Bất tín nhận thức

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 38 - 44)

Chƣơng 2 Cái tôi trữ tình trong thơ Inrasara

2.1. Bất tín nhận thức

Như đã giải thích, “bất tín nhận thức” hay bất tín lý trí thuần túy (Epistemological Uncertainty) là một phạm trù thế giới quan tiêu biểu nhất cho ý thức hậu hiện đại. Thuật ngữ này đã được Immanuel Kant (1724-1804) đề cập từ lâu. Sau đó được các nhà lý thuyết hậu hiện đại như Jacques Derrida (1930–2004), Jean Francois Lyotard (1924)… phát triển.

Hậu hiện đại bất tín nhận thức về một thế giới hỗn mang, một hiện thực thậm phồn (hyper-reality). Ta không biết chắc thế giới, đã đành. Ta cũng chẳng biết chắc ta, suy nghĩ hay hành động thường nhật của ta. Hiện thực là thực hay nó chỉ là giấc mơ hóa hiện thực. Đâu là ranh giới cách ngăn giữa ảo và thực? Người và ma? Văn chương và cuộc đời? Hành vi của bạn mỗi ngày do bạn chủ động hay nó sinh từ bao xung động ở mạch ngầm mơ hồ nào đó? Trong thời kỳ đầu, sáng tác của Inrasara chủ yếu đi vào khám phá vẻ đẹp của đời sống văn hóa dân tộc Chăm. Nhưng ở thời kỳ này, đề tài sáng tác của ông đã được mở rộng. Vấn đề phản ánh của nhà thơ không còn bó hẹp trong cộng đồng Chăm hay trong phạm vi đất nước Việt Nam nữa mà đã được mở rộng thành những vấn đề chung mang tầm nhân loại và mang tính thời sự nóng hổi. Đó là chiến tranh ở Irăc, HIV, vấn đề tự do, dân chủ,…

36

Nhiều phát biểu của các nhà lý luận hậu hiện đại nhấn mạnh tính “chống lại quyền uy”. Chính đây là chỗ, theo I.Hassan, thể hiện sự khác biệt giữa chủ nghĩa hậu hiện đại so với chủ nghĩa hiện đại. Trong khi các nhà hiện đại cố gắng tạo niềm tin vào một đấng sáng tạo thiêng liêng hay một trật tự nào đó thì các nhà hậu hiện đại lại “bất tín nhận thức” và “giải trung tâm hóa” tất cả. Điều đó có nghĩa là họ không đặt niềm tin vào bất cứ nguyên tắc cấu trúc nào thuộc quan niệm tổ chức thế giới như Thượng đế, chúa trời hay các quy luật vật lý. Nếu ở phương Tây, Nietzsche nói “Thượng đế đã chết” hay “Hoàng hôn của những thần tượng” thì ở phương Đông, ngay tại Việt Nam, Tuệ Trung Thượng sĩ quan niệm: “Phật là Phật, anh là anh. Anh đâu cần làm Phật, Phật đâu cần làm anh”. Họ chấp nhận sự hỗn độn như là một sự kiện và sống một cách thực tế, xâm nhập vào nó bằng “tình cảm mật thiết”. Cũng theo cảm thức này của chủ nghĩa hậu hiện đại, đời sống tinh thần trong thơ Inrasara là sự phá sản của niềm tin thần thánh, Chúa, Thượng đế. Không chỉ các nhà thơ với một bồ kiến thức về lý thuyết hậu hiện đại mà một người dân bình thường – ông già Klơng Man, ở một ngôi làng bình thường, không hề tiếp cận với triết học, không biết Nietzsche là ai cũng cảm thấy mất niềm tin vào cuộc đời này:

Ông chưa nghe tên Nietzsche bao giờ và chắc sẽ không bao giờ nhưng ông thét lên: Thượng đế đã chết…

Cuộc đời với biết bao ngang trái, bao nhiêu điều không nên xảy ra nhưng vẫn cứ xảy ra. Thượng đế ở đâu khi đâu đó trên trái đất, loài người đang quằn quại trong đau đớn, chiến tranh. Thượng đế bị thương [3,45], thượng đế giẫy giụa

