Hành trình cách tân thơ của Inrasara.

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 29)

Nhắc đến Inrasara, hầu hết bạn yêu thơ đương đại Việt Nam đều biết đến ông với những tập thơ đặc sắc: Tháp nắng, Sinh nhật cây xương rồng, Lễ tẩy trần tháng tư, Hành hương em, Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức thơ. Trong hành trình sáng tạo của mình, Inrasara luôn trăn trở suy tư một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Vì vậy, ngoài những sáng tác thơ, Inrasara còn có những công trình nghiên cứu, những bài phê bình rất có giá trị và đầy tâm huyết về thơ ca và ngôn ngữ nước nhà như: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, Song thoại với cái mới, Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại,…Những quan niệm về thơ của ông được phát biểu một cách có hệ thống thành các vấn đề chính: vai trò, vị trị, nhiệm vụ của nhà thơ; sứ mệnh của thơ và vấn đề cách tân thơ,…Và để có cái nhìn tổng quan hơn về hành trình cách tân của Inrasara, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách khái quát nhất về những quan niệm này.

Trước hết với địa vị là một nhà thơ, Inrasara xác định rõ vai trò của người sáng tác và trách nhiệm của họ với dân tộc, với cuộc đời. Ông luôn day dứt, lo lắng trước tình trạng những ngôn ngữ chết, những câu thơ đang kêu cứu:

Bởi ngôn ngữ vừa chết Không kẻ đưa tang

(Chuyện chữ) Vì thế, ông nâng niu, trân trọng từng trang sách:

27

Những cuốn sách chôn mờ kí ức

Những cuốn sách treo mòn tháng năm Trang bụi phủ

đè trang ẩm mốc Mấy dòng thơ trôi lạc Bao câu văn bỏ quên Rũ buồn

Đợi bước chân quen thuộc Làm lang thang

Một hôm đi lạc miền quá khứ Tôi gặp sách như gặp người thân Từng trang, từng trang lòng lần giở

(Những trang sách lạc) Inrasara trân trọng những trang sách của cha ông bao nhiêu thì ông cũng nâng niu, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc mình bấy nhiêu. Tiếng Chăm và văn hóa Chăm luôn là vấn đề thường trực trong suy nghĩ và tâm niệm của ông.

Với vai trò là một người sáng tạo chân chính, Inrasara đặc biệt chú trọng đến việc trau dồi ngôn ngữ và phải tận tâm, tận lực cho nó:

Tôi đốt lên hàng đống chữ dưới tàn tro

bươi lấy vài lời

(Những ý tưởng không mùa)

Qua những sáng tác của mình, Inrasara đã chứng minh nỗ lực không mệt mỏi trong việc làm mới mình, mới trong cách biểu đạt, ở đề tài và sự lựa chọn ngôn ngữ. Chính vì vậy, mỗi lời thơ thoát thai phải là một lời tinh khôi. Nếu như ngày xưa, Nam Cao quan niệm: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng

28

tạo những gì chưa có”, thì nay Inrasara cũng tiếp tục đi theo quan điểm đó. Ông viết:

Khép một cõi đất, mở một chân trời thơ chập chững ngày mới

bập bẹ lời tinh khôi

(Những ý tưởng không mùa)

Inrasara không chấp nhận sự lặp lại người khác, thậm chí là lặp lại chính mình, khuôn mình trong cái vỏ ốc chật chội:

Con ốc đội vỏ suốt dặm dài Yên tâm với ngôi nhà vay mượn Trong chật chội

(Thi sĩ)

Người nghệ sĩ muốn viết hay, viết đúng thì ngoài tài năng thiên phú còn cần cả một quá trình rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm để có một vốn sống phong phú, một sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Đúng là “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Nam Cao). Người cầm bút không được “trốn tránh sự thực, mà cứ đứng trong đau khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao). Xã hội chúng ta ngày nay đã khác xưa nhiều, nhưng bất công thì đời nào cũng có. Vì vậy, người sáng tác phải luôn là những người tiên phong lao vào và chấp nhận sự va đập của cuộc đời. Inrasara phê phàn những kẻ đại ngôn, đứng ngoài lề cuộc sống dân tộc, đất nước, né tránh sự thực. Nhà thơ chân chính phải là những người:

Không vỗ ngực Không tranh hơn

29

Luôn có mặt ở nơi khổ đau có mặt

(Ngụ ngôn viết cho mình) Tuy so sánh quan điểm sáng tác của Nam Cao (đại diện điển hình của sáng tác truyền thống) với Inrasara (đại diện cho sự kêu gọi đổi mới, cách tân) là một sự so sánh khập khiễng vì hai tác giả này chịu ảnh hưởng của hai hệ mỹ học khác nhau. Nhưng điều mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ đó là Inrasara tuy luôn kêu gọi cách tân nhưng ông vẫn không thoát khỏi truyền thống, vẫn lấy những quan điểm truyền thống làm điểm tựa cho các sáng tác của mình. Nói thế nào đi nữa thì truyền thống vẫn cứ mãi là nguồn mạch tươi mát nuỗi dưỡng cho tâm hồn người Việt, chối bỏ hay xa rời truyền thống thì e rằng thơ ca sẽ khó có thể tìm được chỗ đứng trong lòng người đọc.

