Nông thôn mới và những nội dung cơ bản trong xây dựng nông

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Nông thôn mới và những nội dung cơ bản trong xây dựng nông

mới ở Việt Nam hiện nay

Nông thôn mới ở Việt Nam

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong cách mạng dân tộc dân chủ ở một nước nông nghiệp lạc hậu như ở nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề

21

nông dân. Cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta là đánh đuổi đế quốc giành được độc lập dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không qua giai đoạn TBCN, cuộc đấu tranh giữa con đường TBCN và CNXH vừa có nội dung kinh tế vừa có nội dung văn hóa. Căn cứ vào tình hình cụ thể của cách mạng và tính tích cực, tính cách mạng là mặt chủ yếu của nông thôn nước ta. Đảng ta đề ra đường lối chính sách, những hình thức tổ chức, những biện pháp thích hợp để hiện thực hóa nông nghiệp khi chưa có nền công nghiệp phát triển mạnh, thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp phải đi đôi với thủy lợi hóa và cải tiến nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung và đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Việc tổ chức hoạt động cho quần chúng nhân dân như tăng cường liên minh công - nông - trí thức, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết của nhân dân vv… chính là những yếu tố để tạo nên ở địa phương hiện nay. Nông thôn mới là một môi trường mang tính văn hóa mà ở đó người dân nông thôn có những điều kiện tốt về kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội nhất định và qua đó hình thành những nét đặc trưng của con người mới và gia đình mới XHCN ở nước ta hiện nay.

Xây dựng nông thôn mới thực chất và trước hết là xây dựng những người nông dân mới, con người mới ở nông thôn – người nông dân trong chế độ XHCN. Người nông dân mới được hình thành cũng theo hướng chuẩn mực của con người mới Việt Nam nói chung mà Đảng ta đã xác định là “có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có trí thức, sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [16; tr. 15].

22

Nông thôn mới còn là nông thôn của quần chúng lao động, của những con người cần cù không chấp nhận sự lười biếng, là nơi thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, tình nghĩa vợ chồng son sắc thủy chung, cha mẹ con cái yêu thương có trách nhiệm với nhau. Tình làng nghĩa xóm đậm đà tối lửa tắt đèn có nhau. Nét đẹp của đại gia đình nông thôn là ở chỗ kính trên nhường dưới thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn neo đơn, già yếu, thương binh liệt sỹ vv… Như vậy xây dựng nông thôn mới trước hết vấn đề căn bản và lâu dài là mọi người dân phải tự xác định mình là chủ thể và phải luôn luôn nâng cao tinh thần làm chủ quê hương, đất nước mình. Đây chính là bước ngoặt căn bản, sự chuyển biến về chất, nâng lên một trình độ mới, một tầm cao mới từ nông thôn cũ sang nông thôn mới. Các hợp tác xã, các Hội nông dân phải đoàn kết chặt chẽ được giữa bà con nông dân với nhau phải thực hành dân chủ. Cán bộ không được quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch mà phải gắn bó máu thịt với nhân dân. Có như vậy thì nông thôn mới thực sự mang một chế độ mới của chế độ mới XHCN. Nông thôn mới còn được tạo lập bởi nhiều gia đình mới, nhiều gia đình tạo thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý xây dựng hạt nhân gia đình cho tốt. Chỉ có xây dựng gia đình mới thì mới có nông thôn mới. Xây dựng gia đình mới ở nông thôn chính là xây dựng gia đình văn hóa, là nâng cao những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong đời sống gia đình, chắt lọc những tinh hoa truyền thống trong xã hội phương Đông. Xây dựng gia đình văn hóa mới không có nghĩa là phá bỏ mọi cái cũ và cái gì cũng làm mới cả. Mà là những truyền thống, những phong tục tốt đẹp như tôn ti trật tự trong gia đình cúng bái tổ tiên, kính già, yêu trẻ, trọng tình, trọng nghĩa, tôn trọng phụ nữ v.v… cần phải phát triển thêm. Muốn xây dựng nông thôn mới còn phải xây dựng đời sống nông thôn mới, xây dựng nếp sống mới lành mạnh, vui tươi - nếp sống XHCH, chấm dứt

23

những tệ nạn xấu xa do xã hội cũ để lại như thói lười biếng, cờ bạc, buôn bán gian lận, tiêu xài hoang phí, ép duyên, mê tín dị đoan v.v…

Xây dựng nông thôn mới tất yếu phải gắn liền với xây dựng Đảng, Chính quyền ở nông thôn bởi việc gì cùng phải có Đảng lãnh đạo và sự chỉ đạo của Chính quyền thì mới thành công. Cần phải chăm lo xây dựng từng đảng viên trong sạch vững mạnh, dân có bản lĩnh chính trị vững vàng; xây dựng từng chi bộ, từng Đảng bộ ở nông thôn thật sự là trung tâm đoàn kết, có sức chiến đấu, đủ năng lực lãnh đạo mọi hoạt động của địa phương. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân mà đông đảo quần chúng nhân dân ở nông thôn giành thắng lợi cuộc cách mạng tháng Tám và thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đưa lại ruộng đất cho nhân dân, thực hiện người cày có ruộng. Ngày nay, trong thời bình Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân xây dựng hợp tác xã, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới làm cho đời sống của người dân nông thôn ngày càng ấm no hạnh phúc.