[3,45] rồi thượng đế chết [3,46]. Nhưng cuối cùng sau bao trăn trở, suy ngẫm, ông già Klơng Man hay chính nhà thơ đột nhiên nhận ra một điều xót xa hơn:

37

Thượng đế đã chết nhưng không. Ông nói thượng đế không chết

thượng đế đang rớt lại phía sau

(Thượng đế lạc hậu) Con người “bất tín nhận thức” vào các thế lực siêu nhiên và vào chính tín ngưỡng của mình. Chai rượu lễ tẩy trần không ai rót, con gà trống chờ hiến tế không còn gáy tiếng cuối cùng, ngọn lửa cháy cũng thiếu nhiệt tình, bọn trẻ hết tin vào lễ thánh và bài tụng ca vọng không vào nắng. Đâu rồi lễ tẩy trần tháng tư linh thiêng của người Chăm? Đâu rồi những ngày cuồng nhiệt với niềm tin vào những điều thần thánh? Ừ! Có lẽ người ta đã không còn tin và mong ngóng điều đó nữa. Ở nơi ấy “thế giới thật buồn”! [3,41]

Con người ở đâu trong cái thế giới này? Cá nhân nhà thơ ở đâu trong cái thế giới này? “Đường biên” – có lẽ đó là nơi đắc địa nhất để trú ngụ, để quan sát cuộc đời:

Không bên lề không trung tâm

tôi trú trên đường biên Không ngoài luồng không chánh lưu

sống như thể không đường biên Cũng chẳng có gì trầm trọng cả! mỗi các ông cứ dựng chòi

mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới.

(Đề tựa - chuyện 40 năm mới kể &18 bài tân hình thức)

Khi đặt chân sang biên giới của hậu hiện đại, Inrasara đã không còn nhốt mình trong tháp ngà nghệ thuật lung linh của cá nhân mình nữa mà ông đã xả mình lăn lóc giữa dòng đời để thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Đó là

38

tình trạng nông dân mất đất nông nghiệp vì mở sân gôn, công nhân thiếu việc làm và nguy cơ mất việc. Tình trạng con người của đồng ruộng bị văng vào phố làm đủ nghề kiếm sống… Trong cuộc sống ấy, con người bị tha hóa. Họ không chỉ mất niềm tin vào thượng đế mà còn mất dần niềm tin vào cuộc sống, hoài nghi thực tại:

Như thể điếu văn thương tiếc nhưng không như thể cuốn tiểu thuyết lớn vừa khóc chào đời nhưng không

như thể luận văn mạo nhận

như thể bài điểm sách khách quan…

(…) như thể tình yêu là vĩnh viễn nhưng không

(…)như thể chiến tranh Iraq chưa xảy ra nhưng không Như thể khủng hoảng hạt nhân

(…) nhưng không

(Cuộc sống nhưng không) Cấu trúc câu “như thể…nhưng không” được lặp lại trong toàn bộ bài thơ diễn tả niềm hoài nghi tột độ của chủ thể trữ tình. Niềm tin bị lung lay nghiêm trọng, dường như trong cuộc sống chẳng mấy ai còn tin vào điều kỳ diệu:

Có lẽ chỉ còn ít người còn tin vào điều kỳ diệu chưa chết vào khởi đầu đã xa

hạt thóc nhỏ nhoi bọn trẻ con đánh rơi ngoài nắng

(Có lẽ chỉ có anh) Trong cái thế giới nhỏ bé, gò bó bởi ao làng, khung rào, lễ lạc; bởi trách nhiệm, cộng đồng; bởi biên giới, văn hóa, lịch sử, con người thấy sợ hãi, lung lay, mất niềm tin và thậm chí muốn thoát khỏi cả cái vỏ bọc của lý lịch bản thân mình:

39 Cần một lần thoát khỏi lý lịch của chính hắn (Chuyện hắn)

Thậm chí, có những khi trong thơ Inrasara xuất hiện những ám ảnh lạ kì, những giấc mơ phi lý. Đó là ám ảnh về cuộc “Sống lùi”:

