên cần phải phối kết hợp trong quá trình chỉ đạo xây dựng giữa chính quyền với các tổ chức này một cách hợp lý. Các tổ chức này có vai trò trực tiếp tuyên truyền những nội dung chính sách của chính quyền đối với toàn thể quần chúng nhân dân. Chính điều này đã góp phần tăng thêm hiệu