Quan điểm nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 46)

Chƣơng 2 Cái tôi trữ tình trong thơ Inrasara

2.3.Quan điểm nghệ thuật

Trong mục “khái quát về hành trình cách tân thơ của Inrasara”, chúng tôi đã đề cập đến một vài quan niệm nghệ thuật của ông. Ở phần này chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu và chủ yếu làm sáng tỏ quan niệm về sự cách tân thơ theo tinh thần hậu hiện đại của tác giả. Trong Song thoại với cái mới, khi đối mặt với những lời chỉ trích và thái độ nghi ngờ đối với sự thành công của cái mới trong thơ, đặc biệt là xu hướng đi theo con đường hậu hiện đại, Inrasara đã thẳng thắn đối diện “thất bại, lầm lẫn trong thể nghiệm, cách tân đâu phải vô ích…Dị ứng với lý thuyết không gì hơn là một tâm lý phản trí thức, một thái độ phản [chuyển] động trong nhìn nhận sáng tác văn học” [6,15]. Ông đề nghị các nhà phê bình cũng như độc giả phải có cái nhìn công

44

bằng và thấu đáo hơn về những cách tân trong thơ. Trước khi đưa ra những lời chỉ trích về bất cứ vấn đề hay thử nghiệm mới nào, người đọc phải tự đặt ra câu hỏi liệu mình đã thực sự hiểu về nó chưa hay mình cũng đang ăn theo nói leo ý kiến của người khác và đánh giá hết sức cảm tính về một vấn đề, đặc biệt là những cái chưa từng thấy hay ít thấy trong truyền thống. Thơ hậu hiện đại Việt Nam đang chập chững những bước đi đầu đời nhưng đã phải đối mặt với nhiều ý kiến chỉ trích không thương tiếc. Đứng trước vấn đề này, Inrasara đã có một cái nhìn khách quan hơn. Ông nói: “Đâu phải cái mới nào cũng hay. Sao cứ đòi thơ tân hình thức, hậu hiện đại phải “hay” ngay từ buổi đầu nó còn chập chững ngơ ngác? Cái mới nào cũng thế, cần phải qua nhiều trải nghiệm, sàng lọc mới đọng lại vài cái đáng lưu kho. Qua thẩm định của người đọc đã đặc tuyển, nghĩa là những kẻ được trang bị vốn hiểu biết về mỹ học văn chương, đánh giá hay/dở từ số lượng khổng lồ các tác phẩm thuộc hệ mỹ học đó. Và còn phải qua thẩm định của thời gian nữa. Nhưng đòi hỏi trước tiên là chớ loại trừ các sáng tác khác lạ kia ra khỏi đời sống văn chương. Hãy để cho các hệ mỹ học sáng tạo cùng tồn tại, cạnh tranh và phát triển. Cuộc cạnh tranh thơ ca hôm nay cũng thế, nó đòi hỏi một môi trường lành mạnh, để các giọng thơ, các trào lưu, hệ mỹ học khác nhau cùng tồn tại và tranh đua, đẩy nền thơ ca Việt dấn tới.” [6, 228-229]

Khi mà “bánh xe thi ca Việt đang mắc kẹt dưới lầy” thì sự thể nghiệm cái mới là cần thiết. Inrasara kêu gọi người sáng tác và người tiếp nhận đừng để mình rơi vào biểu hiện của chủ nghĩa “mình – thì – khác”. Về phương diện nghệ thuật, người ta hết lao vào thử nghiệm này đến thử nghiệm khác khiến thế giới sáng tạo lúc nào cũng trăm hoa đua nở ư? Ừ, thì cũng hay nhưng…mình - thì – khác. Về phương diện văn học, từ lâu người ta đã bước vào giai đoạn hậu hiện đại chủ nghĩa với những quan niệm mới mẻ và vô cùng lý thú ư? Ừ thì cũng hay nhưng mình – thì – khác. Đừng để chúng ta rơi

