Khái quát về tỉnh Hà Nam và chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 48)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Khái quát về tỉnh Hà Nam và chính quyền cấp xã ở tỉnh Hà Nam

Khái quát về tỉnh Hà Nam

Hà Nam là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình. Địa hình của tỉnh đa dạng bao gồm chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi, nửa đồi núi. Tỉnh có ba con sông lớn chảy qua đó là sông Hồng, sông Đáy và sông Châu Giang.

Đất đai của tỉnh phần lớn là đất phù sa, độ phì nhiêu cao, thuận tiện cho việc phát triển canh tác cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và cây hoa màu. Khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm

khoảng 23ºC. Với vị trí như vậy thì Hà Nam chịu tác động trực tiếp của quá

trình phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Hà Nam phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong điều kiện hiện nay.

Bên cạnh những thuận lợi như trên thì Hà Nam cũng phải đối diện với không ít thách thức do sự cạnh tranh về kinh tế với các tỉnh khác. Trong khi nền kinh tế Hà Nam vẫn lấy nông nghiệp làm chủ đạo nhưng vốn đã gặp rất nhiều khó khăn do đặc điểm vùng.

Điều kiện về kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam

Hà Nam là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội và là địa bàn trọng yếu về quốc phòng

43

an ninh. Ý thức sâu sắc điều đó, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh.

Quán triệt, vận dụng sáng tạo quan điểm: "Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh theo phương châm phát triển kinh tế xã hội là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc, ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh vững mạnh là

điều kiện để phát triển kinh tế xã hội” của Đảng vào thực tiễn địa phương,

những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Hà Nam đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm chính sách, an sinh xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Tỉnh đạt bình quân trên 13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ mới; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Đồng thời, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng được nâng lên, hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững mạnh; dân chủ ở cơ sở được phát huy, tạo niềm tin và sự đồng thuận cao giữa nhân dân với cấp uỷ, chính quyền địa phương; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, thế và lực của khu vực phòng thủ được tăng cường...

Hà Nam là một trong những tỉnh đồng bằng có các điều kiện kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, hệ thống thủy lợi cấp thoát nước, cơ sở hạ tầng xã hội.v.v. Là một tỉnh có dân số trẻ, Hà Nam có điều kiện phát triển nguồn lực con người đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Theo điều tra dân số năm 2009 Hà Nam có 785.057 người giảm so với điều tra năm 1999 có 811.126 người chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km2. Nơi có mật độ cao nhất là

44

thành phố Phủ Lý 2542 người/ km2, nơi có mật độ thấp nhất là huyện Kim Bảng 672 người/ km2. Những năm gần đây tỷ lệ gia tăng dân số của Tỉnh giảm nhanh, đây là kết quả của việc tuyên truyền và ý thức tự giác của người dân đối với các chính sách dân số của Đảng và Nhà Nước. Đồng thời cho thấy Hà Nam là một tỉnh có lượng người thoát ly nhiều để tìm kiếm cơ hội việc làm và đi xây dựng nền kinh tế mới ở các tỉnh trung du miền núi. Trong kết cấu dân số theo khu vực, dân cư nông thôn chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh với 91.5% và 8,5% sống ở thành thị [2; tr.15]. Thực trạng này đang tạo ra nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay khi mà bình quân nông nghiệp ngày càng giảm, đồng thời trang thiết bị và phương tiện lao động ở nông thôn ngày càng hiện đại thì lao động ở nông thôn ngày càng có xu hướng dư thừa. Những lao động này phần lớn là chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề chuyên môn còn rất hạn chế. Do đó, việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở lên bức thiết hơn bao giờ hết.

Về cơ cấu kinh tế năm 2005: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - làng nghề chiếm 39,7%, nông nghiệp: 28,4%, dịch vụ: 31,9%. Công nghiệp chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may… Hà Nam hiện nay có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên) sừng mỹ nghệ (Bình Lục) gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng) thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm)…[2; tr 25]. đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn. Về nông nghiệp thì nguồn lao động giảm dần và có xu hướng chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Những năm gần đây Hà Nam được đánh giá là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây là một sự phát triển hợp với xu thế chung của đất nước. Mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng trong cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nam nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, công nghiệp và dịch vụ vẫn còn khiêm tốn. Do đó để đạt

45

được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, bên cạnh việc phát huy thế mạnh hiện nay.

