0
Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Đánh giá hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNNPTNT HÀ NỘI – PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 42 -42 )

tiêu

2.2.2.1. Quy mô vốn huy động/ chi phí vốn huy động

Để đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn thông qua chỉ tiêu này, ta phải tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn huy động của PGD Quang Trung trong những năm qua cũng như chi phí bỏ ra để huy động những nguồn vốn này.

Nguồn vốn huy động của PGD Quang Trung có sự tăng trưởng đáng kể song lại chỉ đạt tỷ lệ thấp trong những năm qua. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân của ngân hàng đạt 72 tỷ đồng, năm 2011 là 90,7 tỷ đồng tăng 25,97 % so với năm 2010, năm 2012 tăng lên 109,6 đồng, tăng 20,97% so với năm 2011. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng là nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, ngoài ra ngân hàng còn huy động vốn thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm của các tầng lớp dân cư luôn là nguồn vốn quan trọng. Điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho PGD Quang Trung nói riêng và chi nhánh Ngân hàng NN&PTNN Hà Nội trong việc sử dụng vốn bởi vì đây là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao nên thuận lợi cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn vào các mục đích của mình.

Trong giai đoạn 2010-2012, NHNN ban hành trần lãi suất huy động nên lãi suất huy động trung bình giảm xuống, và giảm nhiều hơn mức lãi suất cho vay bình quân, nên chênh lệch lãi suất tăng lên. Nhìn chung, chi phí huy động vốn của PGD luôn được bù đắp bởi lợi nhuận thu được từ việc sử dụng vốn đó.

Nguồn vốn huy động tăng lên mà theo đó chi phí huy động vốn cũng gia tăng hàng năm. Chi phí huy động vốn năm 2010 là 8,03 tỷ đồng, năm 2011 là 10,36 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2010 và năm 2012 là 13,2 tỷ đồng, tăng 27,4 % so với năm 2011.

Bảng 2.11: Chi phí huy động vốn bình quân khách hàng cá nhân giai đoạn

2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng vốn huy động 72 90,7 109,6

Chi phí trả lãi 7,93 10,24 13,01

Chi phí phi trả lãi 0,1 0,12 0,19

Chi phí huy động vốn 8,03 10,36 13,2

Chỉ tiêu: Chi phí vốn huy

động/Quy mô vốn huy động 0,111 0,114 0,12

Nguồn: PGD Quang Trung

Phân loại theo tính chất nguồn vốn cho thấy tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân nên hàng năm chi phí cho tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm trên 90% trong tổng chi phí cho huy động vốn từ khách hàng cá nhân. Chi phí cho việc huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi chiểm khoảng 10% trong tổng chi phí huy động vốn.

Các Ngân hàng nói chung và NHTPCP Nam Việt- PGD Quang Trung nói riêng, huy động vốn từ khách hàng cá nhân bằng loại tiền gửi không kỳ hạn đều nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu thanh toán cho họ. Do vậy vốn huy động không kỳ hạn có quy mô nhỏ nên chi phí huy động vốn mà ngân hàng cần phải bỏ ra cho loại vốn này cũng không cao, chỉ chiếm khoảng từ 0,05 % cho đến 0,22 % trong tổng chi phí huy động từ năm 2010 – 2012.

Chi phí huy động vốn của ngân hàng tập trung vào các chi phí phải trả cho tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Qua các năm, quy mô vốn huy động bằng 2 loại hình này có sự thay đổi nên chi phí của chúng cũng có sự tăng giảm qua các năm. Tuy nhiên, sự biến động là không đáng kể vì tỷ trọng của 2 loại vốn này là từ 20 % cho đến 80% tương ứng cho cả quy mô và chi phí.

Có thể thấy, quy mô và chi phí huy động vốncủa ngân hàng đều có xu hương tăng nhanh. Nhưng tốc độ tăng trong chi phí của huy động vốn lớn hơn tốc độ tăng của quy mô. Ví dụ như năm 2011, khi lượng vốn huy động tăng từ 72 tỷ đồng lên 90,7 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 25.97% thì chi phí huy động vốn tăng 29%. Do vậy, hiệu quả trong hình thức huy động vốn này cũng không được cao.