45

vào tâm lý như vậy và để không bị rơi vào chủ nghĩa “mình – thì – khác” thì cả người sáng tác và người đọc đều cần trang bị cho mình một vốn kiến thức tối thiểu về những trào lưu hay những trường phái văn học đang diễn ra, thậm chỉ mới manh nha trong nền văn học nước nhà, như chủ nghĩa hậu hiện đại. Như những thời đại thi ca trước, văn chương hậu hiện đại cũng sản sinh ra những quy ước và quan niệm khác nhau về nghệ thuật, trong đó có quan niệm về nhà thơ, nhiệm vụ của nhà thơ, về thể loại và về độc giả,… Ở giai đoạn trước, văn học chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí phục vụ cách mạng. Thơ ca chủ yếu phản ánh cuộc sống kháng chiến với những con người lý tưởng. Các nhà thơ cũng trở thành người phát ngôn nhân danh cộng đồng. Họ một lúc làm nhiều vai trò khác nhau: vừa là người sáng tác, vừa là người dẫn đường, định hướng quan điểm và cách thưởng thức. Vì vậy, vai trò của độc giả rất mờ nhạt, suy nghĩ của họ thường bị dẫn dắt theo những gì mà tác giả muốn tạo ra cho họ. Sang thời kì đổi mới, xã hội thay đổi và ý thức thẩm mỹ của con người cũng thay đổi. Xu hướng dân chủ hóa đã mở đường cho nhiều nhà thơ có cái nhìn phản tỉnh trước các hiện tượng trong cuộc sống và không ít người sáng tác đã tiến hành giải thiêng nhiều vấn đề trong đó có quan niệm về văn học. Quan niệm nghệ thuật của các nhà hậu hiện đại thể hiện một cái nhìn về sứ mệnh mới của văn chương trong thời đại mới.

Hậu hiện đại là mảnh đất của tự do: tự do tư tưởng, tự do sáng tạo, tự do sống. Quan niệm nghệ thuật của Inrasara về nghệ thuật hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại là sự hội nhập với văn học thế giới. Cần phải nói thêm rằng thơ tuy có đổi mới nhưng vẫn phải giữ lại những nét truyền thống, không được đi ngược lại với truyền thống. Thơ hậu hiện đại tuy là sự tự do về ngôn ngữ, đề tài và cách diễn đạt nhưng không phải ai áp dụng một vài kỹ thuật sáng tác hậu hiện đại cũng được gọi là nhà thơ hậu hiện đại và thơ của họ là thơ hậu

46

hiện đại. Hiện nay, trên một số trang web xuất hiện những bài thơ của một số tác giả có hơi hướng sáng tác theo tinh thần hậu hiện đại nhưng chúng tôi thiết nghĩ các tác giả này có thực sự hiểu thơ hậu hiện đại hay không khi mà họ cố tình núp dưới tấm áo khoác của một loại lý thuyết mới để thả sức “văng tục” và coi như đó là chuyện bình thường. Nói như học giả Đoàn Văn Chúc thì: “Nói tục là ngôn ngữ nguyên thủy của loài người khi chưa được văn hóa hóa”. Chúng tôi tôn trọng sự tự do trong văn chương nhưng với sự thả sức ngôn ngữ thái quá như vậy thì có lẽ chưa thực sự đi đúng tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại chân chính. Khác với nhiều cây bút khác, Inrasara đến với chủ nghĩa hậu hiện đại khi đã tìm hiểu sâu sắc, thấu đáo về nó. Trong nhiều công trình nghiên cứu gần đây, ông đã giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu về tinh thần hậu hiện đại. Cách nói của ông không mang tính hàn lâm mà cụ thể, qua thực tế sáng tác hậu hiện đại trong văn học Việt Nam và qua sự trải nghiệm sáng tác của chính ông. Chẳng hạn qua chuyên luận Thơ Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại, Inrasara đã giới thiệu lý thuyết này một cách có hệ thống và khá bài bản, chứng minh bằng thực tiễn sáng tác sinh động của thơ Việt. Bên cạnh đó, ông còn có tiểu luận Song thoại với cái mới và gần đây là

Tuyển thơ hậu hiện đại. Cuốn sách giới thiệu về các tác giả và tác phẩm kèm

theo, lời dẫn nhập và bài phê bình. Ngoài ra, trong nhiều bài viết và trả lời phỏng vấn, Inrasara luôn tỏ thái độ ủng hộ cái mới và cổ vũ những thể nghiệm cách tân. Ông ý thức rõ rằng: “Đứng trước một trào lưu như là một xu thế chung mang tính toàn cầu ấy, Việt Nam không thể đứng ngoài [6, 194]. Nếu đã không thể đứng ngoài thì hãy chấp nhận “để cho bạn trẻ tự do (kể cả buông tuồng) nếu họ không đi tới đâu hay dị hợm vô lối thì chính họ sẽ tự đào thải”. Inrasara nhìn “hậu hiện đại như một hệ thống mở và không ngừng vận động. Nó đang xảy ra và là chủ nghĩa đa nguyên văn hóa” [6, 195 -196] và nó “mở ra một khả tính mênh mông cho thơ”. Theo ông các cây bút muốn

