Vai trò của chính quyền trong sự phối kết hợp với các Đoàn thể cấp

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 68)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Vai trò của chính quyền trong sự phối kết hợp với các Đoàn thể cấp

xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay ở nước ta thì vai trò của chính quyền cấp xã là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó cũng phải kể tới việc phát huy tối đa sự phối kết hợp với các tổ chức khác ở nông thôn trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn. Đối với cả nước nói chung và Hà Nam nói riêng thì vai trò của chính quyền đối với vấn đề này là hết sức quan trọng, sự phối kết hợp với các tổ chức khác ở nông thôn như: Mặt Trận Tổ Quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… Để làm tốt sự phối kết hợp giữa các tổ chức thì chính quyền cấp xã cần phải đề ra những chính sách cụ thể nhằm phát huy tối đa hiệu quả giữa các tổ chức trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Đối với Mặt Trận Tổ Quốc và đoàn thể, xây dựng nông thôn mới là

nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương không những góp phần xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế gắn với xây dựng hệ thống chính trị ngày càng thêm vững mạnh và ổn định. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác xây dựng xã nông thôn mới, thời gian qua chính quyền cấp xã ở Hà Nam đã chỉ đạo phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và một số đoàn thể không ngừng phấn đấu trong công tác vận động tuyên truyền các hội viên đoàn thể và ngoài quần chúng nhân dân tham gia xây dựng xã nông thôn mới, không những góp phần xây dựng nông thôn mới mà còn củng cố về mặt tổ chức hội, thay đổi phương thức hoạt động, sinh hoạt, thống nhất về tư tưởng với vai trò, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền

63

vận động, giúp nhân dân hiểu rõ về chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, để nhân dân và hội viên nhận thức, hiểu rõ về lợi ích thiết thực, một cách có hiệu quả ngày càng thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới và xây dựng tổ chức hộ, đoàn thể ngày càng thêm vững mạnh.

Trong thời gian qua chính quyền, mặt trận và các đoàn thể xã ở trong tỉnh Hà Nam đã tận dụng và phát huy lợi thế trong vận dụng thực hiện quy chế dân chủ theo phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”, trong sinh hoạt chi tổ hội luôn biết cách vận dụng và lồng ghép để tuyên truyền đến tất cả hội viên và ngoài quần chúng nhân dân về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới để tất cả hội viên và ngoài quần chúng nhân dân tiếp thu, thực hiện các phong trào do mặt trận và đoàn thể phát động việc nào cần làm trước, làm sau theo kế hoạch của ban chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới ở cấp xã Hà Nam, chính nhờ làm được điều đó khi các cấp ủy đảng, chính quyền đề ra những kế hoạch vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thôn nông thôn được tất cả hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia…

Để đạt được kết quả theo kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, mặt trận và đoàn thể triển khai và tuyên truyền đến tất cả hội viên và ngoài quân chúng nhân dân, những vấn đề như công tác dồn điền đổi thửa, công tác tuyên truyền xây dựng đường giao thông, giáo dục, y tế, an ninh…

Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam đã tích cực hưởng

ứng, triển khai thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn

mới”, được thể hiện hàng năm trong chương trình phối hợp hành động của Ủy

ban Mặt trận Tổ quốc các cấp; trong kế hoạch triển khai các cuộc vận động,

các phong trào thi đua yêu nước như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”,

phong trào “Toàn dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông”, “Toàn

64

Căn cứ vào hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, căn cứ vào chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây dựng nông thôn mới và điều kiện thực tiễn của Tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh đã xác định rõ công tác Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng nông thôn mới tập trung vào 3 nhiệm vụ chính:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền vận động: Mặt trận Tổ quốc Tỉnh đã

tích cực tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới, tập trung vào các tiêu chí như quy hoạch; giao thông; nhà ở dân cư; môi trường và an ninh, trật tự xã hội.

