Khái quát tiến trình cách tân thơ Việt đƣơng đại.

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 27 - 29)

Thơ Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua đã có những nỗ lực cách tân đáng ghi nhận. Đầu tiên đó là sự xuất hiện của phong trào Thơ mới (1932- 1945) với những tên tuổi như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,…Các nhà thơ này đã đưa lịch sử thi ca nước ta bước sang một trang mới, vượt thoát khỏi tính quy phạm kéo dài hàng nhiều thế kỷ của thi ca trung đại, cổ điển. Các nhà Thơ mới đã xác lập một hệ thống thi pháp mới nhằm hiện đại hóa nền thơ ca nước nhà. Sau Thơ mới là thế hệ các nhà thơ chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975). Thế hệ sáng tác này đã tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, kéo thơ lại gần hơn với cuộc sống đời thường, đặc biệt là cuộc sống kháng chiến, làm mới ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ cảm xúc. Sau 1975, thơ ca nước ta phân ra một số nhánh, nhưng chủ yếu vẫn đi theo con đường chính thống, các nhà thơ vẫn là những người khoác áo lính.

Bước vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, một số nhà thơ thế hệ cũ bắt đầu có những bước chuyển mình, quyết định thay đổi diện mạo và khí chất của thơ Việt. Có thể gọi họ là những nhà thơ trước Đổi mới với những tên tuổi như: Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Hưng,…

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI và nghị quyết 05 về Văn hóa và Văn nghệ (1986), một thế hệ sáng tác mới, được gọi là thế hệ hậu Đổi mới đã nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của hệ mỹ học cũ để tìm đến một chân trời sáng tạo khác, thổi một luồng sinh khí chưa từng thấy vào thi ca nước

25

nhà với các gương mặt tiêu biểu như: Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Dư Thị Hoàn,…

Bước vào thời kỳ mở cửa, hội nhập hóa toàn cầu với sự mở rộng của các cánh cửa thông tin, internet, được sự cổ vũ của thế hệ tiền bối, các nhà thơ trẻ Việt Nam đã thực sự tạo ra làn sóng hiện đại hóa lần thứ ba. Công cuộc này đã bắt đầu và còn đang tiếp tục hoàn thiện với sự xuất hiện của các hiện tượng văn học như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Lê Hưng Tiến, nhóm Mở Miệng, Nhóm Ngựa Trời,…Nhận xét về thế hệ làm thơ trẻ đương đại này, nhà phê bình Nguyễn Việt Chiến trong Thơ Việt Nam tìm tòi

& cách tân khẳng định: “Thơ của họ gần gũi với cuộc đời hơn, gần gũi với

thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui của con người, thơ của họ nghiêng về những cá thể và tiếng nói thân phận. Ngòi bút thơ của họ chủ động tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn ẩn khuất của đời sống tâm trạng, tinh thần và đời sống con người để khai thác và hướng tới những hiệu quả nghệ thuật mới”.

Thơ “đổi mới” đi sâu khai phá những đề tài lâu nay bị bỏ quên hoặc chưa được khám phá thấu đáo. Đó là mảng đời sống bên trong tâm hồn con người. “Tiếng thơ đổi mới tái khám phá cá nhân và là tiếng thơ kêu tự do cho cá thể bị đánh cắp” [2]. Thơ đi sâu hơn vào những mặt tối, mặt khuất trong đời sống con người, sự va chạm giữa các thế hệ, sự va quẹt của các nền văn hóa khác nhau.

Giọng thơ chủ lưu của thơ đổi mới theo Inrasara là “giọng đòi vượt thoát khỏi thân phận mặc cảm và tòng thuộc…Rất nhiều những tiếng hú, hét, réo, gào, kêu gọi con người quay lại với bản thể người, khẳng định và đầy bất trắc, mặc cảm và lắm rủi ro.”[2]

Các nhà thơ cách tân còn nỗ lực tạo lập hệ thống thi pháp mới, tìm ra những hướng đi riêng cho mình với nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc thù mà

26

Inrasara đã thống kê lại trong Các thủ pháp thơ đương đại như: phỏng nhại, cắt dán, siêu hư cấu kí, vắt dòng, thơ phụ âm, thơ graphic, thơ phân thân, thơ động tác, thơ thị giác, thơ cụ thể, thơ phôt, thơ trộn lẫn nhiều thể loại khác,… Thực sự các nhà thơ cách tân đã không ngần ngại vận dụng khoa học kỹ thuật vào làm mới thơ.

Một phần của tài liệu Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)