Giọng giễu nhạ

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 57)

Chƣơng 3 Thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại trong thơ Inrasara.

3.1. Giọng giễu nhạ

Giễu nhại là một loại giọng điệu phổ biến của văn học. Nó không phải là sản phẩm độc quyền của hậu hiện đại, cũng không phải đến thời hậu hiện đại mới xuất hiện. Giễu nhại là một khái niệm rất rộng. Giọng điệu giễu nhại chỉ là một phần của hình thức giễu nhại. Đối với văn học hậu hiện đại, hoài nghi là tâm thế, châm biếm (irony) và giễu nhại (parody) là giọng điệu. Giễu nhại đã được khá nhiều văn nghệ sĩ hiện đại, từ T.S.Eliot đến Thomas Mann và James Joyce trong văn học và Picasso, Manet và Magritte trong hội họa sử dụng. Giễu nhại, theo Linda Hutcheon, là tính “tự ý thức, tự tương phản, tự giảm thiểu” cho phép nhà thơ đặt những câu hỏi về nguyên bản sáng tạo nghệ thuật, câu hỏi về giá trị căn cước bản thể cũng như mọi câu hỏi khác về ngày hôm nay. Một số người cho sự khác nhau trong biện pháp giễu nhại của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại là một bên nghiêm túc và một bên châm biếm. Cũng theo Hutcheon, giễu nhại trong phương pháp sáng tác hậu hiện đại đi xa hơn. Nó “…là một hình thức đặt vấn đề về giá trị và giải tự nhiên hóa trong việc ghi nhận lịch sử (và xuyên qua sự châm biếm, ghi nhận tính chính trị) của sự biểu hiện. Dưới hình thức có vẻ như đùa cợt, giễu nhại buộc người đọc phải đặt nghi vấn về những tiền đề vốn là cơ sở trên đó hình thành cả một truyền thống văn học nghệ thuật lâu dài của nhân loại.

Dù mang giọng giễu cợt và tự nhận là nông cạn, tác phẩm được sáng tác trong cảm hứng hậu hiện đại, thật ra, lại mang tính triết lý rất sâu sắc. Chính vì vậy, Lyotard mới ví vị thế của văn nghệ sĩ hậu hiện đại với vị thế của triết gia và Brian McHale mới cho là, khác với giới cầm bút hiện đại thường bị ám ảnh bởi những vấn đề có tính nhận thức luận (epistemology),

55

giới cầm bút hậu hiện đại lại bị ám ảnh bởi những vấn đề có tính bản thể luận (ontology). Edit Deak cho “nghệ thuật hậu hiện đại tạo ra những cú sốc của nhận thức hơn là những cú sốc của cái mới”. Phải nói thêm rằng giễu nhại trong thơ hậu hiện đại không phải là đi rêu rao vấn đề tính dục, là chửi bới bằng tất cả giọng điệu chợ búa, chua chát, là nhân danh giải trung tâm, tháo gỡ cấm kị (tabou) để phóng trút vào thiên hạ đủ thứ ô uế tạp chất. Vì vậy, giễu nhại trong thơ hậu hiện đại phải là một thứ giễu nhại thâm thúy, sâu cay, đầy ý nghĩa.

Trong hai tập thơ Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức thơ

Ở nơi ấy [thơ thời cuộc], Inrasara đã tìm đến và thử nghiệm giọng điệu

giễu nhại. Ông từng viết: “Thế hệ mới, giọng thơ cũng phải mới” [7]. Như đã nói, cảm thức của các nhà hậu hiện đại là sự đánh mất niềm tin vào các thế lực siêu nhiên, kéo theo hệ quả tất yếu là sự sản sinh ra những quan niệm mới về hiện thực và thế giới phân mảnh, từ đó dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin vào đại tự sự. Vì thế, thơ hậu hiện đại là sự lên ngôi của các tiểu tự sự. Trong một “thời đại đã đánh mất hoàn toàn sự ngây thơ”, một thời đại đầy bất an và hoài nghi thì giễu nhại chính là thứ vũ khí đắc lực để thúc đẩy các cây bút sáng tác và có một hướng tiếp cận sự thật đặc sắc.

