8. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Những yếu tố tác động đến xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện
Thứ nhất, tính tích cực của người dân trong việc xây dựng nông thôn
mới hiện nay
Mục tiêu chung của xây dựng nông thôn mới là không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần. Cho nên phải tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân có sự nhận thức là xây dựng nông thôn mới là có lời cho họ như thế nào. Bởi vì sự nhận thức của người dân nông thôn còn nhiều hạn chế nhất là sự chênh lệch về nhận thức giữa các vùng với nhau. Đa
29
phần họ chưa hiểu được hết chính sách của Đảng, Nhà nước về đề án xây dựng nông thôn mới. Vì vậy để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động của người dân khi tham gia vào xây dựng nông thôn mới thì công việc trước tiên làm cho họ thay đổi về nhận thức. Bởi họ có nhận thức thì sẽ phát huy được tính tích cực của mình trong xây dựng nông thôn mới bởi vì chủ thể là những người nông dân. Họ là những người trực tiếp phát huy được vai trò trong quá trình xây dựng nông thôn mới như. Người dân đi đầu trong xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội. Đây là yếu tố nền tảng tạo nên cơ sở vật chất đời sống của đại đa số người dân nông thôn. Những năm gần đây sự kết hợp giữa Nhà nước với người dân nông thôn cùng làm và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn làm thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay về kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh tiến tới xóa đói giảm nghèo thay đổi cuộc sống của người dân. Sự tích cực của người dân nông thôn còn trong việc phát huy được sự đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa mới không ngừng nâng cao dân trí cho người dân. Từ những sự tích cực của người dân đối với quá trình xây dựng nông thôn mới là một sự kết hợp không thể thiếu giữa chính quyền với người dân nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên tính tích cực của người dân nông thôn đối với quá trình xây dựng nông thôn mới còn có nhiều hạn chế bởi vì một số nguyên nhân như: sự hạn chế về nhận thức của người dân về nông thôn mới, tâm thức vùng miền, tính nông dân, thiển cận .v.v… vẫn là những cản trở lớn để phát huy hiệu quả của tính tích cực của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, sự tham gia của hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới
Chính quyền cơ sở liên quan trực tiếp đến việc quản lý, điều hành các hoạt động về kinh tế - xã hội cùng như mọi mặt của đời sống nhân dân, nên tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động phải hướng vào phục vụ nhân dân, sát với nhân dân. Gắn bó mật thiết với nhân dân dân, dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh
30
của chính quyền cấp cơ sở. Để tổ chức hoạt động và phát huy tính hiệu quả tích cực của chính quyền cơ sở cho hiệu quả đối với quá trình xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện nhất quán những nội dung như; Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở để triển khai thực hiện việc thực hiện kế hoạch hoạch định trong việc xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ này là cấp chính quyền gần dân nhất cho nên họ phải luôn biết xây dựng kiện toàn bộ máy chính quyền để làm sao cho nhân dân tin tưởng là điều kiện phát huy vai trò xây dựng nông thôn mới. Chính quyền cũng thường xuyên nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh. Tuy nhiên sự yếu kém về năng lực về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ chính quyền cấp cơ sở làm hạn chế rất lớn hiệu quả vai trò của họ đối với nhân dân. Đó cũng là sự hạn chế để phát huy tính tích cực đội ngũ chính quyền trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Việc có xây dựng có thành công nông thôn mới hay không cũng do nhiều ở bộ phận chính quyền cấp cơ sở bởi vì họ là những người gần dân nhất và trực tiếp tuyên truyền, hoạch định những kế hoạch xây dựng nông thôn mới của Nhà nước.
Thứ ba, nguồn lực vốn đối với quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay
Đối với quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay thì nguồn lực vốn là rất quan trọng nó đến từ hai nguồn chính là ngân sách Nhà nước và vốn huy động trong Nhân dân. Theo chương trình xây dựng nông thôn mới để thực hiện đầy đủ được 19 tiêu chí thì “đụng” vào đâu cũng cần vốn, trong đó có những tiêu chí được Nhà nước đầu tư 100% như: công tác quy hoạch, làm đường giao thông đến trung tâm các xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn, công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ thôn xóm có những tiêu chí Nhà nước chỉ đầu tư một phần kinh phí như: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa thôn, xóm, bản; có những tiêu chí người dân tự thực
31
hiện như chỉnh trang nhà cửa, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp v.v… Vì vậy nhu cầu vốn cho thực hiện tiêu chí là rất lớn như, nhất là những tiêu chí liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng cần sự đối ứng của nhân dân v.v… Để thực hiện tốt chương trình nguồn vốn sẽ được huy động từ nhiều “kênh” khác nhau: Nhà nước, nhân dân đóng góp, các nguồn tài trợ, sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng… Song phương châm vẫn phải huy động nội lực là chính. Tuy nhiên, xuất phát điểm của mỗi xã sẽ rất khác nhau, những xã có điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân khá thì sự đóng góp khá đơn giản, những xã khó khăn là cả một vấn đề cần phải tính toán kỹ lưỡng để huy động được vốn nhằm thực hiện tốt chương trình theo đúng kế hoạch đề ra.
Có thể nói, huy động nguồn lực vốn để xây dựng nông thôn mới là vấn đề then chốt để tỉnh đạt được những mục tiêu đã đề ra và cao hơn nữa là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Thứ tư, là đặc điểm truyền thống của nông thôn Việt Nam
Tác động tới quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn Việt Nam có nhiều những đặc điểm truyền thống như: địa bàn cư trú, làng xã được tổ chức theo huyết thống, trọng nam khinh nữ.v.v… điều đó làm cho các làng xã ở nông thôn Việt Nam có tính tự trị rất cao. Tính biệt lập giữa các làng mạnh đến nỗi mỗi làng là một quốc gia thu nhỏ với hương ước, luật tục của làng… Tính biệt lâp còn được thể hiện ở lũy tre làng nơi rất kiên cố mọi sự giao thương với bên ngoài chỉ tới cổng làng.
Nông thôn Việt Nam có những đặc điểm tích cực như: Do tính cộng đồng cao mà làng Việt Nam có xu hướng nhấn mạnh vào tính đồng nhất, hệ quả của nó là tăng cường sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tính tập thể cao, đây là một thuận lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới mà người dân là chủ thể. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay thì
32
những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân là điều kiện không nhỏ góp phần vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ngoài ra đặc điểm truyền thống ở nông thôn còn có nhiều hạn chế như tính tự trị cao của làng xã có xu hướng nhấn mạnh vào tính dị biệt của làng. Tính dị biệt của làng xã là cố gắng tự cung tự cấp, có tư tưởng bè phái, cục bộ, gia trưởng, sự cào bằng, không muốn ai hơn mình… Điều này đã làm cản trở rất nhiều tới quá trình xây dựng nông thôn mới do Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương đề ra nhằm không ngừng nâng cao đời sống của quần chúng nhân dân ở nông thôn. Hiện nay nhiều những đặc điểm của nông thôn Việt Nam đã có nhiều những thay đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập về những cái gọi là truyền thống. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay chúng ta muốn làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam thì cần phải phát huy những ưu điểm và hạn chế về những đặc điểm truyền thống của nông thôn Việt Nam. Để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn. Làm cho khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày một thu hẹp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội.