Thơ phân mảnh và thủ pháp liên văn bản

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 71 - 77)

Chƣơng 3 Thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại trong thơ Inrasara.

3.4. Thơ phân mảnh và thủ pháp liên văn bản

Các nhà hậu hiện đại ý thức được triệt để rằng không có gì mới trên trái đất này, mỗi văn bản chỉ là một liên văn bản. Và thủ pháp cơ bản được các nhà hậu hiện đại sử dụng là: mô phỏng, cắt dán văn bản bất chợt rơi vào tay để lắp ghép thành “tác phẩm” mới. Thủ pháp này đã được sử dụng trong quá khứ, đặc biệt là trong thơ siêu thực. Nhưng các nhà hậu hiện đại “khi sử dụng nó, đã làm sái nghĩa, ngược nghĩa hay khác hẳn nghĩa gốc của văn bản cũ” [6, 199]. Chỉ là một mẩu tin trên báo, một sự kiện diễn ra trong ngày hay một câu thơ, câu nói nào đó mà nhà thơ cóp nhặt được cũng đều được đưa vào thơ hậu hiện đại. Inrasara cũng vậy, thơ của ông tưởng chừng như là một sự rời rạc, lỏng lẻo trong ý tưởng liên kết, không tập trung vào một vấn đề chính nào cả, là một sự cắt dán sự kiện, sự việc. Chỉ trong một bài thơ mà tất tần tật các vấn đề từ chiến tranh, biểu tình, nạn đói đến tình yêu, tất tần tật các nước từ Hoa Kỳ, Bắc Hàn, Nga, Ấn Độ đến Việt Nam đều có mặt:

Hoa Kỳ sẵn sàng chơi lại Bắc Hàn tới bến

Salman Rushdie cặp kè người tình mới đáng tuổi con mình 1 mét 52 với mét 85 thì sá gì

Thây kệ thế giới Pia Glen nói mặc xác chân ngắn cẳng dài

Tàu chiến Nga vừa cập bến Đà Nẵng và Ấn Độ vừa thử thành công lần hai hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân đất đối không

Biểu tình sinh nhật lần thứ 64 bà Suu Kyi ngày mai Ngày mai ngày mai

Em không thể nào nghĩ ra được lời chúc mỹ miều

Cho tối sinh nhật anh – một nữ sĩ việt vừa đăng lên mạng bài thơ mới

Có một tỉ người đói ăn trên thế giới…

69

Không chỉ Inrasara mà các nhà thơ hậu hiện đại khác cũng rất thích cóp nhặt những ý tưởng, sự việc vụn vặt để đưa vào thơ. Chẳng hạn, Lý Đợi thường lượm lặt thông tin trên bào chí, Bùi Chát lấy “cảm hứng” thơ từ biên bản một hội nghị thi đua, từ những bức thư, hóa đơn tiền điện, ký hiệu giao thông,…Những mảnh vụn đời ấy, tưởng phi lý nhưng chúng lại tràn đầy ý nghĩa. “Đó chính là ý nghĩa của vô nghĩa”[6, 210]

Đọc một bài thơ theo tinh thần hậu hiện đại của Inrasara đòi hỏi người đọc cũng phải có một vốn kiến thức khá rộng vì mỗi văn bản là một liên văn bản. Chẳng hạn, trong THT & QV hay SÁNG TỐI & TỐI SÁNG, Inrasara đã tung ra hàng loạt các văn bản trong một văn bản:

có thể tui có đọc Tôi là ai, Lũ người quỷ ám

như tui từng đọc Glang Anak, Pauh Catwai

hay Nước non ngàn dặm, Dấu chân người lính, và gì khác nữa

Ngoài những thủ pháp đã kể trên thì thơ hậu hiện đại còn có các đặc trưng khác như thêm phần chú thích, sự phá vỡ trật tự thời gian,…Thêm phần chú thích không chỉ để làm rõ nghĩa mà còn là một phần không thể tách rời của một bài thơ hậu hiện đại. Người đọc vẫn thường gặp sự chú thích này trong rất nhiều bài thơ của Inrasara như: Khởi động của khởi động, Trà Ma Hani, Thư cho &

của Phăng,…Tất cả những thủ pháp này tạo nên một phong cách thơ hậu hiện

đại khác hẳn với những trào lưu, trường phái thi ca trước đây.

Tiểu kết

Các thủ pháp nghệ thuật như: giọng giễu nhại; cách trình bày văn bản lạ; ngôn ngữ sống sít, đời thường hay hình thức thơ phân mảnh không phải đến sáng tác hậu hiện đại mới xuất hiện mà nó đã có từ lâu trong đời sống văn học thế giới. Tuy nhiên các nhà hậu hiện đại trong đó có Inrasara đã sử dụng nó với một nội hàm dựa trên một nền tảng triết học và thái độ hoàn toàn khác với các trào lưu, trường phái trước đây.

70

C. Kết luận

Inrasara là gương mặt nổi bật trong nền thơ ca đương đại Việt Nam. Ông là nhà thơ tài hoa, cá tính, luôn thể hiện nỗ lực đem cái mới vào nền văn học nước nhà. Sự nghiệp của Inrasara rất đa dạng, phong phú. Ông viết tiểu thuyết, nghiên cứu văn hóa – văn học, dịch thuật, phê bình nhưng trước hết ông là một nhà thơ. Inrasara đưa ra những quan niệm về thơ khá toàn diện và nhiều nét mới, không chỉ có ý nghĩa định hướng cho sáng tác của ông mà còn gợi ý một hướng đi cho thơ Việt đương đại.

Hành trình thơ của Inrasara là nỗ lực vượt lên chính mình. Ở thời kỳ đầu, thơ ông mang phong cách hậu lãng mạn với sự thăng bằng giữa tình cảm và lý trí, giữa sự truyền cảm và khả năng gợi thức suy nghĩ. Tuy nhiên, Inrasara là người say mê tìm tòi và thử nghiệm cái mới với tinh thần “chỉ có cái khác lạ luôn vẫy gọi” nên ông đã từ bỏ hệ mỹ học cũ để dấn thân vào con đường mới, con đường hậu hiện đại. Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, mới mẻ và thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Người đọc không chấp nhận sự sáo mòn, cũ kỹ. Tuy nhiên sự đổi mới phải đi đôi với sự hấp dẫn, lý thú, kích thích được sự đồng sáng tạo của người thưởng thức. Dù biết là sẽ rất khó khăn để cái mới có thể tạo được một chỗ đứng nhất định trên thi đàn, nhưng Inrasara vẫn chấp nhận thử thách và nỗ lực hết mình để đi tới chặng cuối con đường. Ở thể thơ tự do, Inrasara đã tiếp tục mở rộng biên độ câu thơ để câu thơ có thể ôm chứa hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng phong phú, đa dạng, bộn bề, không gian thơ vì thế được mở rộng, mở sâu hơn vươn tới những chiều kích của những suy tưởng mang tính khái quát cao.

Inrasara lựa chọn hướng đi cách tân theo tinh thần hậu hiện đại là một hướng đi khá mạo hiểm và trên thực tế thì hậu hiện đại chưa thực sự giành được nhiều thiện cảm từ phía các nhà phê bình và đọc giả Việt Nam. Tuy

71

nhiên, dù cách tân nhưng Inrasara lại không xa rời truyền thống mà ngược lại ông còn làm giàu thêm, phong phú thêm cho truyền thống.

Vậy nhờ đâu/ do đâu mà Inrasara nói riêng, các cây bút người dân tộc thiểu số nói chung có điều kiện và tự tin mạnh bước trên hành trình hội nhập của mình? Câu trả lời không gì khác chính là điều kiện hậu hiện đại mà thời đại toàn cầu hóa gần đây mang lại.

Trên thực tế, xu hướng toàn cầu hóa đã biến thế giới thành một cái làng toàn cầu global village. Khó có thể tưởng tượng, một nhà văn dân tộc thiểu số sinh sống ở những “vùng sâu vùng xa” lại có thể cập nhật tri thức và công bố những sáng tác nóng hổi của mình với độc giả toàn thế giới thông qua “cửa sổ quốc tế” - những website, blog, facebook… như hiện nay. Chính internet, văn học mạng phát triển là con đường ngắn nhất tạo điều kiện cho các nhà văn có thể “nhảy thẳng vào văn chương hậu hiện đại, mà không phải đi xuyên qua hiện đại”. Văn học Chăm là tiêu biểu cho tinh thần này. Tiểu thuyết nói riêng và các sáng tác nói chung của Inrasara có thể xem là những hành động cụ thể nhằm xóa nhòa ranh giới giữa văn học dân tộc thiểu số và văn học Việt Nam như ông đã từng thổ lộ: “Có thể nói, tư tưởng chủ đạo của Inrasara là suy tư và hành động ở vạch đứt lằn ranh ngoại vi/ trung tâm, ở mọi khía cạnh, cấp độ khác nhau”.

