Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 26)

CÀ MAU

3.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển ViệtNam Nam

•Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

•Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investmemt and Development of Vietnam.

•Tên gọi tắt: BIDV.

• Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTG ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tín dụng phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mạng lưới hoạt động khắp các tỉnh thành trong cả nước với 127 chi nhánh và trên 600 điểm mạng lưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc. Từ khi thành lập cho đến nay BIDV đã thực sự là một ngân hàng chủ lực, có uy tín trong hệ thống ngân hàng Việt Nam để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ đầu tư và phát triển gắn liền với từng giai đoạn lịch sử đất nước, tùy theo tình hình và nhiệm vụ thực tế mà ngân hàng lần lượt được mang tên như sau:

•Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam vào ngày 26/4/1957.

•Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 26/4/1981. • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990.

•Chính thức trở thành ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ ngày 27/4/2012 cho đến nay.

Sau 58 năm hoạt động, xây dựng, trưởng thành và đổi mới ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có được đóng góp to lớn vào công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay. Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, BIDV đã có những chuyển biến tích cực nhằm theo kịp với sự thay đổi của tình hình mới cụ thể từ năm 1990 BIDV một mặt tiếp tục cung cấp vốn cho những công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân như: đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, công nghiệp chế biến, công nghiệp làm hàng xuất khẩu, phân bón phục vụ nông nghiệp,…. Mặc khác, ngân hàng cũng bước vào thử nghiệm các hình thức huy động vốn trong nước dưới mọi hình thức và vay vốn nước ngoài để có nguồn cho vay, đầu tư. Việc thử nghiệm này đã đạt hiệu quả nên từ ngày 1/1/1995 BIDV đã hình thức chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại, xóa bỏ bao cấp trong đầu tư phát triển và trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng BIDV Cà Mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w