Không đơn thuần là trò chơi của lối sáng tác hậu hiện đại, với những cắt dán, xáo trộn, ngẫu hứng, bấp bênh…, Inrasara đã cố gắng truyền tải từng cảm nhận, từng tâm trạng cụ thể thông qua giọng bỡn cợt chủ đạo. Cũng bằng cách này Inrasara luôn tạo một không khí "chẳng có gì nghiêm trọng cả" trong thơ của mình.

Như để đối lập với sự nghiêm cẩn, trang trọng của các đại tự sự - điều tối kị với tinh thần hậu hiện đại, Inrasara đã nhắc đi nhắc lại câu “Chẳng có gì

trầm trọng”. Tác giả cho rằng không nên nghiêm trọng hóa mà hãy nhìn vấn

56

cũng không đâu vào đâu cả. Kể cho vui. Nghe để cười, rồi quên” (Chân dung

Cát). Bởi lẽ “Văn chương không ưa nổi trò nghiêm nghị. Nhưng loài người lại nghiêm trang nghiêm trọng hơi bị nhiều”, “Mấy trò nghiêm nghị đó văn chương cười vào mũi. Cười nhạo thôi. Không mỉa mai sâu cay cũng chả chua chát căng thẳng bật máu mà làm gì cho nhọc. Nó khoái hoạt. Nghĩa là chính văn chương cũng phải học không tự biến mình thành trầm trọng. Nó có khả

năng tự cười mình. Cười mình to hơn cả” (Hàng mã kí ức). Nhưng cái cười,

cái bỡn cợt ấy là cách chống lại đau khổ, nó chứa đầy cảm thông và chia sẻ. Vì thế có đôi lúc tác giả tự cười mình, giễu mình để che lấp đi cái cô đơn sử tính trong chính bản thân mình và trong tác phẩm của mình: “Phê thiên hạ là vậy, thơ tôi có hơn gì đâu. Nghe đồn giới chữ nghĩa và tự soi lại mình, dám nói là hầu như trong thơ Inrasara có đủ cả, chỉ mỗi sự thiếu: cái cười. Mới khổ chứ. Cứ cà vạt vét tông mà nhăn trán, chả kém gì anh giáo làng gàn. Mà Chăm thì rất cần cười, hơn bao giờ hết. Khổ lắm rồi, cực nữa, vậy mà có thứ trời cho không biếu không là tiếng cười, ta lại hè nhau tiết kiệm” (Hàng mã kí ức).

Trong thơ Inrasara ta bắt gặp sự giễu nhại hướng tới mọi đối tượng như trong “chuyện người đời thường”. Bất cứ nhân vật nào dưới đôi mắt của một nhà thơ hậu hiện đại như ông cũng chứa đựng một chút mỉa mai, cười cợt, khôi hài và đầy chua chát. Trong thơ ông, sự giễu nhại có ý thức về chính sự giễu nhại. Trước tiên, Inrasara tự vấn mình dưới cái nhìn phản tỉnh đầy chua xót, hài hước:

Tôi đang làm gì là gì

nhà thơ nhà nghiên cứu nhà kinh doanh hay miếng giẻ rách. Kiếp trước chắc chắn tôi là chim kiếp sau

