Chấp nhận sự hỗn độn

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 44 - 46)

Chƣơng 2 Cái tôi trữ tình trong thơ Inrasara

2.2. Chấp nhận sự hỗn độn

Dù cuộc đời có hỗn độn, dù thế giới chỉ là sự phân mảnh, tạm bợ, dù con người có mất niềm tin vào cuộc sống và bị tha hóa nhưng với cảm thức của những nhà thơ hậu hiện đại, họ biết chấp nhận và sống chung với chúng như không có gì quá nghiêm trọng. Họ “không than khóc cho tư tưởng về tình trạng phân mảnh, tạm bợ hay rã đám, mà lại tán dương chúng. Thế giới vô nghĩa ư? Vậy thì đừng giả vờ là nghệ thuật có thể tạo ra ý nghĩa đó, hãy chơi với cái vô nghĩa” (Mary Hages). Giữa cuộc đời với nhiều cái “không bình thường chút nào” [3,10] thì nhà thơ hậu hiện đại vẫn xem nó “cũng rất là bình

42

thường” thôi, cũng “chẳng có gì trầm trọng cả” [3,67], cũng “không có gì nghiêm trọng lắm” [3,67]. Theo Nguyễn Quang Thiều, có hai loại người: loại người thứ nhất càng sống nhiều càng buồn. Loại thứ hai sống càng nhiều càng thanh thản. Cả hai loại người này đều là những người hiểu được lẽ đời. Loại thứ nhất buồn vì thấy đời sống này sao nhiều đau khổ và vô nghĩa thế mà mình lại bất lực. Loại thứ hai cảm thấy thanh thản để quên đi những đau khổ và vô nghĩa kia. Inrasara thuộc loại người thứ hai. Tâm thế nhẹ nhành chấp nhận thời cuộc là tâm thế hậu hiện đại.

Để sống dung hòa với sự hỗn độn, phân mảnh của thế giới, bên cạnh việc giảm thiểu khía cạnh nghiêm trọng của vấn đề thì nhà thơ hậu hiện đại còn giảm trừ tối đa cảm xúc trong cuộc sống lẫn sáng tạo nghệ thuật.

Cái nhìn về cuộc sống trong thơ Inrasara thể hiện khá rõ nét cảm thức hậu hiện đại với sự lên ngôi của những tiểu tự sự. Hiện thực đời sống trong thơ ông được soi ngắm từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau với thái độ hoài nghi, đả phá, đả phá không phải để tận diệt mà đả phá để sáng tạo theo tinh thần hậu hiện đại.

Trong cuộc sống, có những thứ tưởng như vụn vặt, vô nghĩa thì đối với các nhà hậu hiện đại chúng đều trở nên tràn đầy ý nghĩa. Ý nghĩa của sự vô nghĩa. Nhà thơ hậu hiện đại không khước từ hay chống báng chúng mà sống chung với chúng. Nếu như Inrasara có thể làm thơ cả vào “những ngày rỗng” thì Đỗ Kh lại sáng tác được ngay khi đang trong một cuộc lữ hành dài với hàng lô mảnh ca khúc sến. Những ca từ rỉ rả, lải nhải vào lỗ tai nhà thơ. Đáng lẽ ra là một trí thức hiện đại, ông sẽ thấy khó chịu với những loại ca từ quá đỗi bình dân, âm điệu sáo mòn như thế nhưng Đỗ Kh lại chấp nhận và lấy chúng ra làm chủ đề sáng tác:

Liên khúc đường dài

43

Nước mắt theo em đi về với chồng giá băng cơn mộng. Đêm này gặp nhau

lần cuối thương nhớ biết bao giờ nguôi (người)

phụ tôi rồi có phải không Một mình tôi bước (đi)

âm thầm Người đi đi ngoài phố nhớ dáng xưa mịt mùng Nhìn vào phố vắng

(Liên khúc đường dài)

Như vậy, khi đọc thơ hậu hiện đại điều mà mọi người có thể dễ dàng nhận thấy nhất là một sự vui vẻ, thoải mái, một thái độ tưng tửng, giảng hòa. Đọc thơ là để tìm đến với nụ cười, cười tất tần tật mọi thứ, bỡn cợt tất tần tật mọi thứ nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải dừng lại để suy ngẫm đằng sau cái cười vung trời ấy nhà thơ hậu hiện đại muốn nói gì, muốn chuyển tải cái gì. Đó là điều thú vị mà thơ hậu hiện đại khơi gợi cho người đọc.

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)