Xét về chỉ tiêu: Chi phí vốn huy động/ Quy mô vốn huy động có thể thấy: Năm 2010, bình quân để huy động được một đồng vốn từ khách hàng cá nhân,ngân hàng phải bỏ ra 0,111 đồng chi phí, con số này tăng lên 0,114 đồng năm 2011 (tăng 2,7 % so với năm 2010) và năm 2012 là 0,12 đồng, tương ứng với 5,2% so với năm 2011. Chỉ tiêu này thay đổi cho thấy ngân hàng khi quy mô vốn tăng lên thì chi phí để huy động vốn cũng tăng. Nhưng vấn đề được đặt ra là lãi suất hàng năm đều có xu hướng điều chỉnh giảm trong khi đó chi phí để huy động được một đồng vốn lại tăng lên hằng năm. Rõ ràng chi phí trả lãi chiếm một phần quan trọng trong chi phí huy động vốn, việc chi phí bỏ ra tăng lên chứng tỏ việc quản lý công tác huy

động vốn tại PGD chưa hiệu quả, khi nguồn chi phí phi trả lãi lại tăng hằng năm.

2.2.2.2. Chênh lệch thu lãi cho vay và trả lãi

Tại PGD Quang Trung, cho vay là đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Đối tượng chi vay của ngân hàng là các thành phần kinh tế - xã hội có nhu cầu, nhưng đặc biệt chủ yếu là cho vay tiêu dùng, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất huy động được coi là lãi suất đầu vào trong khi đó lãi suất cho vay là lãi suất đầu ra. Ta có bảng chênh lệch thu-chi lãi theo lãi suất 3 năm qua như sau:

Bảng 2.12: Chênh lệch thu, chi lãi / chi phí trả lãi

Đơn vị: tỷ đồng

2010 2011 2012

Số tiền Số tiền Số tiền

Thu lãi cho vay 8,66 11,07 13,98

Chi lãi 7,93 10,24 13,01

Chênh lệch thu, chi lãi 0,73 0,9 0,97

Chênh lệch thu, chi lãi / chi

phí trả lãi 0,092 0,081 0,074

Nguồn: PGD Quang Trung

Qua các chỉ tiêu trên cho thấy, do hoạt động tín dụng của ngân hàng càng ngày càng khó khăn đã ảnh hưởng đến thu lãi của ngân hàng. Điều này đã làm cho lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí huy động vốn ngân hàng bỏ ra càng ngày càng giảm đáng kể. Năm 2010, hoạt động cho vay của ngân hàng đã đem lại 8,66 tỷ đồng trong khi ngân hàngcần bỏ ra 7,93 tỷ đồng để trả lãi cho huy động vốn. Như vậy, một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra sẽ thu được 0,092đồng. Hai năm sau, 2011 và 2012, với tình hình kinh tế khó khăn chung, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu dùng bị ảnh hưởng đáng kể đã làm ngân hàng bỏ ra một đồng chi phí cho huy động vốn thì mức thu về ngày càng giảm. Nếu như năm 2011 là 0.081 thì năm 2012 lợi nhuận thu về từ một đồng vốn huy động chỉ còn 0,074 đồng. Như vậy, hiệu

quả trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng là chưa đạt hiệu quả bởi lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí bỏ ra ngày càng sụt giảm.

Như vậy,trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và thị trường tài chính còn nhiều biến động thì việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mà tâm lý người dân đóng một vai trò quan trọng. Đó là khó khăn trong hoạt động của ngân hàng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp để có thể huy động vốn được hiệu quả hơn.