Các nhà hậu hiện đại không kêu gọi nỗ lực cách tân dù họ vẫn tiếp tục tạo nên những cái mới. Đối với họ cách tân là một thuộc tính căn bản của nghệ thuật, chứ không phải mục tiêu cách mạng nữa. Do vậy, các nhà thơ hậu hiện đại không gây nên phong trào, không tụ họp thành nhóm hay trường phái mà mỗi người tự chơi một trò chơi riêng của mình. Họ không quá khổ công tạo nên những kỹ thuật hoàn toàn mới, thay vào đó, họ thoải mái tái sử dụng tất cả những gì có sẵn trong kho tàng văn chương nhân loại, từ văn phong đến

72

kỹ thuật. Thế nhưng với cảm thức hậu hiện đại thì công việc tái sử dụng lại trở thành công việc sáng tạo thực sự.

Các nhà hậu hiện đại luôn mở rộng tất cả những cánh cửa khác nhau xung quanh họ để đón nhận tất cả những gì đang tồn tại trong “hiện thực thậm phồn”. Mọi thứ trên đời đều có thể trở thành chất liệu của thơ: từ những kiến thức phức tạp và chuyên biệt trong mọi hoạt động của thế giới đa văn hóa, cho đến những gì từng bị rẻ rúng bởi tinh thần văn hóa cao cấp của văn chương hiện đại như: những mảnh tin tức vặt vãnh, chuyện ngồi lê đôi mách, chuyện tiếu lâm, thông báo của chính quyền, tờ quảng cáo, thực đơn, biên lai hàng hóa,…Tuy nhiên dù các nhà hậu hiện đại không còn tự xem văn chương của họ thuộc về một nền văn hóa cao cấp, nhưng tác phẩm của họ vẫn không phải là thể loại văn chương cho đại chúng. Tuy các nhà hậu hiện đại đồng ý rằng mỗi đọc giả được hoàn toàn tự do đọc theo cách của mình nhưng người đọc vẫn bắt gặp sự khó khăn khi tiếp cận văn chương hậu hiện đại ở kỹ thuật viết và những kiến thức khổng lồ liên văn bản chứa đựng trong tác phẩm. Vì thế văn chương hậu hiện đại ở Việt Nam vẫn chưa được nhiều người công nhận và thưởng thức như những tác phẩm thuộc dòng chính lưu. Ngoài ra, với lối viết không vần điệu, phá vỡ mọi cấu trúc tu từ và ngữ pháp truyền thống thì thơ hậu hiện đại trong một tương lai gần khó có thể đi vào đời sống của đông đảo bạn đọc.

Như Inrasara đã nhận xét:Nhìn một cách công bằng, tân hình thức – qua mười năm thử nghiệm – cũng đã bộc lộ mặt yếu của nó. Vần và lặp lại nguy cơ đưa thơ vào sự quẩn quanh, bí bức, nhàm chán; yếu tố tính truyện đã xô rất nhiều bài thơ trở thành lan man và nhảm; ngôn ngữ đời thường khiến không ít người làm thơ lạm dụng ngôn từ dung tục từ đó tầm thường hóa thơ. Độc giả dị ứng với tân hình thức đã đành, ngay những kẻ nhiệt tình với nó nhất cũng có vẻ nguội lạnh. Do đó phong trào thơ tân hình thức ở trong nước

73

(chủ yếu tại Sài Gòn) sôi nổi ba năm đầu (2001-2004), sau đó không khí trầm lắng hẳn đi. Các nhà thơ đứng lấy hơi và nhìn lại mình. Sự nhìn lại mình này kéo dài hơi lâu. Phong trào này chết chăng? Không! Đã có thế hệ mới, tác giả khác có mặt, tiếp lửa. “Bướm sáu cánh” - tập thơ của năm tác giả in năm

2008 và “Thơ kể”(2010) đã làm cuộc trỗi dậy đó. Tôi vẫn hi vọng tân hình

thức sẽ tìm hướng đi mới cho mình, ở những ngày sắp tới”.

Như vậy, trong luận văn này, chúng tôi đã đưa ra những cái nhìn khái quát nhất về thơ hậu hiện đại Việt Nam nói chung và tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara nói riêng. Nghiên cứu về đề tài không có nghĩa là chúng tôi cổ súy hay phản đối sáng tác hậu hiện đại mà chúng tôi chỉ muốn đưa ra những đánh giá khách quan nhất về một hiện tượng đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận cũng như trong giới nghiên cứu văn học đương đại. Chúng tôi hoan nghênh sự táo bạo và tinh thần cố gắng tìm ra con đường đổi mới thơ ca Việt Nam của một số tác giả trẻ mặc dù không phải sự thử nghiệm nào cũng thành công hay ngay lúc đầu đã nhận được sự đồng tình của đông đảo bạn đọc. Có lẽ vẫn phải nhắc lại câu nói cũ rằng thời gian sẽ là vị quan tòa công minh nhất cho mọi sự thể nghiệm và cách tân, đặc biệt là trong thi ca.

74

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)