Hà Nam đang chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có nhiều ưu thế như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp lắp ráp và chế tạo máy, đồng thời tăng cường đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ tận dụng lợi thế về vị trí thuận lợi và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng.

Mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng kinh tế cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nam, nông nghiệp vận chiếm tỷ trọng cao, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, bên cạnh việc phát huy thế mạnh hiện nay của nền nông nghiệp, Tỉnh đang chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế, các khu công nghiệp như chề biến thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp lắp ráp và chế tạo máy.v.v… Đồng thời tăng cường đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng.

Về văn hóa, Hà Nam là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng có thế đất rộng phía tây có núi, phía bắc và nam là hệ thống sông ngòi bao quanh. Do có hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý như vậy nên phần lớn dân số sống bằng nông nghiệp vì thế mà Tỉnh in đậm những dấu ấn của nền văn minh lúa nước qua các lễ hội và di tích lịch sử. Các di tích ở Hà Nam không thuộc diện quy mô lớn nhưng với với mật độ khá dày trải đều trên khắp Tỉnh. Hiện nay, Hà Nam có 74 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, Tỉnh có nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Tịch điền, lễ hội chùa Bà Đanh, Lễ hội chùa Long Đọi, Hội vật Liễu Đôi.v.v. Hệ thống những lễ hội này đã phần nào giới thiệu được những nét đặc trưng, những giá trị văn hóa, tín ngưỡng của người dân Hà Nam nói riêng và đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung. Quê hương Hà Nam còn sản sinh ra nhiều những người con làm rạng danh như: Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Trần Hữu Tiến, Trần Tử Bình.v.v. Ngoài ra, Tỉnh

46

còn hàng chục làng nghề truyền thống với các sản phẩm nổi tiếng như: Thêu, trống, mây tre đan, đồ sừng mỹ nghệ.v.v. Hiện nay các di tích lịch sử văn hóa của Tỉnh đang được chú trọng đầu tư quan tâm khôi phục và trùng tu. Đây là tài sản có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân trong Tỉnh, đồng thời là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị để phát triển ngành du lịch trong tương lai.

Với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa có thể thấy rằng Hà Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư có vốn của người nước ngoài, tạo điều kiện tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn tồn tại không ít khó khăn như vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đời sống sản xuất… Đây là những khó khăn không chỉ riêng Hà Nam mà còn là khó khăn của nhiều địa phương trong cả nước. Song đối với một tỉnh thuần nông như Hà Nam thì vấn đề trên càng trở nên cấp thiết hơn. Chính vì vậy, việc giải quyết những vấn đề trên nhằm phát huy thế mạng của Hà Nam trở thành một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành của toàn dân ở địa phương. Trong đó tỉnh cần phải phát huy tối đa vai trò của đội ngũ Chính quyền cấp xã trên địa bàn nhằm góp phần thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải xây dựng thành công nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Khái quát về chính quyền cấp xã ở Hà Nam

Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính quyền cấp trên với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc, nắm bắt và phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.

47

Toàn tỉnh Hà Nam hiện có 117 xã, phường, thị trấn; trong đó có 100 xã, 7 thị trấn, 10 phường số xã chiếm gần 85% tổng số đơn vị ở cấp cơ sở. Tỉnh Hà Nam có 5 huyện và 1 thành phố, trong đó Lý Nhân là huyện có nhiều đơn vị hành chính nhất là 22 đơn vị, huyện Thanh Liêm xếp thứ hai với 17 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Các đơn vị hành chính ở Hà Nam đều đã có trụ sở riêng và có cơ sở vật chất khá đồng đều theo tiêu chí của Bộ xây dựng. Tuy nhiên tình trạng xuống cấp ở một số xã đã và đang diễn ra do chất lượng công trình kém chất lượng. Các xã phường vẫn có sự thiếu đồng đều về cơ sở vật chất, cho nên mấy năm gần đây Tỉnh đã có chính sách làm hạn chế tối đa sự chênh lệch này bằng việc tăng cường đầu tư cho các xã còn khó khăn.