57

ộp ngoài mưa

Trí thức không hẳn trí thức

truyền thống không hẳn truyền thống thi ca vắng mặt thi ca

Tôi kêu ồm ộp trong mưa thật

(Chuyện tôi) Không chỉ giễu cợt bản thân mình – một nhà thơ, Inrasara còn giễu cợt cả cái rộng lớn hơn - một nền thơ. Lịch sử thì cứ trôi đi nhưng con người dường như đang “cố tình” nán lại. Inrasara mỉa mai sự trì trệ, “ngủ quên” của chúng ta bằng một giọng thơ tỉnh lạnh, hóm hỉnh nhưng khiến những ai thực sự quan tâm tới tình trạng văn chương nước nhà đều phải suy ngẫm và ngậm ngùi. Trong Song thoại với cái mới, Inrasara nói: “ngoài kia mặc cho thiên hạ xôn xao tranh luận, náo nức tìm tòi, chúng ta cứ bình chân như vại. Có chăng chỉ là những cãi vã ỏm tỏi xung quanh chuyện ngoài lề văn chương; hoặc nếu có nhích chân vào trong cũng chỉ là những trao đổi hời hợt và nửa vời. Độc giả hôm nay chưa được chuẩn bị hành trang [mới] tối thiểu cho cuộc hành trình [khác] cùng tác giả đi vào cõi thơ [lạ]. Họ cứ đọc thơ [mới] bằng con mắt cũ, bình phẩm thơ [đương đại] theo lối nhìn đã lỗi thời”:

Mặc cho nhân loại đi tới đi tới chúng ta cứ vô tư nán lại cãi vã nhau

Chúng ta bị lịch sử bỏ rơi sau xa lúc này đang lọt tọt ở đâu không hiểu ai trong chúng ta có thể hiểu?

Không đâm chém nhau

sau lưng chúng ta bắn pha nhau bằng nước bọt cả hai đều ngoẻo

58

Giễu nhại mình rồi nhà thơ giễu nhại những đối tượng quanh mình. Inrasara dường như luôn có sự quan tâm đến những người làm thơ, đặc biệt là các nhà thơ dân tộc thiểu số. Inrasara mỉa mai cái không bình thường nhưng rất đỗi bình thường của Trà Vigia – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, từng xuất bản bút ký xuất sắc Mĩ Sơn đường về:

Không bình thường chút nào kẻ hai lần mổ thận tại Chợ Rẫy với hai bận tận Sikhiu vẫn cứ chơi rượu gạo như chưa hay chẳng có gì xảy ra

Không bình thường chút nào kẻ 5 ngày học tập cải tạo tại Việt Nam rồi 4 năm nằm trại Thái Lan vẫn cứ Phan Rang đẹp, cuộc đời & tình yêu đẹp hát vào

những đỉnh trời

(Chấm phá Trà Vigia)

Inrasara cũng có cái cười mỉm với sự hai mặt thơ, đời của nhà thơ Trà Ma Hani với một bên là em đồng nội lang thang, em mưa núi nắng đồi, em búi tóc dính bùn, em ngây thơ dại khờ,… với một bên là em son phấn giày cao gót nện phố du du, em khôn ngoan lời lỗ tính toán, em năm sao hai hàng lính canh,… Inrasara giễu cả người bạn thơ Hứa Phăng, người mà 16 tuổi đã có thơ in nhưng: “chơi một tập thơ tạm được rồi thôi / làm một bài thơ [xém] để đời rồi nghỉ”, sau đó chuyển qua nghề giáo viên và “mỗi cái được: đám học trò tao tốt nghiệp 100%” (Thư cho & của Phăng). Đối với tay viết nghiệp dư Trần Wũ Khang, Inrasara giễu “một ngày trong đời” hắn với công việc lặp đi lặp lại là mở chốt chuồng bò, đưa bò vào chuồng, đóng cửa và cảm ơn công lao vợ đã nuôi mình. Câu chuyện nghe ra chỉ giống như một tiếng cười nhạt nhưng thực sự đằng sau tiếng cười ấy là cả một vấn đề đáng suy nghẫm. Một ngày trong đời Trần Wũ Khang luẩn quẩn với sáng sớm đưa bò ra khỏi chuồng, tối đến chốt chuồng lại hay đó cũng là nỗi trăn trở của những người sáng tác có trách nhiệm đối với tình trạng văn chương luẩn quẩn của nước nhà:

59

(…) trăn trở

nỗi đẩy bánh xe thi ca Việt Đang mắc kẹt dưới lầy lăn tới đâu không biết & không ai biết

( Một ngày trong đời Trần Wũ Khang)

Inrasara cười và xót xa cho sự thay đổi của con người và cuộc sống trước làn sóng kinh tế thị trường ồ ạt ập tới. Điều đó được thể hiện qua tâm trạng của anh Đạm sau nhiều năm mới trở lại quê hương:

Hai mươi năm trở lại xóm thôn cũ tiếng bò trưa, vầng trăng muộn mới điệu cười, lạ nhịp sống

hốt nhiên chàng úp mặt khóc òa.