47

là nhà văn hậu hiện đại trước hết phải mang đầy đủ cảm thức hậu hiện đại và phải có tinh thần sáng tạo hậu hiện đại. Tinh thần sáng tạo hậu hiện đại thể hiện trước hết ở nền tảng triết học và thái độ của nó. “Các nhà văn hậu hiện đại không than khóc cho tư tưởng và tình trạng phân mảnh, tạm bợ hay rã đám, mà lại tán dương chúng…Nhà văn hậu hiện đại nhận định vai trò của nghệ thuật là tham dự vào trò chơi hỗn loạn giữa các sự thể vì giả tạo” [6, 191 - 192]. Theo Inrasara, chúng ta đang có sự khủng hoảng trong thơ nhưng chúng ta cần “nhận sự khủng hoảng đó như một tín hiệu tốt lành”. Đối mặt với vấn đề nay, Lê Đạt tuyên bố: “Chẳng thời nào là thời của thơ ca. Thơ luôn lâm nguy” và “mỗi lần bắt đầu làm một bài thơ, nhà thơ lại phải trải qua sự bỏ phiếu tín nhiệm của chữ”[6, 13]

Với tinh thần hậu hiện đại, Inrasara nhìn về sự đổi mới thơ rất quyết liệt. Ông cho rằng: “Thơ và thái độ thơ cũ cần chết đi, chết đi cùng những nhảm nhí của thơ và nỗi đông đúc chen chân không lọt của nhà thơ…Thơ cần chết đi để thế hệ thơ mới và loại thơ mới khai sinh” [4]. Tất tần tật mọi cái trên trần đời này đều có thể trở thành chất liệu cho nhà văn sử dụng. “Xóa bỏ trung tâm và giải khu biệt hóa: cao hay thấp, cũ hay mới, thanh cao/ dơ bẩn, đặc tuyển/ đại chúng…chủ nghĩa hậu hiện đại đang mở ra một khả thể vô hạn cho nhà văn trong nền văn chương của sự đầy tràn” [6, 192].

Giải thiêng thơ là một đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong khi các nhà thơ hiện đại coi thơ là bộ môn nghệ thuật cao cả và sang trọng, là nghệ thuật của mọi nghệ thuật, đáng ngồi vào đền thiêng của văn hóa dân tộc thì các nhà hậu hiện đại lại quyết lôi nó xuống lòng đường, kéo lê la nó khắp các hang cùng ngõ hẻm hay lăn lóc, lấm lem giữa chợ. Như Inrasara nói khi các bức tường của thành phố nhem nhuốc những “khoan cắt bê tông”, “chữa yếu sinh lý” thì các nhà hiện đại lên tiếng than phiền cho sự xuống cấp của xã hội và cảm thấy bất lực thì các nhà hậu hiện đại lại xem sự nhem nhuốc kia là

48

bộ phận thiết yếu của đời sống đô thị Việt Nam đương thời, như là nét tô vẽ làm cho thành phố thêm nhốn nháo, sôi động. Hay khi các nhà ngôn ngữ, các nhà thơ hiện đại ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì các nhà hậu hiện đại lại đưa cơ man ngôn ngữ đời thường vào thơ, thậm chí dùng cả lô từ vựng quái dị để lột tả những hiện tượng quái dị. Những câu chuyện nhỏ được kể từ góc quán café, trên bàn nhậu, nghe ở vỉa hè hay bắt được từ một mẩu tin trên báo,…Tất cả đều thành thơ. Nhà thơ làm người thuật chuyện một cách khách quan, thỉnh thoảng xen vài lời bình luận nhưng cốt yếu sự việc tự nó đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Theo Inrasara thì với việc sử dụng ngôn ngữ bình dân, đời thường đề cập đến các vấn đề thường nhật: cơm áo gạo tiền với cái lo lắng, ưu tư mang tính cá thể, đơn lẻ, vụn vặt, nhà thơ hậu hiện đại đã xóa bỏ khoảng cách ranh giới thơ cao cấp và thơ thấp cấp. Thơ ca không còn là món trang trí cho vua chúa hay giới quý tộc như nó đã từng gánh vác suốt lịch sử quỵ lụy của nó. Hôm nay, nó cũng không chỉ dành cho giới hàn lâm, đại học hay thành phần trí thức bày biện nơi salon sang trọng hay đọc ở các diễn đàn nữa mà nhà thơ hậu hiện đại quyết đẩy thơ và nhà thơ rơi vào giữa lòng đời. “Thơ bất kì đâu, bất cứ lúc nào, và ai cũng có thể làm thơ. Thơ như món hàng có thể sản xuất hàng loạt, xài rồi bỏ, hoặc lắp phụ tùng thay thế khác rồi xài tiếp và vứt. Rất tiện lợi”[6, 204]