Chi bộ ở nông thôn tuy có những nhiệm vụ cụ thể, thiết thực ở cơ cở khác nhau, có sự khác nhau, nhưng những tiêu chuẩn chung của một chi bộ trong sạch, vững mạnh vẫn mang tính phổ biến là đoàn kết, gắn bó, giàu sức chiến đấu. Chi bộ Đảng phải phát huy được những vai trò quản lý của chính quyền thôn, xã; phải phát huy mạnh mẽ được hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh trong đóng góp xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới, trong huy động sức người, sức của, tài năng trí tuệ để xây dựng nông thôn mới…, có như vậy mới tạo được sức mạnh tổng hợp, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, của từng đảng viên, đoàn viên, từng người nông dân. Đây chính là điều kiện cần thiết để chúng ta ngày càng có nhiều cùng nông thôn mới giàu về vật chất, mạnh về chính trị, phong phú về tinh thần, những xóm làng văn minh tiến bộ.

24

Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay của nước ta, hạ tầng kinh tế - xã hội của nông thôn mới chỉ khiêm tốn là: điện - đường - trường - trạm (có điện để sinh hoạt và sản xuất; có đường ô tô, đường nhựa hoặc cấp phối, đất; có trường học cho trẻ em; có trạm xá khám chữa bệnh cho mọi người). Tuy chỉ khiêm tốn như vậy nhưng có được những làng bản, thôn xóm mới, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một quá trình với những kinh phí không nhỏ của Nhà nước, cộng đồng và cá nhân.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khóa X đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn liền với nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái học được bảo vệ; hệ thống Chính quyền ở nông thôn được củng cố dưới sự lãnh đạo của Đảng” [20 ; tr.126]

Tiếp theo là Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta tiếp tục chủ trương về xây dựng nông thôn mới là “Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, nhất là đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ” [22; tr. 197- 198].

Xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế chính trị xã

hội, nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích cho một số đông người dân ở nông thôn. Điều này sẽ làm cho khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn trở nên gần hơn. Cho nên Đảng và Nhà nước đề ra những tiêu chí để xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. Căn cứ thực trạng nông thôn của xã, các phân tích, dự báo thời gian thực hiện hoàn thành nội dung các Tiêu chí và mục tiêu đề ra trong Chương trình xây dựng nông thôn mới để xác định nội dung nhiệm vụ.

25

Nông thôn mới ở nước ta hiện nay được xây dựng theo “Bộ tiêu chí quốc

gia về nông thôn mới” của Chính phủ, bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành

5 nhóm cụ thể.

Nhóm thứ nhất, về quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có quy

hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịnh vụ. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn chung của bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tiêu chí này tất cả các xã phải đảm bảo cho sự phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển bền vững ở nông thôn. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng – xã. Làng – xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý nhà nước không can thiệp sâu vào trong đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước và lệ làng (không trái với pháp luật của nhà nước). Quản lý của Nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp rất hài hòa, các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo bầu không khí lễ hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn, giữ vững an ninh trật tự xã hội… nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.

Nhóm thứ hai, về hạ tầng kinh tế - xã hội: gồm tiêu chí thứ 2 đến tiêu

chí thứ 9 là các nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội: Giao thông, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa: chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.

Về giao thông: tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được cứng hóa bằng bê tông đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải. Tất cả các xã phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí này trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra

26

tỷ lệ km đượng trục xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải phải đạt khoảng một nửa các đường thôn xóm, tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

Về thủy lợi: hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh đảm bảo cho sự phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa phải đảm bảo được nguồn nước nông nghiệp.

Về điện: hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đảm bảo an toàn và những tiêu chí của ngành điện, tỷ lệ các hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn phải đạt yêu cầu 100%.

Về trường học: tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Vì hiện nay trong quá trình xây dựng nông thôn mới đối với tiêu chí này Đảng và Nhà nước dành rất nhiều sự quan tâm và có những nguồn vốn không nhỏ nhằm nâng cao hơn nữa các trường cấp ở cơ sở phải đạt tiêu chí cấp quốc gia.

Về cơ sở vật chất, văn hóa: nhà văn hóa khu thể thao phải đạt chuẩn của Bộ văn hóa - thể thao và du lịch như có nhà văn hóa, sân chơi thể thao, thư viện… tỷ lệ này phải đảm bảo được theo quy định của Bộ văn hóa - thể thao và du lịch .

Về chợ nông thôn: chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng, xã nào cũng phải có chợ riêng đúng theo quy định.

Về bưu điện: có điểm phục vụ Bưu chính viễn thông và mạng internet đến thôn phải đảm bảo hầu hết các thôn trong xã là phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí này.

Về nhà ở dân cư: Các xã phải xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát, theo tỷ lệ nhà đạt chuẩn của Bộ xây dựng phải đạt 70%.

27

Đáp ứng nhu cầu thị trường hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên ngày càng thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời. Trước hết cần tạo cho người dân điều kiện để chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp thuần nông (cổ truyền) sang sản xuất hàng hóa, dịch vụ du lịch, để họ “ly nông bất ly hương”

Nhóm thứ ba, về kinh tế và tổ chức sản xuất: Gồm tiêu chí 10 đến 13 là

nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất: Thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất. Xây dựng phải có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn, tiềm năng du lịch được khai thác làng nghề truyền thống, làng tiểu thủ công nghiệp được khôi phục, ứng dụng công nghệ cao về quản lý về sinh học… cơ cấu nông thôn phát triển hài hòa, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế.

Về thu nhập: thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của Tỉnh (phải cao hơn 1,3 lần) năm sau phải cao hơn năm trước đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Về hộ nghèo: Chính sách là phải thực hiện để cố gắng giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn khoảng 7%.

Về cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp (phải đạt 35%)

Về hình thức tổ chức sản xuất: có tổ hợp tác xã hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả (có).

Nhóm thứ tư, về văn hóa - xã hội - môi trường, giáo dục y tế văn hóa

môi trường.

Về giáo dục: phổ cập giáo dục trung học phải đạt; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) khoảng 20%.

28

Về y tế: tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế các xã phải đạt tỷ lệ trên 20%, trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)