(Anh Đạm)

Inrasara cười con người ở sự bất lực, ngộ nhận. Những thói xấu, sự sợ hãi, sự giả dối, sống bằng đầu gối và niềm tin vững chắc vào những điều không tưởng đều được nhà thơ đả phá. Ông còn cười cả sự đạo mạo nhưng tẻ nhạt của nhà thơ và mong muốn thay đổi như trong bài Một giấc nhà thơ. Hiện thực thậm phồn ăm ắp nhếch nhác với đa tầng biến dịch thì “đạo mạo” là chuyện thường thấy. Nhà thơ hậu hiện đại Mai Văn Phấn đã có một bài thơ cười nhạo thói “đạo mạo” của người đời rất sâu sắc:

Đạo mạo xỉ mũi vào cửa kính Đạo mạo moi tiền của gã ăn mày Đạo mạo nghe trộm điện thoại

Đạo mạo nhìn ngực chị em trong đám tang.

60

Trong Phác thảo bề mặt cuộc sống, Inrasara cũng kịp thời ghi nhận đám đạo mạo với những cái mặt nạ như những tên người máy cứng đờ với nụ cười nửa miệng:

Những bộ mặt nghiêm trang nghiêm nghị Tôi thấy chúng thật nghiêm trọng

Bộ mặt cứng đờ núp sau mặt nạ trang trọng

Chúng đang giết chết văn hóa và làm thứ văn hóa chết.

Cầm bút và phản biện là một nhu cầu tất yếu để “xóa trắng hoài nghi những hoài nghi” (Vĩnh Phúc – Lê Vũ).

Không chỉ giễu nhại bản thân, giễu nhại những những kẻ “đạo mạo” và hiện thực xung quang mình mà ngay cả tình yêu, thứ tình cảm đẹp đẽ được các nhà hiện đại lãng mạn ca ngợi thì nay Inrasara lại hướng ngòi bút của mình vào giễu nhại thứ tình yêu lãng mạn lạc thời và lối nói sáo rỗng:

Sông vẫn biết trăng trót mang tình bể Sông có ngờ biển rất mặn và thơ Tím môi em xa xót cả đợi chờ

Đường thì vắng sao tóc em cứ ngắn

(Tân lạc hậu cảm thán)

Ngoài ra, nhà thơ còn sử dụng thủ pháp cắt dán để nhại lại sản phẩm gốc. Trong bài thơ Đầu gối ông nhại lại câu hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Đêm thấy ta là thác đổ thành đêm thấy ta là thấp lùn. Có khi Inrasara sử dụng câu thơ của người khác để tạo nên giọng điệu giễu nhại:

Năm năm nàng chờ, thằng Wang nói Mày quá tệ làm nó khổ mày ngủ

Ngon ăn khỏe còn nhăn răng cười như

61

Ngoài ra, Inrasara còn cắt dán những câu hát dân gian (in nghiêng) để nhại lại trong thơ mình. Chẳng hạn, trong Liên khúc chuyện tình vùng cao, ông viết:

Kể rằng:

Đó là buổi sớm mai bất ngờ nghe phôn anh:

Không ưa bùa vẫn phải tin bùa không thích bói cũng xin một quẻ

Đó là khi đọc tin nhắn em trưa nắng đậm:

Ai xui anh bay mùa mưa mai bằng hai cánh gãy

Đằng sau tiếng cười đó là nỗi niềm đau đớn vô cùng của nhà thơ trước hiện thực cuộc sống. Tiếng cười tuy nhẹ nhàng nhưng người đọc lại thấy được những vấn đề lớn lao ẩn chứa sau nó.