2.2.2.3. Quy mô vốn huy động/ chi phí tiền lương trả cho cán bộ huy động vốn

Trong những năm gần đây, để đánh giá hiệu quả trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNN Hà Nội nói chung và PGD Quang Trung nói riêng, đã dựa trên chỉ tiêu quy mô vốn huy động/1cán bộ huy động vốn. Có thể thấy rằng, năm 2011, chỉ tiêu này đạt 10.077,78 triệu đồng/ người, tăng 3532,33 triệu đồng/ người vào năm 2010. Vào năm 2012 tỷ lệ này đạt mức 13,700 triệu đồng/ người so với mức 10.077,78 triệu đồng/ người năm 2011. Xét trên khía cạnh chỉ tiêu nguồn vốn huy động/ 1lao động hoạt động huy động vốn tại PGD trong những năm qua có sự tăng trưởng tốt so với tình hình kinh tế. Song có thể nhận thấy, tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm. Nếu tốc độ tăng của nguồn vốn huy động/ một lao động huy động vốn năm 2011 so với năm 2010 là 153,97%, thì đến năm 2012, thì tốc độ này so với năm 2011 là 135,94. Điều này có thể giải thích là do những khó khăn chung trong nền kinh tế, với mức độ lạm phát tăng cao làm tâm lý người dân còn nhiều e ngại khi gửi tiền vào ngân hàng. Cụ thể điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.13: Nguồn vốn huy động / chi phí tiền lương 2010 2011 Tăng trưởng 2011/201 0 (%) 2012 Tăng trưởng 2012/201 1 (%) Tổng nguồn vốn huy động (triệu đồng) 72.000 90.700 109.600 Tiền lương cho 1lao

động huy động vốn (Triệu đồng) 12,5 10,2 8,1 Số lao động huy động vốn (người) 11 9 8 Nguồn vốn huy động / 1 lao động huy động vốn (triệu đồng/ người) 6.545,4 5 10.077,7 8 153,97 13,700 135,94 Nguồn vốn huy động /

chi phí tiền lương 523,636 1119,75 213,84 1721,5 153,74

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo KQKD PGD trình lên Chi nhánh

Ngoài ra, nếu đánh giá hiệu quả huy động vốn dựa trên tiêu chí quy mô vốn huy động / chi phí tiền lương cũng đưa ra một cách đánh giá hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân của PGD. Nếu chỉ nhìn vào con số phản ánh nguồn vốn huy động/ chi phí tiền lương về số tuyệt đối là có hiệu quả. Tuy nhiên nếu xét về số tốc độ tăng của chỉ tiêu này thì đang có sự giảm sút nhanh chóng. Tốc độ này giảm xuống từ 213,84% ( năm 2011/2010) còn 153,74% ( năm 2012 so với 2011). Có thể thấy, với tình hình khó khănchung của nền kinh tế sau khủng hoảng, PGD cũng không nằm ngoài những khó khăn đó. PGD đã chủ động cắt giảm nhân sự huy động vốn cũng như tiền lương dành cho một lao động huy động vốn, đồng thời tăng khả

năng huy động của các nhân viên huy động nhằm đảm bảo cân đối hợp lý thu-chi, vận hành hoạt động của ngân hàng. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự giảm xuống trong tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nguồn vốn huy động/ chi phí tiền lương. Như vậy, có thể thấy, mặc dù đã chủ động cắt giảm số lao động và tiền lương chi trả, song điều đó lại làm cho tốc độ tăng của quy mô vốn huy động lại bị thu hẹp, điều này đã làm cho hiệu quả huy động vốn của ngân hàng là không cao.

2.2.2.4. Sự ổn định của vốn huy động của hình thức huy động vốn

Bảng 2.14: Tình hình biến động của nguồn vốn khách hàng cá nhân phân theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu 2012/2010 2012/2012 Giá trị (tỷ đồng) % Tăng trưởng Giá trị (tỷ đồng) % Tăng trưởng Tổng huy động 90,7 125,97 109,6 120,84 Không kỳ hạn 13,16 117,24 14,47 109,42 Ngắn hạn 61,96 136,65 79,15 127,74 Trung và dài hạn 15,58 103,45 15,98 102,57

Nguồn:Tổng hợp từ Báo cáo KQKD PGD trình lên Chi nhánh

Bảng trên cho thấy nguồn vốn kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động của PGD.

