Ngôn ngữ đời thƣờng

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 68)

Chƣơng 3 Thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại trong thơ Inrasara.

3.3. Ngôn ngữ đời thƣờng

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ là chất liệu để người nghệ sĩ chuyển tải ý tưởng của mình. Ngôn ngữ là khía cạnh thể hiện rõ nhất sự phá bỏ ranh giới chia cắt giữa văn hóa tinh hoa và văn hóa đại chúng. Inrasara từng nói: “Thơ có thay hình đổi dạng bao nhiêu lần hay lang thang lạc bước đến phương trời nào đi nữa, nó cũng phải trở về, trở về nơi xuất phát của nó: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ” [8]. Vì vậy, ngoài việc sử dụng các biện pháp tu từ, ông còn rất dụng công trong việc lựa chọn ngôn ngữ trong sáng tác của mình.

Ngôn ngữ thơ Inrasara rất phong phú, đa dạng. Nếu như trước đây thơ ông thường sử dụng ngôn ngữ bác học, sang trọng kết hợp với thể thơ tự do để đề cập đến những đề tài lớn lao, mang tầm vóc nhân loại hay mang tinh thần thiêng liêng thì đến giai đoạn sau ngôn ngữ thơ ông đã lại gần hơn với ngôn ngữ đời sống và hòa nhập vào với nó. Trong các tập thơ Tháp nắng,

66

phần lớn bắt gặp những ngôn từ đẹp, đầy gợi cảm, cao cả và sang trọng. Nhưng đến Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức thơ thì những câu thơ đã giống như lời trò chuyện. Nhà thơ kể lại cho bạn đọc nghe những câu chuyện mà ông góp nhặt được trong đời sống thường ngày với lối diễn đạt, ngôn ngữ hết sức dân dã, bình dị, gần gũi, thậm chí cả những lối nói xuề xòa nhất cũng đi vào thơ Inrasara một cách tự nhiên: chửi, nhăn răng, xà lỏn, teo vòm vú, bồ nhí,…

Sự thay đổi trong quan niệm và phong cách sáng tác của Inrasara đã dẫn đến sự thay đổi trong cách sử dụng ngôn ngữ của ông. Khi sáng tác theo tinh thần hậu lãng mạn và hiện đại, ông sử dụng một kho ngôn ngữ riêng, khi bước sang ranh giới của hậu hiện đại, ông lại thay đổi vốn từ của mình. Sự chuyển đổi ấy nhằm mục đích phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất trong việc thể hiện đề tài sáng tác và cái nhìn về cuộc sống.

Inrasarsa là một nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa người Chăm. Trong con người ông luôn có một niềm tự hào và ý thức bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Vì vậy, thơ ông luôn có sự kết hợp giữa hai loại ngôn ngữ Chăm và Việt, tạo nên một cách kể chuyện mang đậm kinh nghiệm cá nhân. Trong chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức thơ, hầu như ở bài thơ nào của ông cũng xuất hiện tên riêng hoặc một vài từ tiếng Chăm. Thậm chí, ông còn sử dụng tiếng Anh mà nhiều khi không thèm chú thích. Ngoài ra, Inrasara còn đưa vào sáng tác của mình những dòng thơ không dấu được trích từ tin nhắn để thể hiện sự hỗn dung, pha tạp của ngôn ngữ hậu hiện đại:

Duy chi co ong la giai ma duoc tho minh Tin nhắn ông bạn thơ qua điện thoại di động

(Thế giới trong ngày)

Như đã nói, thơ Inrasara là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Vì vậy, ông rất có ý thức trong việc sử dụng biệt ngữ địa phương. Nếu trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư tạo nên ấn tượng mạnh với lối kể

67

chuyện và ngôn ngữ đậm chất Nam bộ thì trong thơ, Inrasara đã thực sự tạo được cho mình một phong cách sáng tạo riêng với việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc Chăm:

chúng tôi lớn lên từ Mĩ Sơn, Dương Long

chúng tôi lớn lên từ nhà thờ Yơ, nhà Halam/ chúng tôi cũng lớn lên từ chòi lợp tôn Mĩ

lớn lên từ Panwơc Pađit, Pauh Catwai/ cũng lớn lên từ Truyện Kiều, thơ Nguyễn Trãi

(Bất ngờ nhiều cái nghĩ tối nay)

Trong hai tập thơ sáng tác theo tinh thần hậu hiện đại, vần hầu như ít xuất hiện nhưng mạch thơ vẫn trôi chảy, tự nhiên. Lời thơ đôi khi như những lời tâm sự:

Phăng mày ạ

thiên tài thì mày ăn đứt rồi

khi tụi tao còn viết sai chính tả tiếng Việt thơ mày đã rao bán khắp xóm cùng thôn

(Chuyện 5. Thư cho & của Phăng)

Những ngôn ngữ trên bàn nhậu cũng được Inrasara đưa vào thơ. Nào là: “Dzô dzô dzô, nào là: “chơi tới bến đi em”, ngay cả tiếng rao của người bán lu dạo cũng vào thơ ông: “ai … lu, trã, nồi, trách … khôôông”. Những câu nói bình dân, suồng sã này không ai nghĩ có thể xuất hiện trong thơ nhưng nó lại được Inrasara sử dụng một cách rất tự nhiên. Thế nhưng sự “tự nhiên”, suồng sã này có được bạn đọc chấp nhận hay không thì vẫn cần thời gian để được kiểm chứng. Ngoài ra, Inrasara còn hạn chế tối đa việc sử dụng dấu câu hay những liên từ (và, hay) bằng việc sử dụng dấu ngăn cách (/; - ) tạo những nhịp đứt gãy, ngắt quãng đầy chủ ý trong thơ.

68

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)