Inrasara có bài phê bình Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo. Ông quan niệm nhà thơ phải là kẻ cô đơn trong hành trình nuôi dưỡng và thoát thai đứa con tinh thần. Đó là một sự cô đơn tuyệt đối để người sáng tác có thể toàn tâm toàn ý cho sáng tạo. “Thế nhưng bấy lâu, chúng ta luôn là con người của số đông: số đông trong giới văn nghệ, số đông giữa người đọc và số đông cả khi chỉ ngồi một mình cô độc” [6, 17]. Trong Chân dung cát, Inrasara còn nêu ra một thực trạng đó là sự hiếm hoi hơn nữa con người trẻ tuổi của ngày hôm nay chịu suy tư trong cô độc hơn là làm nổi bật mình nơi đám đông. Vì vậy, ông luôn cố gắng kêu gọi những người sáng tác hãy thực sự tạo ra một thế giới riêng cho mình – thế giới của sự cô đơn tuyệt đối. Cô đơn là khi nhà thơ đã hoàn toàn thoát khỏi những bon chen, xô bồ của cuộc sống đời thường. Lúc này, sáng tạo chỉ đơn thuần là sáng tạo. Nhà thơ nếu khôn ngoan quá, nếu tỉnh táo quá thì không thể có thơ hay. Chỉ khi “quên khôn”, người sáng tạo mới có thể trở về đúng với bản nguyên của mình, để thơ chỉ còn là tiếng nói trong trẻo nhất, nguyên thủy nhất của tâm hồn:

30

Nhưng khi ngồi trước giấy trắng tôi quên khôn

(Cái khôn thừa)

Không chỉ đưa ra quan niêm rõ ràng về vị trí và vai trò của người sáng tác mà Inrasara còn ý thức rõ ràng về sứ mệnh của thi ca. Ông cho rằng cuộc sống thế nào thì thơ ca thế ấy, tức là thơ chấp nhận mọi diễn biến của cuộc đời. “Thơ là một món hàng, đứng không cao hay thấp hơn bao thứ hàng hóa khác”. Còn người làm thơ là những kẻ hát rong, đi khắp hang cùng ngõ hẻm để hát lên ca khúc của mình. Thơ bắt nguồn từ cuộc sống, vì thế thơ phục vụ cuộc sống. Thơ chia sẻ nỗi đau, sự bất trắc với con người. Thơ thanh lọc tâm hồn và nhóm lên hi vọng cho họ. Thơ nâng đỡ những số phận bé nhỏ, oan trái. Nhưng thơ không chỉ dừng lại ở những chuyện vặt vãnh đời thường mà thơ còn phải nói lên tiếng nói của thời đại, của nhân loại. Theo ông để hiện thực hóa tình yêu tổ quốc thì nhà thơ phải dũng cảm nói lên tiếng nói của riêng mình, không né tránh sự thật dù đó là những sự thật “khó nói”.

Ý thức được vai trò tiên phong của các nhà thơ chân chính, Inrasara luôn nỗ lực học theo cái mới và tạo ra cái mới. Trong Song thoại với cái mới ông viết: “nhưng tại sao cứ nhà quê mà không là thành phố? Cứ mộc mạc thanh bần mà không phức tạp phồn hoa?” Chính vì vậy ở từng tập thơ của Inrasara, chúng ta có thể cảm nhận thấy sự đổi thay rõ ràng trong quan niệm thẩm mỹ của ông. Thời kỳ đầu, sáng tác của Inrasara đi theo hướng “hậu lãng mạn” với những tập thơ Tháp nắng, Sinh nhật cây xương rồng

nhưng sau đó ông đã nhanh chóng nhảy sang địa hạt của hiện đại và hậu hiện đại. Sự chuyển đổi cách viết này được bắt đầu từ tác phẩm Hành

hương em. Ở đó, dấu hiệu hiện đại rất đậm nét, nhất là trong vấn đề chọn

lựa đề tài và sử dụng thi liệu. Đến Lễ tẩy trần tháng tư cảm thức hậu hiện đại đã bắt đầu manh nha. Trong tập thơ này, những nỗi hoài nghi mơ hồ đã xuất hiện bên cạnh niềm tin cuộc sống. Những vấn đề của đời sống con

31

người thời đại và cả những vấn đề nhân loại cũng đã được đặt ra bên cạnh tình yêu quê hương đất nước truyền thống.

Tiểu kết

Như vậy, dấu ấn hậu hiện đại đã bắt đầu manh nha từ Lễ tẩy trần tháng . Nhưng phải chờ đến Chuyện 40 mươi năm mới kể & 18 bài tân hình thức

thơỞ nơi ấy [thơ thời cuộc] (chưa in chính thức nhưng đã công bố một số

bài trên tienve.org), Inrasara mới thực sự bứt phá, nhảy sang bên kia bờ hậu hiện đại. Hành trình cách tân thơ của Inrasara thực sự là một sự nỗ lực vượt lên chính mình.

32

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)