8. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và quần chúng nhân dân về
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam
2.3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và quần chúng nhân dân về xây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới
Trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay với việc xây dựng 19 tiêu chí mà Chính phủ đã ban hành phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của từng địa phương cơ sở. Cho nên việc phát huy vai trò nhận thức của đội ngũ chính quyền và toàn thể nhân dân cần phải được nâng cao hơn nữa. Phải chú trọng tới việc nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ chính quyền cấp xã, bởi vì đội ngũ này đóng vai trò trực tiếp chỉ đạo quần chúng nhân dân thực hiện những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thực hiện triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính quyền cấp xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nước ta trong giai đoạn mới, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính quyền cấp xã trên địa bàn Hà Nam góp phần phát huy vai trò của hệ thống chính trị đối với việc xây dựng nông thôn mới cần dựa trên những quan điểm sau đây:
82
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới với những nội dung kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội cần được quán triệt đầy đủ trước hết từ hệ thống chính trị cấp cơ sở. Thực tiễn quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương cho thấy, nơi nào hệ thống chính quyền cấp cơ sở được tổ chức tốt, thường xuyên tổ chức học tập, quán triệt chỉ thị, Nghị quyết cũng như các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, đồng thời tích cực vận dụng các quan điểm đó vào trong thực tiễn, tổ chức rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện thì địa phương đó sẽ lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng… Đối với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới cũng vậy. Để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng cũng như hiệu quả của việc xây dựng nông thôn mới thì trước hết, các tổ chức trong hệ thống chính quyền ở cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Nam cần phải được quán triệt đầy đủ nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Điều này đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương cần phải nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới để chỉ đạo thực hiện theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương, Quyết định của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy và các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm, tích cực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc xây dựng đề án, quy hoạch, và các chương trình cụ thể về xây dựng nông thôn mới, bố trí kinh phí và huy động các nguồn vốn để tổ chức thực hiện, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện… thì việc xây dựng nông thôn mới ở đó được thuận lợi và đạt kết quả cao.
Thứ hai, hệ thống chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng, trực tiếp
trong tổ chức thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới ở từng địa phương, cơ sở. Thực tiễn đã chứng minh rằng, hệ thống chính quyền cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo (của tổ chức Đảng), quản lý (của chính quyền) và vận động quần chúng nhân dân (của Mặt trận và các đoàn thể nhân
83
dân) trong xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức trong hệ thống chính quyền là nơi trực tiếp quán triệt, hướng dẫn về quan điểm, nguyên tắc trong việc xây dựng nông thôn mới. Tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể và cơ chế phối hợp cho từng cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ giữa các bộ phận thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Điều này xuất phát từ đặc điểm của hệ thống chính quyền cấp cơ sở với tư cách là cấp trực tiếp truyền tải và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngoài việc nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ Chính quyền cấp xã thì việc nâng cao nhận thức của người dân đối với quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay là rất quan trọng. Đối với quần chúng nhân dân thì phải nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình như:
Một là, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm chung của cả hệ thống
chính quyền cấp cơ sở, của toàn xã hội và của mỗi người dân. Trong đó phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát huy quyền dân chủ từ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác ở từng địa phương.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện, đồng thời là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng đại này cần phải huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính quyền và các tổ chức khác. Vì vậy, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thì các ban, ngành, đoàn thể ở cấp cơ sở phải vào cuộc và phải phối hợp một cách chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới. Quần chúng nhân dân phải nâng cao trình độ nhận thức của mình để thấy được rằng quá trình thực hiện những tiêu chí nông thôn mới mình là chủ thể đúng theo Nghị quyết của Chính phủ. Đồng thời, phải phát huy được vai trò chủ động của người dân ở cộng đồng dân cư,
84
đặc biệt là cộng đồng thôn, xóm. Có như vậy, việc xây dựng nông thôn mới mới đạt kết quả tốt.
Hai là, đối với nhân dân cần nhận thức để hộ hiểu hơn về đề án xây
dựng nông thôn mới để có thể giải quyết được những khó khăn như: vốn, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đặc điểm truyền thống của người dân… để nhằm khác phục những hạn chế đó làm cho cuộc sống của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao.
Việc nâng cao nhận thức của chính quyền và toàn thể nhân dân nhằm thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, phải có sự chỉ đạo và phối hợp của chính quyền và quần chúng nhân dân ở từng cở sở, tổng kết thực tiễn thường xuyên ở các địa phương, cơ sở.
Việc xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí mà Chính phủ đã ban hành phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, cơ sở. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Chính vì vậy, khi triển khai thực hiện nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới cần chú ý đến việc phát triển một cách bền vững nền kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn nông thôn nói riêng, cả nước nói chung, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, cần chú trọng tổng kết những kinh nghiệm thực tế ở địa phương, những điển hình tiên tiến ở cơ sở, để từ đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về việc phát huy vai trò của hệ thống chính quyền cũng như vai trò của quần chúng nhân dân ở Hà Nam hiện nay trong xây dựng nông thôn mới.