Không chỉ giải thiêng thơ, các nhà hậu hiện đại còn đả phá thái độ nghiêm cẩn đối với thơ và cả sự trịnh trọng của nhà thơ. Theo Inrasara, để tạo ra một thuần phong mỹ tục mới trong văn nghệ…các nhà thơ phải tự cảnh tỉnh, buộc phải nghiêm túc nhìn lại mình. “Các ý tưởng sáo mòn đầy tràn các công trình lý luận không hơn gì là nhai lại từ nhai lại”[6,13]:

Chẳng bao giờ còn ai có thể bay xa hơn nữa

Chúng ta đám thi sĩ ồn ào không hiểu thơ đang làm phiếm Hơn cả âm tiết cổ

49

Hơn cả dấu chân phố

Cái chết phiếm ngàn lần hơn

(Chuyện tôi) Trong Nhà thơ đọc thơ mình, Inrasara đã làm một cuộc chỉ trích:

Tôi ngáp đến ba lần

khi mới đọc qua hai câu thơ nhảm, nhàm, sáo & mòn, ẩm & hụt hơi

những câu thơ chết tiệt … …

Bài thơ xong là thuộc về KHÁC.

Nhà thơ ngáp đến ba lần khi đọc qua những câu thơ “chết tiệt”, ngáp đến bốn lần khi nghe, nhìn các nhà thơ trẻ đọc thơ mình và tán. Nhà thơ năm bận ngủ gật và khi phải “đọc thơ tôi vào micro trống hay giữa hội trường nghịt người”, không thể ngáp, không thể ngủ, ông “như thể đang chết”

Hình ảnh người làm thơ trong con mắt Inrasara cũng mang một phong cách rất khác lạ, thậm chí rất đáng cười, không còn nữa cái hình ảnh truyền thống của những con người ngồi đăm chiêu trước trang sách, mắt mơ màng nhìn xa xăm hay hình ảnh thi sĩ bên bầu rượu, bè bạn với chị Hằng:

Trang trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà thơ xách cặp đen đi ra với bó hoa khá to ngập ngừng. Rút từ túi áo vét môbai

đăm chiêu. Nhà thơ bước lên taxi màu lam (…) (…) Trưa. Nhà thơ quành sang đường Lê Lợi vẫn cặp đen

(Một giấc nhà thơ)

Khi thưởng thức một tác phẩm văn học hậu hiện đại, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng hầu hết các thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại đều đã được

50

các nhà hiện đại hay hiện đại hậu kỳ biết đến. Nhưng điều quyết định xẻ ranh, phân giới hậu hiện đại với các trào lưu, trường phái khác là nền tảng triết học và thái độ của nó. Nền tảng triết học đó là sự bất tín nhận thức, sự mất niềm tin vào các thế lực siêu nhiên. Thế giới trong con mắt các nhà hậu hiện đại là một thế giới hỗn độn, hư vô. Nhưng nhà văn hậu hiện đại không những từ chối tham dự để dàn xếp đưa chúng vào trật tự mà còn chấp nhận chúng, tán dương chúng, nhập cuộc chơi với chúng, khoái hoạt” và “khi mọi đề tài mọi hình thức, không chỉ ngôn từ mà mọi chất liệu bất kỳ, tước bỏ cơ sở mỹ học của sản phẩm gốc bằng thủ pháp phỏng nhại, giễu nhại làm thành tác phẩm khác” [6, 211]. Trong bài viết về các thủ pháp thơ đương thời, ông thống kê những cách tân của thơ hậu hiện đại trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: giễu nhại, liên văn bản, vắt dòng, siêu hư cấu sử thi, thơ phân thân, thơ động tác, thơ phụ âm, thơ thị giác, thơ cụ thể,…

Inrasara nhận thức được một cách sâu sắc rằng độc giả và các nhà phê bình hiện nay đang rất dị ứng với những thể nghiệm, cách tân trong thơ, đặc biệt là cách tân theo hướng hậu hiện đại, tân hình thức. Vì vậy, vấn đề độc giả hậu hiện đại được Inrasara hết sức quan tâm . Ông cho rằng người đọc cũng cần được trang bị tri thức lý thuyết về trào lưu hậu hiện đại. Người đọc tham gia vào quá trình sáng tạo giá trị tác phẩm. Ông chấp nhận những cách lý giải khác, những cách hiểu khác, thậm chí trái ngược nhau về cùng một tác phẩm. Nhà thơ không nên diễn giải tác phẩm của mình, không định hướng cách hiểu cho độc giả mà hãy để mặc họ với văn bản. Theo ông, muốn viết được về hậu hiện đại thì trước hết nhà thơ phải trang bị cho mình những kiến thức lý thuyết cần thiết của hệ mĩ học mới. Sau đó, để những tác phẩm hậu hiện đại

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 46)