Thứ hai, công tác tham gia xây dựng chính quyền: Mặt trận Tổ quốc

tỉnh đã tập trung vào việc củng cố, kiện toàn và nâng cao mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư của cộng đồng. Nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện các tiêu chí về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi…

Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tích cực phát động các phong trào thi

đua nhằm nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa ở khu dân cư”, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc,

yếu kém ở các khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

Ba nhiệm vụ trên được quán triệt, thể hiện xuyên suốt trong các kế hoạch, trong các chương trình phối hợp tham gia xây dựng nông thôn mới của Mặt trận Tổ quốc các cấp. Qua hai năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Nam cùng các tổ chức thành viên đã tích cực phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở các hội nghị, tập huấn do Mặt trận Tổ quốc Tỉnh chủ trì, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đã bước đầu thực hiện vai trò, chức năng của

65

mình trong xây dựng nông thôn mới. Điều đó được thể hiện thông qua các việc làm cụ thể sau:

Mặt trận Tổ quốc các xã trên địa bàn tỉnh bước đầu đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân ở xã thấy được tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới. Từ đó lôi cuốn các thành viên của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng tham gia tích cực vào phong trào này.

Mặt trận Tổ quốc xã cũng đã phát huy vai trò làm chủ của mọi công dân trong việc tham gia xây dựng các công trình, các tiêu chí nông thôn mới; tham gia giám sát các công trình, tiến độ, chất lượng việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Trong xây dựng nông thôn mới, Mặt trận Tổ quốc các xã đã gắn việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với cuộc vận động

Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư”, từng bước

nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở các địa bàn thôn, xã.

Mặt trận Tổ quốc xã còn đóng vai trò là cầu nối giữa tổ chức Đảng, chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng.

Chính quyền cấp xã đối với Đoàn thanh niên ở cơ sở thì phải phối hợp có hiệu quả với họ. Bởi vì ở các xã, đoàn viên thanh niên là lực lượng xung kích, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Hầu hết đoàn viên, thanh niên nông thôn ở các cơ sở đã được tuyên truyền, tập huấn… họ đã tích cực tham gia vào các nhóm nhiệm vụ, trực tiếp thực hiện các tiêu chí nông thôn mới đã được đề ra. Vì vậy mục tiêu xây dựng và phát triển nông thôn mới phải có sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức này.

Đối với hội phụ nữ

Là lực lượng đông đảo chiếm hơn 50% lao động ở nông thôn, phụ nữ các cơ sở đã tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới sau khi đã có các

66

chương trình, kế hoạch mà Hội đồng nhân dân xã đã phê duyệt. Vì vậy mà Chính quyền cấp xã cần phải có chính sách, sự tuyên truyền phối hợp với Hội phụ nữ trong quá trình thực hiện và xây dựng nông thôn mới.

Hội phụ nữ cấp cơ sở ở Hà Nam cũng đã thực hiện việc phát huy vai trò của phụ nữ trong thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng gia đình văn hóa, xã hội - môi trường ở địa phương.

Đối với hội nông dân

Việc xây dựng nông thôn mới người nông dân là chủ thể cho nên Chính quyền cần phải tuyên truyền để nhân dân hiểu, nâng cao nhận thức phát huy vai trò của từng nông dân. Chính quyền là nơi trực tiếp phổ biến tới Hội nông dân về những đề án xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước. Để Hội nông dân các xã đã thể hiện vai trò thành viên của mình trong việc tuyên truyền, vận động bà con nông dân hưởng ứng tích cực vào xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, Hội nông dân cũng đã thực hiện chức năng giám sát các hạng mục công trình từ các khâu lập quy hoạch đến triển khai xây dựng, quá trình thực thi kinh phí, ngân sách và hiệu quả các công trình, tiêu chí… Để phát huy hơn nữa thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam thì sự kết hợp của Chính quyền với Hội nông dân phải đạt hiệu quả cao.

Đối với hội cựu chiến binh

Ở các xã, các Chính quyền và Hội cựu chiến binh cũng đã vào cuộc tích cực trong việc tham gia tư vấn các quy hoạch, các cụm công trình; tích cực vận động các hộ nông dân tham gia thực hiện các dự án, các tiêu chí của nông thôn mới.

Có thể thấy rằng, tuy thời gian triển khai còn chưa lâu nhưng ở Hà Nam, việc xây dựng nông thôn mới với lợi ích thiết thực của nó mang lại, với sự quan tâm của các cấp ủy và chính quyền cấp trên, hệ thống chính trị cấp xã đã tiếp cận các nội dung, bước đầu tham gia thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

67

Qua phân tích tình hình ở địa phương trong quá trình phát huy hiệu quả đề án xây dựng nông thôn mới thì việc phối kết hợp giữa Chính quyền cấp xã với các tổ chức chính trị và đoàn thể là hết sức quan trọng, nó là nhân tố gián tiêp thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)