Năm 2010, nguồn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng là 45,34 tỷ đồng, chiếm 62,97% tổng nguồn vốn huy động được. Năm 2011, con số này đạt 61,96 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 136,65%, chiếm tới 68,31% tổng nguồn vốn. Đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng là 127,74%, đạt 79,15 tỷ đồng, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn tăng nhẹ xuống còn 72,22%. Tốc độ tăng trưởng của nguồn ngắn hạn luôn ổn định, đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh với tỷ trọng liên tục chiếm trên 60%. Đối tượng của nguồn tiền này là những cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp có

khoản tiền nhàn rỗi, mong muốn được sinh lời nhưng lại có nhu cầu tiêu dùng và quay vòng vốn thường xuyên. Vì vậy, để thu hút được khách hàng, bên cạnh yếu tố lãi suất hấp dẫn, linh hoạt với nhiều kỳ hạn khác nhau, những dịch vụ khuyến mãi và chăm sóc khách hàng cũng cần được ngân hàng chú trọng. Bởi khi lãi suất giữa các ngân hàng là như nhau, thì khách hàng có xu hướng muốn tìm đến ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt hơn.

Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động của PGD, dao động qua các năm từ 13% đến 17%. Năm 2010, nguồn không kỳ hạn là 11,6tỷ đồng, chiếm 16,11%. Sang năm 2011, nguồn này tăng thêm 13,6 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng so với năm 2010 là 117,2%, chiếm 14,51% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của nguồn này giảm xuống nhẹ, chỉ tăng 109,42%, quy mô đạt 11.257,2 tỷ đồng song tỷ trọng trong tổng nguồn vốn không thay đổi quá nhiều, vẫn chiếm 13,2%. Tính chất của nguồn tiền này là không ổn định, nhưng chi phí huy động lại thấp. Đây chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các cá nhân, do đó mục tiêu khách hàng hướng tới hoàn toàn không phải là mục tiêu lợi nhuận, mà chính là sự thuận tiện và nhanh chóng trong giao dịch, thanh toán. Vì vậy, ngân hàng phải tìm cách hiện đại và đa dạng hóa các phương thức thanh toán của mình, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ để có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và khoa học nhất, mở thêm nhiều điểm giao dịch,... để có thể huy động vốn một cách tốt nhất.

Nguồn vốn kỳ hạn trung và dài chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân của chi nhánh và có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Năm 2010, nguồn vốn trung và dài hạn là 15,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,92%. Năm 2011, với số vốn huy động được là 15,58 tỷ đồng đã chiếm tỷ trọng 17,18%. Sang năm 2012, tỷ trọng này lại giảm xuống 14,58%, đạt 15,98 tỷ đồng. Có thể lý giải sự giảm xuống của tỷ trọng vốn dài hạn này là do những biến động của chính sách lãi suất của NHTW làm thì trường luôn luôn biến động, làm tâm lý khách hàng có xu hướng chuyển sang tiền gửi ngắn hạn. Với mục đích chính

của khách hàng khi lựa chọn hình thức huy động vốn này chính là hưởng lợi nhuận lâu dài và có tình ổn định, vì vậy ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng. Tuy chi phí để huy động nguồn vốn này cao nhưng nó lại là nguồn vốn có tính ổn định cao, mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội để đầu tư và sử dụng vốn dễ dàng hơn các nguồn khác.

Rõ ràng có thể thấy, trong cơ cấu huy động vốn từ khách hàng cá nhân PGD Quang Trung, nguồn vốn ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao, từ đó có thể gây ra những rủi ro trong công tác quản lý vốn, cũng như những bất cập trong việc sử dụng vốn khi vòng quay vốn không phù hợp. Điều này cho thấy, ngân hàng cần có biện pháp phù hợp nhằm điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động nhằm đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn huy động được.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNNPTNT HÀ NỘI – PHÒNG GIAO DỊCH QUANG TRUNG (Trang 42 -42 )

×