0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Vai trò của chính quyền cấp xã trong triển khai, tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY (Trang 58 -58 )

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Vai trò của chính quyền cấp xã trong triển khai, tổ chức thực hiện

mới ở Hà Nam hiện nay

2.1.1. Vai trò của chính quyền cấp xã trong triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam

Hà Nam được tái lập tháng 11 năm 1996 sau những lần sát nhập với Nam Định và Ninh Bình thành Nam Hà và Hà Nam Ninh, đây cũng là nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi như nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua, có nguồn nông sản phong phú, nguồn lao động trẻ dồi dào.v.v. Hà Nam cũng gặp không ít khó khăn về kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy như: Đội ngũ cán bộ, viên chức của tỉnh còn thiếu và chưa đồng bộ, bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện. Điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng thấp kém, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Hà Nam chủ yếu vẫn là tỉnh thuần nông (nông nghiệp chiếm 60%). Công nghiệp nhỏ bé, cả tỉnh chỉ có 1 khu công nghiệp công nghiệp là Đồng Văn, nguồn thu chi ngân sách còn hạn chế, một bộ phận nhân dân trong tỉnh còn nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, hàng vạn người thiếu việc làm, thu nhập bình quân đầu người năm 1998 chỉ đạt 180 USD, trong khi mức bình quân cả nước là 300 USD…

Giải quyết đồng bộ những khó khăn trên sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Song, để làm được điều đó đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, đặc biệt phải có sự vào cuộc của các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và

53

xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là một chiến lược lâu dài, cần được thực hiện đồng bộ, mang lại hiệu quả cao và bền vững.

Sau gần hai mươi năm tái lập tỉnh, hệ thống chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã không ngừng phát huy vai trò của mình đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng… góp phần trực tiếp vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Chính quyền cấp xã (HĐND và UBND) đã từng bước cụ thể hóa các nghị quyết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của cấp ủy, các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh… góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới. Trong những năm gần đây, với không khí sôi nổi của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã từng bước nâng cao vai trò quản lý của mình, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trên địa bàn nông thôn.

Hội đồng nhân dân

Trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Hà Nam về xây dựng nông thôn mới, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiến hành họp bàn để nghiên cứu, tổ chức triển khai và trực tiếp chỉ đạo Hội đồng nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết tại địa phương, cơ sở. Căn cứ vào các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Hội đồng nhân dân tỉnh đã trực tiếp đề ra các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng - an ninh… trực tiếp chỉ đạo cho Hội đồng nhân dân các xã triển khai thực hiện nhằm huy động mọi nguồn lực của địa phương để xây dựng nông thôn mới.

Để tạo nguồn kinh phí cho xây dựng nông thôn mới, Hội đồng nhân

54

các xã trong đề án xây dựng nông thôn mới, để lại 100% số tiền sử dụng đất ở cấp xã để tiến hành xây dựng nông thôn mới. Một số Nghị quyết này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xã trên địa bàn tỉnh có thêm kinh phí để xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thông qua chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, HĐND đã tiến hành huy động mọi nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới. HĐND tỉnh đã ra quyết định phân bổ ngân sách đối với những xã điểm là 300 triệu đồng/xã, các xã còn lại là 150 triệu đồng/xã, trực tiếp chỉ đạo HĐND các địa phương, cơ sở tiến hành điều chỉnh và phân bổ ngân sách, đưa ra các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương để đảm bảo kinh phí cho quá trình xây dựng nông thôn mới.

Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND đối với công tác xây dựng nông thôn mới, HĐND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo cho HĐND các xã chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân chuẩn bị nội dung kỳ họp HĐND và triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND theo luật định. Đồng thời, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc thực hiện có hiệu quả việc tiếp xúc cử tri, trao đổi thông tin, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân xung quanh vấn đề phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là vấn đề xây dựng nông thôn mới. Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri và nhân dân, các vấn đề nổi cộm trong việc xây dựng nông thôn mới đều được phát hiện và giải quyết kịp thời, qua đó củng cố chất lượng hoạt động của HĐND các xã đối với các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Không chỉ quyết định các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ ngân sách ở địa phương, cơ sở… vấn đề giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới cũng được HĐND các xã trên địa bàn tỉnh thực hiện. Qua đó, những vấn đề bất cập, sai phạm trong công tác tổ chức xây dựng nông thôn mới đều được phát hiện và kịp thời khắc phục. Hoạt động giám sát thường xuyên và sát sao của HĐND đã tạo điều kiện đẩy

55

nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay.

HĐND các xã trên địa bàn tỉnh đã tích cực phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng nông thôn mới, đã đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện và giám sát sự thực hiện đó. Vai trò của HĐND cấp xã trong việc xây dựng nông thôn mới đã được thể hiện qua các việc làm cụ thể:

Thứ nhất, các HĐND cấp xã đã họp, đề ra Nghị quyết và chương trình

hành động liên quan đến nội dung xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, tạo lập các quan hệ hoạt động giữa HĐND xã với Ủy ban nhân

dân và Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên đối với xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, chuẩn y, phê duyệt ngân sách cho xây dựng nông thôn mới ở

địa phương.

Thứ tư, giám sát các hoạt động của UBND và của các thành viên khác

trong hệ thống chính trị cấp xã đối với xây dựng nông thôn mới…

Ủy ban nhân dân

Trước hết là vai trò đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế

hoạch hàng năm về xây dựng nông thôn mới.

Sau khi Tỉnh ủy Hà Nam ban hành một số Nghị quyết về “Chương

trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020, định

hướng 2030”. Sau đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định việc

phân công nhiệm vụ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Kế hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2020 chia làm hai giai đoạn. Tất cả các Quyết định và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh góp phần quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng cho Ủy ban nhân dân các xã tiến hành triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã mình.

56

Đối với công tác lập Quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở xây dựng chủ trì phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở tài nguyên và môi trường cùng các sở ngành liên quan hướng dẫn các địa phương, cơ sở thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo trong năm 2011, tất cả các xã trên địa bàn tỉnh phải hoàn thành việc lập và phê duyệt đề án. Đây là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung.

Với sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã đã quán triệt các chủ trương, các bước cần thực hiện trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Hầu hết ở các xã, Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch để triển khai thực hiện trong các thôn, làng.

Trên cơ sở các chương trình, kế hoạch, các văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, các Ủy ban nhân dân xã là cấp chính quyền cơ sở trực tiếp thực thi các nhiệm vụ và triển khai cụ thể việc xây dựng nông thôn mới theo các nhóm nhiệm vụ và bộ tiêu chí mà Chính phủ đã ban hành.

Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, điều hành, xây dựng quy hoạch đến các khâu tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Để đảm bảo công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh diễn ra đúng trình tự, đúng tiến độ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã thường xuyên tiến hành họp định kỳ để chỉ đạo, đôn đốc công tác xây dựng nông thôn mới. Do đây là công việc khó khăn và lâu dài nên Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiến hành tổ chức cho Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới các huyện, thành phố đi thăm quan, học tập kinh nghiệm về xây

57

dựng nông thôn mới ở một số địa phương làm tốt trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Định… Đây là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng nông thôn mới.

Đối với các Ủy ban nhân dân cấp xã, chức năng tổ chức, giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới thể hiện ở việc phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong tổ chức thực hiện các nhóm nhiệm vụ và các tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới đã được Chính phủ ban hành. Các quy hoạch, dự toán ngân sách cho từng hạng mục, việc huy động sức người sức của tạo lập các quan hệ với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để xây dựng nông thôn mới… đều phải thông qua vai trò chủ chốt của Ủy ban nhân dân các xã.

Quá trình xây dựng nông thôn mới cũng đòi hỏi Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch các chương trình, kế hoạch, kinh phí, ngân sách, thu hút mọi người dân tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NAM HIỆN NAY (Trang 58 -58 )

×