Các hình thức tác động thị giác lạ.

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 66 - 68)

Chƣơng 3 Thủ pháp nghệ thuật hậu hiện đại trong thơ Inrasara.

3.2. Các hình thức tác động thị giác lạ.

Có rất nhiều các thể loại thơ được vận dụng trong lịch sử sáng tác văn học. Mỗi thể loại thơ lại tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ khác nhau. Nhưng chỉ đến thời kỳ hiện đại, hình thức thơ mới thực sự được giải phóng với sự xuất hiện của thơ tự do, thơ văn xuôi. Thế nhưng phải đến hậu hiện đại, sự phá cách trong cách trình bày văn bản mới thực sự bung nổ. Không chỉ dừng lại ở thơ vắt dòng – một hình thức đã xuất hiện từ lâu trong thơ hiện đại, các nhà hậu hiện đại còn thể nghiệm những tác động thị giác cực kỳ táo bạo với lối sử dụng phông chữ đặc biệt; cách cắt dán, lắp ghép thơ như những bức tranh lập thể hay sự kết hợp hình thức thơ đầy ngẫu hứng. Đối với các nhà hậu hiện đại, việc viết lách dường như là một trò chơi và là một sân khấu để họ không ngừng đưa ra những thử nghiệm.

Inrasara là một nhà thơ hậu hiện đại tiên phong của nước ta hiện nay. Đọc thơ của ông, chúng ta không chỉ được cười sảng khoái, được có những giây phút suy tư, chiêm nghiệm mà đọc giả còn có cơ hội thưởng thức những tác động thị giác mới lạ với cách trình bày văn bản mang đậm dấu ấn đặc trưng của thơ hình họa với cách sử dụng phông chữ đặc biệt, đôi khi lại xuất hiện các kiểu chữ in đậm, in nghiêng, chữ lớn, chữ không dấu, chữ chồng chéo lên nhau, các kí hiệu viết tắt như: &, @ hay kiểu trình bày “ Thì H[ậu h]iện đại”… Thơ Inrasara thường ngắt dòng rất “tùy tiện”, các dấu câu cũng ít

64

khi xuất hiện. Dường như sự ngẫu nhiên cố ý này của nhà thơ là một cách tái dựng lại thế giới đầy hỗn mang, phi hài hòa.

Nhiều bài thơ của Inrasara được “vẽ” lên trang giấy tạo một cảm nhận rất mới lạ nơi người đọc:

Tao không muốn mày làm thơ tình buồn Tao không muốn mày làm thơ tình Tao không muốn mày làm thơ Tao không muốn mày làm Tao không muốn

Tao không Tao

T

Ở nơi ấy, nhà thơ)

Nói về hiệu quả của lối trình bày văn bản thơ này, Inrasara cho rằng: “Đây không là trò chơi kỹ thuật vô ích… Chế độ nam quyền khuếch trương tối đa quyền lực, nơi đó chỉ có tao muốn và tao không muốn, ngoài ra không là gì cả! dù là muốn phi lý nhất, nhưng đó là cái muốn của tao. Và khi tao đã muốn thì mầy (nữ, vợ) không thể, không được quyền muốn; sự khẳng định uy quyền tuyệt đối đó quyết tước dần qua từng dòng, từng câu bị ngắt như cắt từng chút sở hữu/ thuộc tính/ vũ khí của đối thể, để tồn đọng lại chủ thể ở cuối đoạn… chỉ có riêng Tao và mỗi T có mặt viết hoa và viết đậm” [8].

Áp dụng thủ pháp sáng tác hậu hiện đại, Inrasara còn tạo ra những khoảng trống, khoảng trắng đột ngột trong thơ để giành chỗ cho sự ngẫm nghĩ của người đọc:

…Nam Quan Hà Giang Tam Sa Như chưa hề có chuyện gì đã xảy ra

65

VTV1 HTV VTV3 Bia nổ nhịp ba vắng ngắt….

(Ở nơi ấy, hảo hảo hảo)

Không chỉ tạo ra khoảng trắng mà đôi khi nhà thơ lại tạo ra những cụm từ cố kết chặt chẽ: rừngnguyênsinhem, rừngphìnhiêuem, cánhđồngmẫuhệem… Như vậy, thông qua cách trình bày văn bản một cách rất “tùy tiện” như vậy, Inrasara muốn khẳng định hậu hiện đại là mảnh đất của tự do và người sáng tác có thể đưa ra bất kỳ những thử nghiệm mới mẻ nào. Tuy nhiên, xét một cách khách quan, sự “tùy tiện” trong cách trình bày văn bản, đặc biệt là cách vận dụng hình thức thơ vắt dòng hầu như không nhận được sự đồng tình của đọc giả. Vắt dòng trong một chừng mực nhất định vẫn tạo ra hiệu ứng mỹ cảm, còn “vắt dòng” theo kiểu tân hình thức đôi khi là cả một sự khó chịu cho người đọc.

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)