Vai trò của chính quyền cấp xã trong kiểm tra, giám sát quá trình

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 63)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Vai trò của chính quyền cấp xã trong kiểm tra, giám sát quá trình

dựng nông thôn mới ở Hà Nam

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Nghị quyết số 03- NQ/TU, ngày 21/04/2011 của Tỉnh uỷ Hà Nam và Kế hoạch số 547/KH-UBND, ngày 13/5/2011 của UBND Tỉnh Hà Nam về "xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Nam đến năm 2020". Trên cơ sở các Nghị quyết của tỉnh ủy, huyện ủy, các Đảng bộ, chi bộ cơ sở ở các địa phương đã quán triệt tinh thần nội dung xây dựng nông thôn mới trong các xã, thôn. Từ đó các Đảng bộ, chi bộ cơ sở đã chủ động xây dựng nghị quyết, kế hoạch hoạt động; chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp, đảm bảo sự lãnh đạo và thống nhất hành động giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tiến hành xây dựng và thực hiện tốt quy

58

hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ, quan tâm đến cán bộ trẻ, từng bước tạo điều kiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đồng thời, tổ chức cơ sở Đảng ở các địa phương thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những việc chưa đúng, phát huy những mặt công tác hiệu quả, có tác dụng thiết thực đối với công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Trong công tác chỉ đạo kiểm tra giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới chính quyền cấp xã đã đề ra những hướng đi cụ thể như sau:

Thứ nhất, là thành phần ban quản lý xã do Chủ tịch ủy ban nhân dân

làm trưởng Ban. Thành viên là một số đại diện cơ quan chuyên môn và đại diện một số ban ngành đoàn thể chính trị xã hội, đại diện các thôn (là những người am hiểu và có năng lực tham gia xây dựng nông thôn mới) do cộng đồng thôn bản cử ra.

Thứ hai, nhiệm vụ của Ban quản lý xã là tổ chức tuyên truyền sâu rộng

trong nhân dân. Đó là việc tuyên truyền cho mọi người biết về việc xây dựng nông thôn mới để triển khai đạt hiệu quả cao nhất. Đảng uỷ phân công cho mỗi đảng uỷ viên phụ trách một mảng công tác xây dựng nông thôn mới giao cho mỗi đoàn thể nhận thực hiện một hoặc hai nội dung trong đề án xây dựng nông thôn mới của xã.

Các thôn tổ chức cam kết giữa các hộ trong việc thực hiện xây dựng các nội dung xây dựng nông thôn mới tại gia đình mình (nâng cao thu nhập trên đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất kinh doanh. Cải tạo, chỉnh trang làm đẹp nơi ở; làm đủ các công trình vệ sinh; nâng cấp các công trình nhà ở, công trình phụ, khuôn viên, cải tạo ao vườn, tường rào, cổng ngõ để có cảnh quan đẹp, tham gia đóng góp đầy đủ theo quy ước...). Mỗi đảng viên phải gương mẫu thực hiện tại hộ của mình, đồng thời phải phụ trách giúp đỡ một nhóm hộ nơi cư trú hoặc cụm dân cư khác thực hiện.

59

Chính quyền cấp xã phải thành lập tổ khảo sát: thành phần gồm đại diện Lãnh đạo UBND xã, thành viên là đại diện một số bộ phận chuyên môn và ban, ngành chức năng , đại diện một số thôn, bản trong xã; Mỗi thôn, bản thành lập nhóm khảo sát để hỗ trợ cho tổ khảo sát xã khi khảo sát, đánh giá thực trạng tại thôn, xóm đó. Để tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đánh giá thực dân về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước về xây dựng nông thôn mới, nội dung phương pháp và mục tiêu cần đạt được trong xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để người dân hiểu rõ tham gia và giám sát thực hiện. Là chủ đầu tư các dự án nông thôn mới trên địa bàn xã.

Tổ chức lựa chọn tư vấn và triển khai công tác quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn xã. Xây dựng Đề án nông thôn mới của xã giai đoạn 2010 – 2020; kế hoạch cụ thể giai đoạn 2010 – 2015 và kế hoạch chi tiết hàng năm

(kế hoạch và dự án, báo cáo đầu tư đều phải có sự tham gia của cộng đồng).

Tổ chức phát động phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới trong thôn, xã trên cơ sở đó giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, cá nhân phụ trách trong việc

thực hiện các nhiệm vụ của Đề án (sau khi đã được UBND huyện phê duyệt).

Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh huyện, xã và các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng nông thôn. Hướng dẫn thôn, bản trong xã thành lập các Ban phát triển thôn, bản; Ban giám sát xây dựng thôn, bản để làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Chính quyến cấp xã phải cho thấy được sự cần thiết phải tuyên truyền vận động cán bộ và mọi người dân hiểu về tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới: đây là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững với mục đích nâng cao nhanh cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn. Mọi người hiểu rõ chương trình xây dựng nông thôn mới không phải là dự án xây dựng cơ bản mà đây là một chương trình phát triển

60

tổng hợp về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Thấy được vai trò của cộng đồng là chủ thể xây dựng nông thôn mới tại địa bàn, lấy nội lực là căn bản…, hiểu kỹ nội dung, phương pháp, cách làm và tự tin đứng lên làm chủ, tự giác tham gia và sáng tạo trong tổ chức thực hiện.

Ngoài ra phải phổ biến tuyên trạng nông thôn của cấp trên (Ban Chỉ đạo tỉnh hướng dẫn). Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tiến hành đánh giá thực trạng: Tổ khảo sát phối hợp với các nhóm ở các thôn, bản tiến hành đo đạc, ước tính hoặc tính toán từng nội dung các tiêu chí.

Tổng hợp kết quả và xác định rõ thực trạng của xã so với yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới như: có bao nhiêu tiêu chí đạt, mức đạt như thế nào; những tiêu chí nào chưa đạt, cụ thể hiện trạng...

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước vì vậy mà Chính quyền cấp xã đã đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam. Xây dựng được kế hoạch về mục tiêu, giải pháp, thời gian hoàn thành 19 tiêu chí để đạt xã nông thôn mới.

Dựa vào kết quả khảo sát, so sánh với Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, xác định khối lượng công việc cần phải làm của từng tiêu chí, tương ứng với nhu cầu vốn. Xác định tổng lượng vốn cần cho toàn bộ công việc để thực hiện đạt 19 tiêu chí, trước mắt xác định vốn cho giai đoạn 2011 - 2015. Vốn ngân sách hỗ trợ theo các chính sách hiện hành theo quy định của tỉnh là 250 triệu/ xã trọng điểm, còn các xã khác là 160 triệu/ xã.

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến khả năng vốn đầu tư của hộ kinh doanh và sản xuất trên địa bàn xã, khả năng đóng góp của dân cư (cả tiền và công lao động, giá trị hiến đất...). Trên cơ sở đó ước tính các công việc cần làm trong giai đoạn 2011 - 2015 và từng năm cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội ở Hà Nam hiện nay.

Sau ba năm tiến hành kiểm tra giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới Chính quyền cấp xã ở Hà Nam có những kết quả bước đầu tuy nhiên bên

61

cạnh đó còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Đó là việc triển khai quy hoạch và quản lý có hiệu quả về không gian chung nông thôn - đô thị, công nghiệp - nông nghiệp về hạ tầng nông thôn, nên đã dẫn đến không gian nông thôn đang bị phá vỡ ở nhiều nơi, mất đi tính truyền thống, bản sắc văn hóa, mất đi sự cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường gia tăng. Xã hội nông thôn chưa được tổ chức thích hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ cơ sở còn thiếu ở nhiều nơi, mâu thuẫn xã hội gia tăng, văn hóa truyền thống bị mai một. Kinh tế nông thôn phát triển nhưng thiếu tính bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Người dân thiếu việc làm ổn định, nghèo đói giảm chậm. Vì vậy mà chính quyền cấp xã ở Hà Nam cần đặt ra được mấy vấn đề nhằm tăng cường phát huy việc xây dựng nông thôn mới Hà Nam hiện nay.

Một là, chính quyền cần phải khắc phục ngay sự không thực tế thiếu

tính lý luận và xu thế phong trào hóa, chính trị hóa của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới của Tỉnh.

Hai là, chính quyền cấp xã phải có định hướng, phương pháp đối với

người nông dân với vai trò chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới. Để nâng cao tính chủ động của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nam hiện nay.

Ba là, do tỉnh có nhiều sự đa dạng về không gian sống cùng như tập

quán, tài nguyên... do vậy mà các điểm ở các xã khác nhau cần phải thực hiện khác nhau không thể áp dụng một cách dập khuôn máy móc giữa xã này với xã kia được.

Bốn là, chính quyền phải chỉ đạo thực hiện từng bước nâng cao đời

sống vật chất tinh thần cho nhân dân, cải thiện môi trường sống, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh chính trị, môi trường.

Có thể thấy được trong quá trình kiểm tra giám sát, chính quyền cấp xã đã bước đầu thực thi chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn xã, đã tạo lập

62

các quan hệ, tạo cơ chế để triển khai tiếp việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tăng cường vai trò và mục tiêu của mình để thực hiện tốt những chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Một phần của tài liệu Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nam hiện nay (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)