Đội ngũ Chính quyền cấp xã ở Hà Nam những năm gần đây đã có nhiều những chuyển biến tích cực về các yếu tố như: Trình độ văn hóa, trình độ quản lý nhà nước, độ tuổi, giới tính v.v…

Về trình độ văn hóa, đội ngũ cán bộ cấp xã ở Hà Nam hiện nay nhìn

chung tỉ lệ về trình độ văn hóa được phân loại như. Những người có trình độ trung học cơ sở chiếm khoảng 5%, trình độ Trung học phổ thông chiếm 75,5%, trình độ trung cấp chiếm 15,5%, trình độ đại học chiếm 3%. Qua số liệu cho chúng ta thấy phần lớn trình độ của cán bộ chính quyền cấp xã chưa được cao. Vì vậy mà tình trạng cán bộ thiếu chuyên môn, còn hạn chế về tầm nhìn cho nên nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát huy vai trò chủ đạo đối với việc xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải có đủ phẩm chất đạo đức năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu của nhân dân và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cho nên việc nâng cao trình độ văn hóa đối với cán bộ chính quyền cấp xã ở Hà Nam là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Về trình độ quản lý nhà nước, hầu hết bộ máy chính quyền ở Hà Nam

48

Phần lớn chính quyền cấp xã ở 5 huyện và một thành phố đã được đầu tư nâng cao trình độ quản lý Nhà nước. Nhưng bên cạnh đó số cán bộ trong tỉnh được đào tạo chuyên môn về quản lý kinh tế cón khá thấp còn có sự không đồng đều giữa phường, thị trấn và các xã. Trình độ quản lý Nhà nước của cán bộ chính quyền cấp xã về chuyên môn có sự phân bố không đồng đều. Các xã xa trung tâm hầu như ít thu hút được những người có trình độ quản lý cao. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của cấp ủy đảng và các cấp chính quyền, sự cố gắng của các cơ quan chuyên môn cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Trong những năm qua công tác đào tạo quản lý bồi dưỡng các bộ chính quyến cấp xã ở Hà Nam đã đạt được nhiều sự thay đổi tích cực với trình độ chuyên môn cao.

Về độ tuổi, nhìn chung trong vài năm gần đây chính quyền cấp xã ở Hà

Nam có sự trẻ hóa về đội ngũ cán bộ. Trước năm 2005, số cán bộ dưới 35 tuổi chiếm 17,5% đến năm 2013 số cán bộ ở độ tuổi dưới 35 tăng lên 28,7%. Nhiều nhất vẫn là độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi chiếm 42,3%, số cán bộ trên 50 tuổi chiếm 20%. Nhìn vào cơ cấu về độ tuổi cho thấy là càng ngày cán bộ được trẻ hóa, tuy nhiên là sự trẻ hóa này thường diễn ra ở một số xã phường gần trung tâm hơn vì họ có tư tưởng tân tiến hơn. Họ hiểu rằng đội ngũ được trẻ hóa đồng nghĩa với việc trình độ học vấn và năng lực quản lý cao hơn đội ngũ cán bộ của thế hệ trước. Nguồn cán bộ lâu năm cũng là một lợi thế của Tỉnh bởi vì họ có kinh nghiệm, quen việc .v.v…nhưng có hạn chế đó là sự bảo thủ, thiếu năng động và thường tư duy theo lối mòn, tự bằng lòng, tự thỏa mãn, không có ý chí vươn lên thay đổi cách nghĩ cách làm. Nói cách khác là tư duy của họ có hạn chế mà nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đội ngũ chính quyền cấp xã ở Hà Nam. Một tỉnh thuần nông cho nên muốn phát triển phải có tư duy mới, nhiều sáng tạo. Vì vậy trong những năm gần đây Tỉnh đã và đang cố gắng thay đổi cơ cấu nguồn cán bộ trẻ nhằm phát huy hơn nữa, tích cực hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)