Tôi sống trong cộng đồng mà mọi thứ đều lùi. Những đám cây mọc lùi nhỏ dần vào hạt mầm, tận kiếp trước hạt mầm. Con sông chảy lùi, rất xiết. Thằng bạn tôi đám cháu của tôi anh chị

em cha mẹ tôi đi lùi bé dại

dần. Tôi đứng nhìn bất lực, không thể ghì níu. Những ý tưởng nghĩ lùi về

Đó là giấc mơ về “Đầu gối”:

Tôi kêu toáng lên thức giấc mơ vẫn cứ thấp lùn chạy xộc vào nhà trong … …

soi lại trăm lẻ lần mới đốn ngộ ra rằng làng nước quỷ thần ơi cả xóm đang sống bằng đầu gối.

(Đầu gối 1)

Inrasara đang kể về giấc mơ của mình hay ông đang kể về một thực tại đáng sợ đang diễn ra đâu đó quanh ta? Giấc mơ đầu gối khiến ta giật mình vì sự tha hóa của con người.

40

Không chỉ đổ vỡ hoàn toàn niềm tin vào thế lực siêu nhiên, vào cuộc sống hiện tại, mà con người trong thời đại còn dần mất đi niềm tin vào tương lai:

Một hoài vọng đã chết và một nền văn minh đang chết niềm tin đang chết

(Điệu cuồng vũ buồn hay chuyện Ong Ka-ing Cân)

Mất niềm tin vào tương lai và mất luôn niềm tin vào chính bản thân mình, con người nghi ngờ tất cả:

tri thức không hẳn tri thức

truyền thống không thật truyền thống thi ca vắng mặt thi ca

(Chuyện 11, chuyện tôi) Ngay cả những giá trị vĩnh hằng như tình yêu đôi lứa, thứ tình cảm xưa nay các nhà lãng mạn vẫn ra sức ca ngợi và biến chúng thành nguồn mạch sáng tạo không bao giờ vơi cạn thì nay, trong con mắt của con người hậu hiện đại, nó đã trở nên cạn kiệt và lỗi thời:

lối hôn này cóp của Bardot, Fonda – ai biết thứ vuốt ve tối qua từa tựa The Pretty Woman & chúng ta yêu như là lặp lại

(Yêu nhau ba thì) Thậm chí, con người hậu hiện đại còn lạnh lùng, tàn nhẫn vô cùng trước nỗi đau tình yêu:

Hắn tặng cho hoa hậu lớp Msa một bụng rồi bỏ đi mất tăm dặn đợi anh em nhé

41

Trong thế giới này, nhiều thứ tưởng như hữu hình thì hóa ra đều là hư vô. Cuộc đời tưởng là rộng lớn nhưng thực ra lại rất chật hẹp, quẩn quanh, nhàm chán, đơn điệu và bế tắc. Con người tưởng như có thể tự nắm bắt được số phận của mình nhưng thực ra họ chỉ là những hạt cát bé nhỏ, trôi dạt, vô nghĩa, luôn phải đối mặt với những bất trắc và rủi ro. “Nếu giai đoạn trước thơ Inrasara nhấn vào thân phận tha hương nhưng ở đó con người vẫn chưa bị tha hóa vì còn có sức níu kéo của quê hương, của giá trị văn hóa dân tộc ngàn đời thì lúc này, thơ ông tập trung phản ánh hình tượng con người vong thân, con người từ bỏ ước mơ, trở nên tha hóa, thậm chí trở nên vô cảm trước cuộc sống và nỗi đau của đồng loại”[11]:

cháu ruột ông kêu với người yêu nó ở xa, rất xa bằng thứ giọng lạ: em đang khóc đây

nó hớp ngụm coca tay cầm đang mắt nó ráo hoảnh

(Thượng đế lạc hậu hay Chuyện ông Klơng Man2) Dường như trong con mắt của Inrasara, thế giới đang tiến dần từng bước đến ngày tận thế.

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)