Chất giễu nhại trong thơ Inrasara còn được tạo ra nhờ việc sử dụng các yếu tố huyền ảo, tạo nên các chi tiết khôi hài. Nhà thơ nhìn sự vật bằng cái nhìn lập thể, bóp méo hiện thực, tô đậm, phóng đại một yếu tố đáng cười nào đó để giúp người đọc có thể nhận diện rõ hơn một sự thật. Chẳng hạn trong

bài Chuyện tôi, Inrasara tự giễu nhại mình bằng cái nhìn phản tỉnh để cho độc

giả một lần nữa có dịp nhìn nhận lại chính cuộc sống của mình. Phải chăng ông muốn người đọc hãy thay đổi một nếp nghĩ rằng mình luôn là người quan trọng, mình là cái rốn của vũ trụ. Tiếng cười nhẹ nhàng nhưng thật thâm thúy và sắc lạnh. Nó khiến con người ta phải tự chiêm nghiệm, suy tư.

Ngoài ra, để tạo ra giọng điệu giễu nhại, Inrasara còn sử dụng thủ pháp lặp rất hiệu quả, vừa tạo được điểm nhấn vừa tạo nên chất khôi hài. Bên cạnh đó, nhà thơ còn sử dụng hàng loạt câu thơ ngắn, dài được chẻ thành những vế nhỏ, rời rạc với cách ngắt nhịp độc đáo tạo ra một cảm giác nham nhở, nham nhở như chính cuộc đời đầy khôi hài này:

62

Những sinh phận không tự do Thiếu tự do

Mất tự do những sinh phận

Bị cầm tù trong thế giới thung lũng nên không nên Mò mẫn giữa vòng vây của cho phép

Của nghe nói của được nhìn

Những sinh phận không biết đến tự do Chưa hề nếm, ngửi, sờ mó tự do

Lầm lũi, câm lặng, đi lại, thở trong lồng như thể Đang sống

(Ở nơi ấy, tự do – cảm tác từ Miến Điện)

Có thể nói giễu nhại là giọng điệu đặc trưng cho thơ hậu hiện đại nói chung và thơ Inrasara nói riêng. Đây không phải là một thủ pháp sáng tác mới vì nó đã từng xuất hiện rất nhiều trong văn học dân gian hay trong sáng tác của các thi sĩ như: Bùi Giáng, Bùi Chát, Lý Đợi,… nhưng đến với thơ Inrasara, giễu nhại đã được biến tấu đa dạng và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Với giọng giễu nhại, ông biến cuộc thế này thành phi lý, là không có gì nghiêm trọng và mở ra những khả thể nhìn vào hiện thực. Inrasara thực sự tiếp cận thành công người đọc thông qua văn bản, gợi cho họ một cách nhìn hiện thực, chào đón họ bằng nụ cười ý nhị. Ở thơ ông, tất cả những vấn đề dù kỳ vĩ ra sao cũng đều có thể trở thành tâm điểm của giọng giễu nhại.

Như vậy, trong thế giới hậu hiện đại, khi mọi đề tài, mọi hình thức nghệ thuật đã bị cạn kiệt, các nhà thơ thoải mái xài lại những cái đã có, cắt dán chúng đầy ngẫu hứng, không chỉ ngôn ngữ mà mọi chất liệu bất kỳ, tước bỏ cơ sở mỹ học của sản phẩm gốc bằng thủ pháp phỏng nhại, giễu nhại để làm thành tác phẩm khác. Và khi không còn tin vào trật tự đẳng cấp nữa hay

63

hệ thống ưu tiên nào trong cuộc sống nữa, họ coi ngôn ngữ như là một trò đùa, đúng hơn: con người chỉ là trò chơi của ngôn ngữ; họ không than thở bi quan mà tham dự vào cuộc chơi. Hết mình và không vấn đề. Nói cách khác

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)